Khám phá Trung Hoa: Mùa thu ở Tô Châu

Lê Vân |

Trung Hoa là một một quốc gia rộng lớn với hàng ngàn danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp trãi dài từ Bắc tới Nam. Nhưng có lẽ, không nơi đâu trên đất nước tỷ dân này có nhiều cảnh đẹp diễm lệ, lãng mạn và xao xuyến lòng người bằng vùng đất Giang Nam nổi tiếng, vốn đã là chủ đề muôn thuở của biết bao văn thơ nhạc họa. Nhắc tới Giang Nam là phải nói tới Tô Châu - một trong ba thành phố tạo nên “tam giác vàng” du lịch của khu vực này. Bởi thế nên người Trung Hoa mới có câu “Trên trời có thiên đàng, dưới đất có Tô - Hàng nhị châu” là vậy.

Tô Châu là một thành phố có lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Trường Giang và bên bờ Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Cái tên Tô Châu được đặt theo tên của ngọn núi Cô Tô ở phía tây nam thành phố này, chính vì vậy, Tô Châu khi xưa còn được gọi là thành Cô Tô.

Thành phố này nổi tiếng với những cây cầu bằng đá bắc ngang qua các dòng sông nhỏ, cùng với những cổ trấn bên sông vốn được mệnh danh là “Venice của Phương Đông”.

Cổ trấn ở Tô Châu
Cổ trấn ở Tô Châu
Cảnh sắc Tô Châu bốn mùa đều đẹp nhưng có lẽ tuyệt vời và lãng mạn nhất là vào mùa Thu, khi tiết trời se lạnh và không gian như được nhuộm một màu vàng rực của cỏ cây hoa lá.
Một con đường rợp lá vàng của cây Ngân hạnh - loài cây được trồng khắp nơi ở Tô Châu
Một con đường rợp lá vàng của cây Ngân hạnh - loài cây được trồng khắp nơi ở Tô Châu

Điều hấp dẫn nhất làm nên thương hiệu của Tô Châu và thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm đến với nơi đây chính là những Hoa viên tuyệt đẹp nằm rải rác ở khắp nơi trong thành phố.

Những vườn cổ này có lịch sử cả ngàn năm, được xây dựng xuyên suốt qua các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Thế nên Tô Châu từ xa xưa đã được gọi là: “Hoa Viên chi thành”.

Đến với thành phố này, du khách không thể bỏ qua các địa điểm tham quan nổi bật như: Sư Tử Lâm - hoa viên nức tiếng nhất Tô Châu, Hàn Sơn Tự - một trong những ngôi chùa cổ nhất Trung Hoa hay Bảo tàng Tơ lụa Tô Châu - nơi sản xuất ra những sản phẩm tơ lụa trứ danh của vùng đất Giang Nam.

Hoa viên Sư Tử Lâm

Là một trong “Tứ đại hoa viên” có quy mô lớn nhất và đẹp nhất ở Tô Châu, đồng thời cũng là hoa viên tiêu biểu cho kiến trúc vườn cổ của Trung Quốc.

Năm 2000, địa danh này đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Lối vào hoa viên Sư Tử Lâm. Hoa viên này nằm ở phía đông bắc của thành phố Tô Châu, được xây dựng bởi nhà sư Thiên Như vào cuối thời Nguyên.
Lối vào hoa viên Sư Tử Lâm.
Hoa viên này nằm ở phía đông bắc của thành phố Tô Châu, được xây dựng bởi nhà sư Thiên Như vào cuối thời Nguyên.
Sư Tử Lâm có tổng diện tích khoảng 1.1 ha và được thiết kế theo phong cách sơn thủy trong một khuôn viên hình chữ nhật vô cùng tinh tế và cầu kỳ.
Một góc vườn bên hồ với rất nhiều cây cối trong Sư Tử Lâm. Hiện Tô Châu có 108 lâm viên với các phong cách khác nhau, vốn là dinh, phủ của các quý tộc và quan lại thời xưa. Ngày nay, 19 hoa viên trong số đó mở cửa cho khách tự do tham quan và Sư Tử Lâm luôn là cái tên nổi bật, không chỉ của riêng Tô Châu mà còn là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của toàn Trung Hoa.
Một góc vườn bên hồ với rất nhiều cây cối trong Sư Tử Lâm.
Hiện Tô Châu có 108 lâm viên với các phong cách khác nhau, vốn là dinh, phủ của các quý tộc và quan lại thời xưa. Ngày nay, 19 hoa viên trong số đó mở cửa cho khách tự do tham quan và Sư Tử Lâm luôn là cái tên nổi bật, không chỉ của riêng Tô Châu mà còn là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của toàn Trung Hoa.
Hoa viên này chạy dài từ đông sang tây, được bao quanh bởi những bức tường cao và sắp xếp theo bố cục bao gồm: núi non ở phía đông bắc, các ao hồ, suối nước ở phía tây bắc, còn ở phía đông và phía bắc là nơi xây dựng các tòa lâu đài.
Ao hồ được xây dựng ở phía tây bắc của hoa viên
Ao hồ được xây dựng ở phía tây bắc của hoa viên
Toàn bộ các cấu trúc của Sư Tử Lâm được sắp xếp và nối liền với nhau bằng một hành lang dài, trên đó còn lưu lại bút tích của rất nhiều các danh nhân thời nhà Tống như: Mễ Phất, Tô Thức, Thái Nhượng...
Các tòa nhà được xây dựng ở phía bắc và được bao quanh bởi rất nhiều cỏ cây hoa lá
Các tòa nhà được xây dựng ở phía bắc và được bao quanh bởi rất nhiều cỏ cây hoa lá
Các khu vườn của Sư Tử Lâm có rất nhiều loại cây cảnh quý hiếm cũng như các loại hoa độc lạ. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến cây hạnh nhân hơn 400 tuổi - một trong những biểu tượng của hoa viên này.
Cây hạnh nhân cổ thụ khoe sắc vàng trong hoa viên Sư Tử Lâm. Sư Tử Lâm là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử Trung Hoa như: sự kiện Nhật ký hiệp ước đầu hàng Đồng minh tại Trung Quốc hay nơi đây cũng là nơi được lấy làm bối cảnh của rất nhiều bộ phim cổ trang nổi tiếng, trong đó có Tây Du Ký.
Cây hạnh nhân cổ thụ khoe sắc vàng trong hoa viên Sư Tử Lâm.
Sư Tử Lâm là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử Trung Hoa như: sự kiện Nhật ký hiệp ước đầu hàng Đồng minh tại Trung Quốc hay nơi đây cũng là nơi được lấy làm bối cảnh của rất nhiều bộ phim cổ trang nổi tiếng, trong đó có Tây Du Ký.
Sở dĩ hoa viên này có tên là Sư Tử Lâm vì ở đây có rất nhiều những tảng đá, hòn núi hao hao giống như những con sư tử.
Tán phong lá đỏ khoe sắc bên hồ.
Tán phong lá đỏ khoe sắc bên hồ.
Trong hoa viên này, đá quý được xếp thành giả sơn len lỏi khắp khuôn viên hồ. Bên cạnh đó còn có nhiều hang động nhân tạo rất kỳ ảo, chẳng khác nào những mê cung mà đến nay vẫn ẩn chứa rất nhiều kỳ bí.

Hàn Sơn Tự

Ngôi chùa này được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ VI dưới thời vua Lương Vũ Đế nhà Lương, với tên gọi ban đầu là Diệu Lợi Phổ Minh Tháp viện.

Chùa Hàn Sơn Tự trong sắc màu rực rỡ của mùa thu. Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng 10.600m2, nằm ở phía tây của trấn Phong Kiều, cách Tô Châu khoảng 5km.
Chùa Hàn Sơn Tự trong sắc màu rực rỡ của mùa thu.
Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng 10.600m2, nằm ở phía tây của trấn Phong Kiều, cách Tô Châu khoảng 5km.
Các công trình kiến trúc chính của chùa gồm có: Đại hùng Bảo điện, Tàng kinh các và Tháp chuông. Mỗi công trình đều có những nét độc đáo và giá trị riêng, kết hợp lại tạo nên một tổng thể hài hòa cho một trong những ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc.
Một góc tĩnh mịch trong Hàn Sơn Tự  - “bảo bối của Tô Châu”. Tên Hàn Sơn Tự được đặt dưới thời Đường Thái Tông, nhằm tưởng nhớ đến nhà sư trụ trì nơi đây. Trong loạn Thái Bình Thiên Quốc, chùa bị phá hủy và được xây lại vào năm 1905. Sau những thăng trầm của lịch sử, Hàn Sơn Tự đã được chính quyền Trung Quốc tu bổ và gìn giữ cho đến ngày nay.
Một góc tĩnh mịch trong Hàn Sơn Tự - “bảo bối của Tô Châu”.
Tên Hàn Sơn Tự được đặt dưới thời Đường Thái Tông, nhằm tưởng nhớ đến nhà sư trụ trì nơi đây. Trong loạn Thái Bình Thiên Quốc, chùa bị phá hủy và được xây lại vào năm 1905. Sau những thăng trầm của lịch sử, Hàn Sơn Tự đã được chính quyền Trung Quốc tu bổ và gìn giữ cho đến ngày nay.

Tòa tháp cao nhất trong Hàn Sơn Tự có treo duy nhất một quả chuông đồng nặng 2 tấn, được đúc theo công thức 6 phần đồng 1 phần thiếc và khi gõ phát ra âm thanh rất nhẹ nhàng, tĩnh tâm.

Tiếng chuông chùa Hàn Sơn được coi là một di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Tô Châu. Tiếng chuông thanh thoát, vang vọng như xóa tan đi những ưu tư, phiền muộn của cõi trần tục.
Tiếng chuông chùa Hàn Sơn được coi là một di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Tô Châu. Tiếng chuông thanh thoát, vang vọng như xóa tan đi những ưu tư, phiền muộn của cõi trần tục.

Bảo tàng Tơ lụa Tô Châu

Bảo tàng này là nơi lưu giữ nhiều tài liệu quý giá về quá trình sản xuất tơ lụa của vùng đất Giang Nam từ thời cổ đại.

Bảo tàng Tơ lụa Tô Châu. Hiện nay, thành phố này có 179 nhà máy tơ lụa đang hoạt động. Trong đó lớn nhất là Nhà máy lụa tơ tằm số 1.
Bảo tàng Tơ lụa Tô Châu.
Hiện nay, thành phố này có 179 nhà máy tơ lụa đang hoạt động. Trong đó lớn nhất là Nhà máy lụa tơ tằm số 1.
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa vào thế kỷ 3 TCN. Lụa Trung Hoa với chất lượng cao và tinh xảo đã được xuất sang tận Trung Đông, Địa Trung Hải và cả Châu Âu… qua “Con đường tơ lụa” nổi tiếng mà Tô Châu chính là điểm khởi đầu.
Máy kéo tơ thủ công được trưng bày trong viện bảo tàng
Máy kéo tơ thủ công được trưng bày trong viện bảo tàng
Chính vì vậy mà Tô Châu được mệnh danh là “ Kinh đô tơ lụa” của Trung Quốc.
Một công nhân đang kéo sợi tơ từ kén thành sợi tơ tằm
Một công nhân đang kéo sợi tơ từ kén thành sợi tơ tằm
Bảo tàng này còn trưng bày rất nhiều các sản phẩm bằng tơ lụa đặc trưng của Tô Châu với mẫu mã vô cùng đa dạng và phong phú.
Sản phẩm lụa Tô Châu trứ danh. Lụa Tô Châu rất mềm mại, uyển chuyển, mặc mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp quý phái, sang trọng của người mặc.
Sản phẩm lụa Tô Châu trứ danh.
Lụa Tô Châu rất mềm mại, uyển chuyển, mặc mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp quý phái, sang trọng của người mặc.
Lê Vân
TIN LIÊN QUAN

Ai Cập huyền bí: Đàn ông được phép lấy...4 vợ

Lê Vân |

Ở Ao Cập, đàn ông được phép lấy tới…4 vợ, tuy nhiên phần lớn thường chỉ lấy một vợ. Bởi theo quy định, nếu muốn lấy nhiều vợ, người đàn ông phải đảm bảo chăm lo cho cuộc sống của các bà vợ từ sinh hoạt phí, quà tặng, đồ trang sức…tới mỗi người một căn nhà riêng, thậm chí sau khi li hôn, người chồng vẫn phải chu cấp đầy đủ cho vợ cũ tới…hết đời.

Về với sông Thu…

TRƯỜNG AN |

Tìm về với sông Thu, một dòng kí ức về đất và người xứ Quảng lại hiện lên. Một tuyến đường xuôi ngược bán buôn nay chỉ còn trong dĩ vãng. Nét hồn hậu, đầy chất thơ ẩn chứa trong dòng Thu Bồn từ xưa đến nay vẫn lắng đọng trong tâm trí bao người.

4 ngôi sao mới nổi của Đông Âu

Thuỳ Hương |

Đông Âu là vùng đất có lịch sử nhiều thăng trầm, sở hữu di sản văn hóa, cảnh quan đa dạng… song còn nhiều mới mẻ đối với du khách Việt Nam. 4 quốc gia Ý – Slovenia – Áo – Croatia thuộc Đông Âu được coi là “ngôi sao mới nổi” giàu tiềm năng du lịch, với lượng khách tăng trưởng trung bình 20 – 25% trong những năm gần đây.

Chiêm ngưỡng bảo tàng Chu ru độc đáo được cha xứ dành 45 năm sưu tầm

Khương Quỳnh |

Trong một nhà thờ đặc biệt giữa rừng thông bạt ngàn, có một căn phòng đặc biệt với hàng ngàn hiện vật có 1-0-2 tái hiện sinh động văn hóa, nếp sống của đồng bào dân tộc Chu ru ở đất Lâm Đồng được Linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc (cha Ngọc) dành 45 năm nhặt nhạnh và lưu giữ.