“Ký ức Hội An” và những điều chỉnh tích cực từ phiên bản 2.0

Từ Ân |

Ngày 14.7 tại Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam (Bộ VHTT&DL) đã chủ trì cuộc tọa đàm về chương trình “Ký ức Hội An”. Buổi tọa đàm diễn ra sau khi “Ký ức Hội An” phiên bản 2.0, có sự điều chỉnh trên cơ sở góp ý của giới chuyên môn và công chúng… ra mắt.

“Đam mê điên rồ…” 

“Ký ức Hội An” là chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh nằm trong “Hệ thống công viên văn hóa chủ đề - Hội An Impression Theme Park”. Chương trình hướng tới sự lan tỏa những nét văn hóa độc đáo của Hội An xưa và nay thông qua những mảng ghép ký ức về phố Hội – nơi từng là thương cảng sầm uất, giao thoa văn hóa Đông – Tây từ 400 năm trước.

“Ký ức Hội An”, theo như ông John Nguyễn - chỉ đạo sản xuất là “mong muốn mang đến một chương trình nghệ thuật để nói rằng văn hóa Việt Nam không thua thế giới và ngay cả việc người Việt kể chuyện lịch sử, văn hóa Việt bằng sân khấu, điện ảnh chúng ta cũng không thua kém. Dù trước nay, phải thừa nhận là người Nhật, người Pháp viết và kể về lịch sử Việt Nam hay hơn chúng ta nhiều. Chúng tôi muốn làm một điều gì đó đáng ngạc nhiên, mang đến niềm tự hào về văn hóa Việt đối với người nước ngoài và chính người dân Việt…”.

“Ký ức Hội An” từ khi công diễn đã gây dư luận trái chiều
“Ký ức Hội An” từ khi công diễn đã gây dư luận trái chiều

Tuy nhiên sau một thời gian công diễn, chương trình “Ký ức Hội An” đã nhận được những phản ứng trái chiều từ dư luận quanh các vấn đề về lịch sử, trang phục, áo dài, vũ điệu, sự hội nhập và các yếu tố nước ngoài…

Buổi tọa đàm diễn ra sau khi “Ký ức Hội An” phiên bản 2.0 – bản đã điều chỉnh công chiếu buổi đầu tiên. Và nhà sản xuẩt, nhạc sĩ Quốc Trung bày tỏ sự bất ngờ bởi “chương trình đã vượt lên khỏi một sản phẩm văn hóa – du lịch đơn thuần.

Và phải đam mê điên rồ thì mới làm được một chương trình như thế này. Vậy nên chương trình cần được công chúng và những người có trách nhiệm đánh giá đúng tên, đặt đúng chỗ ngồi của nó”.   

Toàn cảnh sân khấu “Ký ức Hội An” phiên bản 2.0
Toàn cảnh sân khấu “Ký ức Hội An” phiên bản 2.0

TS Nguyễn Thu Thủy, một chuyên gia về lĩnh vực sự kiện đến từ Khoa Du lịch Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội đánh giá: Ngành du lịch cả nước hiện đang “đói” sự kiện nên “Ký ức Hội An” là sự kiện du lịch đầu tiên ở miền Trung giải quyết được câu hỏi “khách đến đây sẽ làm gì vào ban đêm?”.

Với NTK Minh Hạnh, người đã mua vé xem “Ký ức Hội An” lần thứ 3 thì “đây là một chương trình có giá trị nghệ thuật cao, không thể so sánh với bất kỳ một chương trình nghệ thuật nào ở Việt Nam nên cần được bảo vệ, động viên...”.

Và nhà nghiên cứu Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam tại Huế đã động viên chủ đầu tư: "Bất kỳ một dự án nào mới ra đời cũng gặp khó khăn, trở ngại. Ngay cả tháp Eifel lúc mới xây dựng cũng gặp phản ứng dữ dội của người dân, hay áo dài ngày mới xuất hiện ở Huế cũng bị cho là chỉ dành cho những phụ nữ lăng loàn... Nên tôi mong rằng chủ đầu tư kiên trì không bỏ cuộc..."

Một hoạt cảnh về Huyền Trân công chúa gây tranh cãi
Một hoạt cảnh về Huyền Trân công chúa gây tranh cãi

Làm đẹp cho tổ tiên và lịch sử ước lệ

Lịch sử khi kể chuyện bằng ngôn ngữ sân khấu thực cảnh thì cần chân thực hay ước lệ? Và câu trả lời của ông Nguyễn Quang Vinh – Cục trưởng Cục Biểu diễn (Bộ VHTT&DL) là: “Ký ức Hội An không phải là một văn bản quy phạm pháp luật về lịch sử, nên ước lệ là đương nhiên. Vở diễn- một sản phẩm giải trí cũng không phải là bảo tàng, thưa viện lịch sử nên tính chính xác chỉ ở mức độ chấp nhận được và cũng không cần phải chuyển tải tư tưởng gì đó lớn lao”.

Kể cả trang phục, theo như quan điểm của nhà sử học Dương Trung Quốc thì “chúng ta nên nhìn nhận theo nguyên lý hàng đầu là phải làm đẹp cho tổ tiên kiểu như Hàn Quốc và nhiều nước khác đang làm với phim cổ trang của họ”.

“Ký ức Hội An” phiên bản 2.0 đã có nhiều chỉnh sửa
“Ký ức Hội An” phiên bản 2.0 đã có nhiều chỉnh sửa

Tuy vậy thì “Ký ức Hội An” phiên bản 2.0 vẫn còn nhiều vấn đề cần được sửa chữa để hoàn thiện hơn. Nhà sản xuất chương trình, nhạc sĩ Quốc Trung góp ý liều lượng chương trình hiện hay (63 phút) đối với một sản phẩm văn hóa du lịch là quá dài, mang lại cảm giác no, thừa kể cả phần âm nhạc. Đặc biệt nội dung muốn chuyển tải cảm giác như vượt ngưỡng “chịu đựng” của số đông khách du lịch bình dân.

Cũng theo nhạc sĩ Quốc Trung, “Ký ức Hội An” là một sản phẩm đạt đẳng cấp quốc tế nên cần có một ekip sản xuất tầm quốc tế chứ như hiện nay vẫn chưa đủ. Và nghệ thuật thực cảnh Trung Quốc chính là cái nôi của thực cảnh thế giới, nên việc có chuyên gia Trung Quốc hay đạo diễn người Hồng Koong cũng là chuyện bình thường.  

GS.TS Tạ Ngọc Tấn phát biểu tại buổi tọa đàm
GS.TS Tạ Ngọc Tấn phát biểu tại buổi tọa đàm

TS Nguyễn Thu Thủy đặt câu hỏi về yếu tố cộng đồng chủ nhà (diễn viên người bản địa) chưa được chương trình đưa vào nhiều như chương trình thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” ngoài Bắc hay “Chị Ba Lưu” của Trương Nghệ Mưu ở Quế Lâm (Trung Quốc). Rằng đây là chương trình mà mọi thứ đều hoành tráng như lại thiếu những chi tiết nhỏ, đắt để khán giả lâu lâu có thể “ồ, cái gì ấy nhỉ?”.

Đặc biệt, theo GS. TS Tạ Ngọc Tấn, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung Ương thì lỗi lớn dẫn dến dư luận trái chiều và cả sự hiểu nhầm trong “Ký ức Hội An”, một phần xuất phát từ tầm nghệ thuật, tính hình tượng của vở diễn đã vượt xa khuôn khổ một chương trình giải trí đơn thuần. Hay tên chương trình “Ký ức Hội An” có vẽ như đang hẹp so với tầm vóc chương trình – ký ức của cả một vùng đất mới do nhà Nguyễn khai phá mà Hội An chỉ là đại diện.

Ông John Nguyễn nói rằng “chúng tôi luôn lắng nghe tất cả các ý kiến đóng góp của dư luận, công chúng, nhà quản lý… với tinh thần cầu thị và đã chỉnh sửa, sẽ tiếp tục chỉnh sửa để mọi thứ hoàn thiện, tích cực hơn.

Ông cũng cam kết luôn đồng hành với địa phương về đóng góp xã hội, để giải quyết nhanh nhất những vấn đề phát sinh, đặc biệt liên quan đến môi trường, dòng chảy liên quan đến khu vực Cồn Hội…

Từ Ân
TIN LIÊN QUAN

Có một "cánh đồng sen Tháp Mười" thu nhỏ giữa Quảng Nam

Thùy Dung- Thanh Tâm |

Cứ mỗi độ hè về, khi những tiếng ve kêu râm ran khắp những miền quê thì cũng là lúc cánh đồng sen Trà Tý (Duy Xuyên, Quảng Nam) lại vươn mình khoe sắc với những cánh sen bung nở vừa mộc mạc, nhưng cũng rất thanh tao.

Bún cua thối Gia Lai và hương vị lạ lùng từ cái tên

PHẠM LY |

Sẽ có không ít người cảm thấy tò mò khi nghe tới cái tên của một món ăn nổi tiếng đã gắn liền với ẩm thực Gia Lai – bún cua thối. Và đúng như tên gọi lạ lùng của nó, bún mắm cua là một trải nghiệm ẩm thực khó quên với những ai mới có dịp nếm thử hương vị của món “dị sản” này.

Lạc vào khu rừng ngập mặn giữa lòng Cố đô Huế

Tăng Thùy Dung |

Nhắc đến du lịch sinh thái ở Huế, ngoài những cái tên như Suối Voi, Thác Mơ hay vịnh Lăng Cô thì chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua cái tên: Rú Chá. Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm trong hệ đầm phá Tam Giang, thuộc địa phận làng Thuận Hòa ( xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). 

Nơi độc nhất Việt Nam "say no" túi ni lông

THÙY TRANG- HOÀNG VINH- NGUYỄN VÂN |

Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam là một trong những khu dự trữ sinh quyền thế giới. Nơi mà mọi du khách đều ngỡ ngàng, thậm chí là giật mình khi  mà mọi người dân sẵn sàng nói không với túi ni lông.

“Lai rai” đặc sản Phú Quý ngay trên mặt biển

AN NHIÊN |

Xuất phát từ cảng Phan Thiết (Bình Thuận), hơn 3 giờ trên biển, chúng tôi đến được huyện đảo Phú Quý, hòn đảo hiền lành vốn được ví như một nàng tiên vẫn còn đang say ngủ.

Gruzia – xứ sở của những nhà thờ hơn ngàn năm tuổi

Hoàng Văn Minh |

Gruzia là một trong những nước đầu tiên nhận Kitô giáo làm quốc giáo (năm 337 trước Công nguyên, hoặc năm 319 theo như một số ý kiến gần đây). Sự lâu đời chỉ sau đất nước Armenia nên đến đâu, tôi cũng gặp những nhà thờ ngàn năm cổ xưa ẩn chứa nhiều huyền thoại.  

Cù Lao Chàm rực rỡ trong mùa hoa ngô đồng

NGUYỄN VÂN |

Kéo dài khoảng 5km trên con đường uốn cong nối thôn Bãi Làng với thôn Bãi Hương, cây ngô đồng trên đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) mùa trổ hoa đẹp như bức tranh thủy mặc.

Vinh danh các doanh nghiệp phát triển du lịch bền vững

LD |

Tối 9.7, tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô Hà Nội diễn ra lễ vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2018 cho những doanh nghiệp có đóng góp tích cực tới sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam. 

Có một "cánh đồng sen Tháp Mười" thu nhỏ giữa Quảng Nam

Thùy Dung- Thanh Tâm |

Cứ mỗi độ hè về, khi những tiếng ve kêu râm ran khắp những miền quê thì cũng là lúc cánh đồng sen Trà Tý (Duy Xuyên, Quảng Nam) lại vươn mình khoe sắc với những cánh sen bung nở vừa mộc mạc, nhưng cũng rất thanh tao.

Bún cua thối Gia Lai và hương vị lạ lùng từ cái tên

PHẠM LY |

Sẽ có không ít người cảm thấy tò mò khi nghe tới cái tên của một món ăn nổi tiếng đã gắn liền với ẩm thực Gia Lai – bún cua thối. Và đúng như tên gọi lạ lùng của nó, bún mắm cua là một trải nghiệm ẩm thực khó quên với những ai mới có dịp nếm thử hương vị của món “dị sản” này.

Lạc vào khu rừng ngập mặn giữa lòng Cố đô Huế

Tăng Thùy Dung |

Nhắc đến du lịch sinh thái ở Huế, ngoài những cái tên như Suối Voi, Thác Mơ hay vịnh Lăng Cô thì chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua cái tên: Rú Chá. Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm trong hệ đầm phá Tam Giang, thuộc địa phận làng Thuận Hòa ( xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). 

Nơi độc nhất Việt Nam "say no" túi ni lông

THÙY TRANG- HOÀNG VINH- NGUYỄN VÂN |

Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam là một trong những khu dự trữ sinh quyền thế giới. Nơi mà mọi du khách đều ngỡ ngàng, thậm chí là giật mình khi  mà mọi người dân sẵn sàng nói không với túi ni lông.

“Lai rai” đặc sản Phú Quý ngay trên mặt biển

AN NHIÊN |

Xuất phát từ cảng Phan Thiết (Bình Thuận), hơn 3 giờ trên biển, chúng tôi đến được huyện đảo Phú Quý, hòn đảo hiền lành vốn được ví như một nàng tiên vẫn còn đang say ngủ.

Gruzia – xứ sở của những nhà thờ hơn ngàn năm tuổi

Hoàng Văn Minh |

Gruzia là một trong những nước đầu tiên nhận Kitô giáo làm quốc giáo (năm 337 trước Công nguyên, hoặc năm 319 theo như một số ý kiến gần đây). Sự lâu đời chỉ sau đất nước Armenia nên đến đâu, tôi cũng gặp những nhà thờ ngàn năm cổ xưa ẩn chứa nhiều huyền thoại.  

Cù Lao Chàm rực rỡ trong mùa hoa ngô đồng

NGUYỄN VÂN |

Kéo dài khoảng 5km trên con đường uốn cong nối thôn Bãi Làng với thôn Bãi Hương, cây ngô đồng trên đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) mùa trổ hoa đẹp như bức tranh thủy mặc.

Vinh danh các doanh nghiệp phát triển du lịch bền vững

LD |

Tối 9.7, tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô Hà Nội diễn ra lễ vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2018 cho những doanh nghiệp có đóng góp tích cực tới sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam.