Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi của đèo Mã Pì Lèng - Hà Giang

Hải Minh |

Đèo Mã Pì Lèng hay còn được người dân địa phương gọi là Mả Pí Lèng là điểm du lịch nổi tiếng ghi dấu ấn lịch sử của tỉnh Hà Giang.

Mã Pì Lèng được nhiều du khách, dân phượt gọi là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.

Mã Pì Lèng (có âm đọc Mã Pí Lèng) là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở thuộc Hà Giang, dài khoảng 20 km, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, huyện Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.

Người Mông địa phương gọi nơi đây là Mả Pì Lèng. Theo tiếng Mông nó là sống mũi con ngựa. Đèo được đặt tên theo bản Mả Pì Lèng, xã Pải Lủng khi mở đường hồi những năm 1960, trong đó giới chức quản lý cung đường đã sửa đổi "Mả" thành "Mã" để thuận nghe nói trong tiếng phổ thông.

Mả Pí Lèng là tên gọi theo tiếng H'Mông, chỉ sống mũi con ngựa. Có ý kiến gán nghĩa bóng cho tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh thì trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.

Một khúc cua trên đèo Mã Pì Lèng. Hàng nghìn người dân tộc thiểu số đã xẻ núi, đẽo đá suốt 6 năm làm nên cung đường huyền thoại dài 20 km này. Ảnh: Đăng Huỳnh
Một khúc cua trên đèo Mã Pì Lèng. Hàng vạn người dân tộc thiểu số đã xẻ núi, đẽo đá suốt 6 năm làm nên cung đường huyền thoại dài 20 km này. Ảnh: Đăng Huỳnh

Con đường dài khoảng 20 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng .

Mã Pì Lèng là một điểm check in quen thuộc trên cung đường Lũng Cú - Mèo Vạc. Ai đi cung này rồi chắc hẳn sẽ dừng chân nơi đây, để được nhìn ngắm con sông Nho Quế xanh mát rượi. Mã Pì Lèng được coi là Đệ nhất hùng quan.

Giới phượt có câu: “Bất đáo Pì Lèng phi phượt thủ”. Hay như nhiều khách đi tour chia sẻ: Đi đến đây mới biết, con người thật nhỏ bé trước thiên nhiên, và con đường Hạnh Phúc quả thực là một thành tựu phi thường của con người.

Hải Minh
TIN LIÊN QUAN

Vẻ đẹp hiếm thấy của Hoàng Su Phì - Hà Giang đi vào trang sách

Hải Ngọc |

“Chuyện tình của núi” là những ghi chép theo chân tác giả tới các vùng ruộng bậc thang tuyệt đẹp của Hoàng Su Phì, Hà Giang.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Chợ tình Khâu Vai Hà Giang

PHƯƠNG THẢO |

Theo như thông báo của tỉnh Hà Giang, Lễ hội Chợ tình Khâu Vai năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 6-8.5.2021 (tức ngày 25-27.3 âm lịch).

Trải nghiệm không gian văn hóa Hà Giang giữa lòng Hà Nội

Hải Minh |

Từ ngày 25 - 27.12, tại tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), tỉnh Hà Giang sẽ tổ chức “Không gian văn hóa, du lịch và thương mại tỉnh Hà Giang tại thành phố Hà Nội năm 2020”.

Vẻ đẹp hiếm thấy của Hoàng Su Phì - Hà Giang đi vào trang sách

Hải Ngọc |

“Chuyện tình của núi” là những ghi chép theo chân tác giả tới các vùng ruộng bậc thang tuyệt đẹp của Hoàng Su Phì, Hà Giang.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Chợ tình Khâu Vai Hà Giang

PHƯƠNG THẢO |

Theo như thông báo của tỉnh Hà Giang, Lễ hội Chợ tình Khâu Vai năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 6-8.5.2021 (tức ngày 25-27.3 âm lịch).

Trải nghiệm không gian văn hóa Hà Giang giữa lòng Hà Nội

Hải Minh |

Từ ngày 25 - 27.12, tại tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), tỉnh Hà Giang sẽ tổ chức “Không gian văn hóa, du lịch và thương mại tỉnh Hà Giang tại thành phố Hà Nội năm 2020”.