Lý Sơn – Thu phí và tính minh bạch

Trung Hiếu |

Vài ngày qua, dư luận và kể cả người dân Lý Sơn khá “sục sôi” với chủ trương của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về việc thu phí du khách tham quan khi đặt chân lên hòn đảo này. Dự kiến mỗi người đến đảo sẽ phải trả phí từ 30 ngàn đến 70 ngàn đồng/lượt.

Ông Nguyễn Quốc Việt, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn lý giải chủ trương trên là do, nguồn lực hiện tại chưa đáp ứng kịp thời để đánh thức tiềm năng, khai thác hiệu quả các giá trị của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng. Và dự kiến số tiền thu của khách đến đảo Lý Sơn sẽ được sử dụng vào việc bảo tồn, gìn giữ, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích, công trình bảo tàng, văn hóa....

 
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ, thì cho rằng, nguồn ngân sách không thể đầu tư đủ cho cơ sở hạ tầng, bảo tồn và phát huy toàn bộ các di tích, danh lam thắng cảnh. Do vậy địa phương này cần có sự đóng góp của du khách khi đến tham quan đảo Lý Sơn.
Cảnh đẹp tự nhiên, gần như không có bàn tay sắp xếp của con người (ảnh DL 76)
Cảnh đẹp tự nhiên, gần như không có bàn tay sắp xếp của con người (ảnh DL 76)

Huyện Lý Sơn hiện có 24 di tích được xếp hạng, trong đó có 4 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và 19 di tích cấp tỉnh, một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với nhiều di sản thiên nhiên "độc nhất vô nhị" trên thế giới. Đặc biệt đây là quê hương của Đội Hùng binh Hoàng Sa được các vua Nhà Nguyễn mỗi năm phái đi tuần sát, tuần thám, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Mỗi năm đảo Lý Sơn đón khoảng vài trăm ngàn du khách và xu hướng ngày càng tăng vì không chỉ các danh lam thắng cảnh mà Lý Sơn còn sở hữu những bãi tắm đẹp, hoang sơ. Chỉ riêng hai ngày nghỉ lễ 30.4-1.5 vừa qua, đảo đã đón hơn 15 ngàn lượt khách tham quan.

Ông P.N, một người dân Lý Sơn tỏ ra khá bức xúc trước chủ trương thu phí du khách. Ông cho rằng du lịch địa phương chỉ vừa mới chớm khởi sắc, mà chính quyền đã lo “vắt sữa”. Lẽ ra chính quyền phải lo chăm sóc, đầu tư, tôn tạo các di tích, vệ sinh môi trường, trật tự du lịch… cho cảnh quan sạch đẹp, nhân tình thuần khiết rồi thu cũng không muộn…

Đua thuyền là nét đẹp văn hóa của cư dân đảo Lý Sơn
Đua thuyền là nét đẹp văn hóa của cư dân đảo Lý Sơn

Nhiều du khách cho rằng, các điểm đến ở Lý Sơn phần lớn đều thiên tạo. Quyền của người dân là được hưởng thụ những gì thiên nhiên ban tặng. Ngoài ra, đến Lý Sơn gần như không có sự đầu tư nào đáng kể của chính quyền, kể người thuyết minh hoặc tài liệu tương ứng, trừ bảo tàng Lý Sơn.

Các công ty du lịch thận trọng cho rằng, thay vì mua vé từng điểm, mỗi nơi có bộ phận bán, kiểm soát, báo cáo thu chi, nộp thuế, kiểm tra thì gộp chung một vé cả đảo; rồi có người thắc mắc, nếu tôi lên đảo thăm người thân thì sẽ thu thế nào…

Việc thu phí nguyên cục đối với khách du lịch khi bước chân vào biên giới địa phương không hiếm trên thế giới cũng như trong nước. Ví dụ ở Myanmar. Từ bến xe, tất cả du khách đến Bagan, Mingun… sẽ được các phương tiện giao thông địa phương đưa thẳng đến điểm bán vé trả phí 20 đô la Mỹ/người. Từ đó muốn đi đâu thì đi, ở mấy ngày cũng được. Hay trong nước có Đô thị cổ Hội An cũng thực hiện theo hình thức trên.

Trong thực tế, ai cũng biết rằng, với tình trạng vệ sinh môi trường ngày càng trở nên bê bết do du khách xả rác bừa bãi; trật tự trị an tại các điểm đến khá lộn xộn, thậm chí leo trèo vẽ bậy trên các di tích đang làm đảo Lý Sơn trở nên biến dạng.

Việc thu phí du khách tham quan, nghỉ ngơi khi đến Lý Sơn xét ra là cần thiết. Tuy vậy số tiền thu đó được sử dụng vào việc gì, minh bạch đến mức độ nào và hơn hết, trong tương lai du khách, người dân có thực sự thụ hưởng đặc quyền từ chi phí họ đã bỏ ra không ? Đó là mối băn khoăn lớn nhất mà chính quyền tỉnh Quảng Ngãi phải giải đáp chi tiết và chu đáo, trước khi thực hiện chủ trương này.

Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Cầu đi bộ bằng gỗ lim dọc sông Hương biến thành... giường ngủ

H.V.M |

Sau một thời gian đưa vào sử dụng, cầu đi bộ bằng gỗ lim dọc sông Hương còn có công năng là... giường ngủ

Nào mình đi Nga lượn cửa hàng: Hiếm thấy hàng Việt

Lâm Tuyền |

18 ngày ở Nga, tôi không đếm mình “đi ngang về tắt”, vô tình hay cố tình rẽ vào, mua sắm, xem xét… bao nhiêu cửa hàng, chợ các loại. Ở Mátxcơva tôi quyết định không rẽ vào những cửa hàng sang trọng nổi tiếng như GUM, SUM vì nơi này chỉ bán hầu hết là hàng ngọai cao cấp, các thương hiệu nổi tiếng bậc nhất thế giới rõ ràng mình không sao vời tới được. “Với ngay cả phần đông người Nga cũng vậy chứ. Đi xem cho vui mắt thôi”, Tú Quyên - cô bạn mấy chục năm ở Nga, luôn ăn vận hết sức thời trang cười, nói với tôi.

"Một năm sản xuất 1 áo nịt ngực/9 phụ nữ” và “Nước Nga tự nuôi mình"

Lâm Tuyền |

“Sang Nga đi cửa hàng tức là shopping (tiếng Anh), tức là po magazinam (tiếng Nga)? Bao nhiêu cái đẹp, cái hay, vĩ đại của văn hóa Nga sao không gắng tận hưởng, lại qua Nga đi cửa hàng, hả giời? Thật không văn hoa lãng mạn chút nào!” - bà bạn già thân thiết Lê Thiện Hường của tôi “mắt chữ A miệng chữ O” hỏi, giọng kim phảng phất… bức xúc. Tôi cười, “đơn giản vì thích. 11 năm mới quay lại Nga, muốn biết nước Nga đang thời bị cấm vận, cửa hàng cửa họ trông thế nào…”

Ra Lý Sơn, không chỉ để tham quan, du lịch

Thanh Hải |

Dù có khá nhiều ý kiến trái chiều, song cuối cùng HĐND tỉnh Quảng Ngãi cũng đồng thuận cao để thông qua Nghị quyết thu và sử dụng phí tham quan Lý Sơn tại kỳ họp vừa kết thúc hôm 10.7.

Nhưng người dân Lý Sơn, Quảng Ngãi và dư luận đã lập tức phản đối kịch liệt quyết nghị này.