Ký ức đô thị và sự cản trở phát triển

Hoàng Văn Minh |

“Không phải công trình kiến trúc Pháp nào cũng là tiêu biểu, cũng có giá trị và cần cân nhắc để tránh cản trở sự "phát triển" trong xây dựng đô thị...” là lý giải của một quan chức tỉnh Thừa Thiên –Huế về việc sẽ đập bỏ biệt thự số 26 Lê Lợi, thành phố Huế để nhường đất cho một tổ hợp khách sạn.

Dư luận đang xôn xao với việc UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế mới đây ban hành quyết định công bố 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu trên địa bàn thành phố Huế.

Theo ông Lê Toàn Thắng, Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế thì quyết định này là nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch, kêu gọi đầu tư để bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị của 27 công trình trên.

Tuy nhiên, đây là một quyết định bất thường với việc không có tên biệt thự 26 Lê Lợi “rất Pháp” nhưng lại có đến 2 công trình chẳng liên quan gì đến Pháp là nhà thờ Phủ Cam và Dòng Chúa Cứu Thế.

Nhà thở Phủ Cam, công trình do người Việt thiết kế xây dựng
Nhà thở Phủ Cam, công trình do người Việt thiết kế xây dựng

Thực tế thì nhà thờ Chính Tòa Phủ Cam được xây dựng năm 1960, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Còn nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (tên chính xác là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp), được khởi công xây dựng vào tháng 1.1959, tức không nằm trong giai đoạn thuộc Pháp.

Bất thường nữa là hiện ở Huế có rất nhiều công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu, nhưng không hiểu vì sao chính quyền lại chỉ đầu tư để bảo tồn, tôn tạo có 27 công trình.

Trong khi nhiều công trình, ví dụ như biệt là biệt thự số 26 Lê Lợi, “mái nhà văn nghệ Huế”- trụ sở của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế từ năm 1975 đến nay lại không có trong danh sách.

Đây là công trình mang đặc trưng của kiến trúc thời Pháp thuộc có sự giao thoa với kiến trúc bản địa; là một bộ phận không thể thiếu đối với giá trị kiến trúc cảnh quan dọc đường Lê Lợi đẹp nhất thành phố Huế. 

Bất thường hơn, tại phiên chất vấn của kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên –Huế chiều 12.7, nhiều đại biểu chất vấn trong quyết định có nhà thờ Phủ Cam và nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế không phải xây dựng vào thời Pháp thuộc, vậy thì quyết định này là nhằm bảo tồn kiến trúc thời Pháp hay là công trình mang phong cách kiến trúc thời Pháp?

Và ông Hoàng Hải Minh, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên –Huế trả lời rằng: Trong quá trình nghiên cứu đã lấy ý kiến các sở ngành, các chuyên gia, thì "việc này là dựa trên giá trị nghệ thuật kiến trúc mang… giá trị kiến trúc Pháp, chứ không phải là xây dựng thời Pháp".

Nói như ông Hoàng Hải Minh thì sắp tới ở Huế, cứ công trình nào được xây dựng không kể mới hay cũ, chỉ cần có giá trị nghệ thuật kiến trúc mang giá trị kiến trúc Pháp thì đều có cơ hội được chính quyền đưa vào diện bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị (!?)

Biệt thự số 26 Lê Lợi rồi đây sẽ bị “đập bỏ để nhượng đất phục vụ việc phát triển đô thị Huế theo quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương”, theo như lời ông Lê Toàn Thắng, Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên –Huế.

Lý do nữa, cũng theo ông Thắng thì ở đô thị nào việc "phát triển" cũng luôn có sự mâu thuẫn với việc "bảo tồn". Và không phải công trình kiến trúc Pháp nào cũng là tiêu biểu, cũng có giá trị và cần cân nhắc để tránh cản trở sự "phát triển" trong xây dựng đô thị.

Và vì mới đây, tỉnh Thừa Thiên –Huế cũng đã đồng ý cho phép một doanh nghiệp nghiên cứu để đầu tư dự án khu phức hợp khách sạn và dịch vụ thương mại cao cấp tại khu đất số 26-28 đường Lê Lợi, thành phố Huế.

Và vì theo quy hoạch chi tiết khu trung tâm phía nam thành phố Huế đã phê duyệt năm 2005, thì sẽ chuyển đổi trụ sở các cơ quan trên đường Lê Lợi sang mục đích phục vụ công cộng và dịch vụ du lịch.

Còn nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (tên chính xác là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp), được khởi công xây dựng vào tháng 1.1959, tức không nằm trong giai đoạn thuộc Pháp
Còn nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (tên chính xác là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp), được khởi công xây dựng vào tháng 1.1959, tức không nằm trong giai đoạn thuộc Pháp

Theo GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính, ở Huế kiến trúc thuộc địa không những hòa hợp với môi trường kiến trúc kinh đô Huế mà còn có chiều hướng thích ứng với thẩm mỹ và kiến trúc truyền thống.

Cho nên nhiều công trình kiến trúc Pháp ở Huế đều rất nhỏ bé, rất khác biệt so với kiến trúc Pháp ở Sài Gòn và Hà Nội. "Kiến trúc thực dân mà lại sử dụng cóp nhặt kiến trúc bản địa như thế là điều rất đặc sắc, đặc biệt", ông nói.

Vậy nên, việc tỉnh Thừa Thiên –Huế quyết định đưa vào bảo tồn, tôn tạo 27 công trình ấy không thể đại diện cho cả một giai đoạn tham gia của kiến trúc thời Pháp thuộc ở Huế, bởi con số ít ỏi trên không thể góp phần tạo dựng diện mạo đô thị được.

Ông Kính cũng nghi ngờ việc công bố danh sách trên là hợp thức hóa cho việc "khai tử" các công trình kiến trúc Pháp ở Huế nằm ngoài danh mục này, mà biệt thự số 26 Lê Lợi là một ví dụ.

Mâu thuẫn giữa “bảo tồn” và phát triển, nhất là việc bảo tồn ký ức đô thị qua những công trình xây dựng là chuyện không phải mới. Và việc chính quyền chọn đập phá để “phát triển” thay vì “bảo tồn” hoặc chọn phương án dung hòa, cũng là giải pháp… không mới ở Thừa Thiên –Huế và rất nhiều địa phương khác trong cả nước.

Những công trình kiến trúc chính là ký ức, là sự định hình một gương mặt, một linh hồn của một thành phố, một vùng đất và xa hơn là đất nước. Nhưng đau đớn là thời gian qua, gương mặt và linh hồn ấy, không chỉ Huế thôi đâu, đã hư hao, mất mát và méo mó dị dạng quá nhiều chỉ vì hai chữ “phát triển”…

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Tổng hợp giá vé các khu vui chơi nổi tiếng ở Đà Nẵng

XUÂN HẬU (TỔNG HỢP) |

Đà Nẵng là điểm đến hấp dẫn hàng đầu của nước ta. Nơi đây không những nổi tiếng với những bãi biển đẹp, cảnh sắc thiên nhiên mà còn hấp dẫn du khách với nhiều khu với chơi nổi tiếng. Dưới đây là tổng hợp giá vé để bạn có thêm những lựa chọn thú vị khi đến đây du lịch.

Huyền thoại xoài tiến vua ở chùa Đá Trắng

ĐÌNH PHÙNG |

Chùa Đá Trắng tọa lạc ở thôn Cần Lương (xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) được thành lập từ thời vua Quang Toản nhà Tây Sơn nhưng lại được vua Thành Thái nhà Nguyễn ban sắc tứ nhờ sự hiếm có, thơm ngon của xoài Đá Trắng mà trước đó vua Gia Long rất ưa thích. 

Đập Tân Sơn: bầu nước tĩnh lặng giữa mây trời Gia Lai

Phạm Ly |

Quanh năm soi bóng ngọn Tiên Sơn, một dải nước xanh ngọc trải dài, trầm lặng giữa những cánh rừng là hình ảnh khó quên với những ai đã từng ghé thăm đập thủy lợi Tân Sơn (Chư Păh, Gia Lai). 

5 điều thú vị về đảo Nami – Hàn Quốc

XUÂN HẬU (TỔNG HỢP) |

Đảo Nami – Hàn Quốc là điểm đến mong đợi của tất cả những tín đồ yêu thích sự lãng mạn và muốn đắm chìm trong câu chuyện tình màn ảnh nổi tiếng “Bản tình ca mùa đông”, mở đầu cho trào lưu phim Hàn ở châu Á. Chính vì vậy, hòn đảo này của chứa đựng nhiều điều thú vị mà bạn nên khám phá.

“Ký ức Hội An” và những điều chỉnh tích cực từ phiên bản 2.0

Từ Ân |

Ngày 14.7 tại Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam (Bộ VHTT&DL) đã chủ trì cuộc tọa đàm về chương trình “Ký ức Hội An”. Buổi tọa đàm diễn ra sau khi “Ký ức Hội An” phiên bản 2.0, có sự điều chỉnh trên cơ sở góp ý của giới chuyên môn và công chúng… ra mắt.

Có một "cánh đồng sen Tháp Mười" thu nhỏ giữa Quảng Nam

Thùy Dung- Thanh Tâm |

Cứ mỗi độ hè về, khi những tiếng ve kêu râm ran khắp những miền quê thì cũng là lúc cánh đồng sen Trà Tý (Duy Xuyên, Quảng Nam) lại vươn mình khoe sắc với những cánh sen bung nở vừa mộc mạc, nhưng cũng rất thanh tao.

Cù Lao Chàm rực rỡ trong mùa hoa ngô đồng

NGUYỄN VÂN |

Kéo dài khoảng 5km trên con đường uốn cong nối thôn Bãi Làng với thôn Bãi Hương, cây ngô đồng trên đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) mùa trổ hoa đẹp như bức tranh thủy mặc.

Độc đáo sản phẩm tôm hùm bằng tre

ĐÌNH PHÙNG |

Với bàn tay khéo léo và niềm đam mê của mình, cụ Nguyễn Minh Châu (89 tuổi, ở đường Ngô Gia Tự, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã tạo ra sản phẩm tôm hùm làm bằng tre độc đáo, tinh xảo.

Tổng hợp giá vé các khu vui chơi nổi tiếng ở Đà Nẵng

XUÂN HẬU (TỔNG HỢP) |

Đà Nẵng là điểm đến hấp dẫn hàng đầu của nước ta. Nơi đây không những nổi tiếng với những bãi biển đẹp, cảnh sắc thiên nhiên mà còn hấp dẫn du khách với nhiều khu với chơi nổi tiếng. Dưới đây là tổng hợp giá vé để bạn có thêm những lựa chọn thú vị khi đến đây du lịch.

Huyền thoại xoài tiến vua ở chùa Đá Trắng

ĐÌNH PHÙNG |

Chùa Đá Trắng tọa lạc ở thôn Cần Lương (xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) được thành lập từ thời vua Quang Toản nhà Tây Sơn nhưng lại được vua Thành Thái nhà Nguyễn ban sắc tứ nhờ sự hiếm có, thơm ngon của xoài Đá Trắng mà trước đó vua Gia Long rất ưa thích. 

Đập Tân Sơn: bầu nước tĩnh lặng giữa mây trời Gia Lai

Phạm Ly |

Quanh năm soi bóng ngọn Tiên Sơn, một dải nước xanh ngọc trải dài, trầm lặng giữa những cánh rừng là hình ảnh khó quên với những ai đã từng ghé thăm đập thủy lợi Tân Sơn (Chư Păh, Gia Lai). 

5 điều thú vị về đảo Nami – Hàn Quốc

XUÂN HẬU (TỔNG HỢP) |

Đảo Nami – Hàn Quốc là điểm đến mong đợi của tất cả những tín đồ yêu thích sự lãng mạn và muốn đắm chìm trong câu chuyện tình màn ảnh nổi tiếng “Bản tình ca mùa đông”, mở đầu cho trào lưu phim Hàn ở châu Á. Chính vì vậy, hòn đảo này của chứa đựng nhiều điều thú vị mà bạn nên khám phá.

“Ký ức Hội An” và những điều chỉnh tích cực từ phiên bản 2.0

Từ Ân |

Ngày 14.7 tại Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam (Bộ VHTT&DL) đã chủ trì cuộc tọa đàm về chương trình “Ký ức Hội An”. Buổi tọa đàm diễn ra sau khi “Ký ức Hội An” phiên bản 2.0, có sự điều chỉnh trên cơ sở góp ý của giới chuyên môn và công chúng… ra mắt.

Có một "cánh đồng sen Tháp Mười" thu nhỏ giữa Quảng Nam

Thùy Dung- Thanh Tâm |

Cứ mỗi độ hè về, khi những tiếng ve kêu râm ran khắp những miền quê thì cũng là lúc cánh đồng sen Trà Tý (Duy Xuyên, Quảng Nam) lại vươn mình khoe sắc với những cánh sen bung nở vừa mộc mạc, nhưng cũng rất thanh tao.

Cù Lao Chàm rực rỡ trong mùa hoa ngô đồng

NGUYỄN VÂN |

Kéo dài khoảng 5km trên con đường uốn cong nối thôn Bãi Làng với thôn Bãi Hương, cây ngô đồng trên đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) mùa trổ hoa đẹp như bức tranh thủy mặc.

Độc đáo sản phẩm tôm hùm bằng tre

ĐÌNH PHÙNG |

Với bàn tay khéo léo và niềm đam mê của mình, cụ Nguyễn Minh Châu (89 tuổi, ở đường Ngô Gia Tự, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã tạo ra sản phẩm tôm hùm làm bằng tre độc đáo, tinh xảo.