Những loại trái cây gắn với tuổi thơ dữ dội của trẻ con xứ Quảng

Hữu Long |

Trái trâm, dủ dẻ, sim hay cả mâm xôi... thường gắn với tuổi thơ dữ dội của bao thế hệ người Quảng ở miền quê.
Tuổi thơ của những đứa trẻ trên lưng trâu không thể không nhắc đến trái dủ dẻ rừng. Giữa trưa hè, đám trẻ nhỏ sau khi cột trâu vào cọc thường đổ xô đi tìm những chùm dủ dẻ vàng ươm, căng mọng trong các bụi rậm.
Tuổi thơ của những đứa trẻ trên lưng trâu không thể không nhắc đến trái dủ dẻ rừng. Giữa trưa hè, đám trẻ nhỏ sau khi cột trâu vào cọc thường đổ xô đi tìm những chùm dủ dẻ vàng ươm, căng mọng trong các bụi rậm.

Đứng đầu trong các loại trái cây ở vùng quê xứ Quảng có thể kể là trái dủ dẻ. Cây dủ dẻ rừng thường có chiều cao thường từ 0,5-1,5m ra hoa kết trái thường vào mùa hè.

Cây mọc hoang dại trên những đám đất cằn cỗi hay trong rừng. Quả dủ dẻ lớn hơn ngón tay út một chút; mọc từng chùm, khi non có màu xanh đọt chuối non nhưng lúc chín vàng vươm, vỏ mỏng, khi ăn có vị ngọt thanh.

Với những người đi xa về thăm quê chắc đều không khỏi hào hứng khi bắt gặp và hái một chùm dủ dẻ mọc hoang dại trên đồng. Với họ, vị ngọt thanh của hạt dủ dẻ, mui thơm ngát của hoa như gợi nhớ về một thời tuổi thơ gian khó mà lắm kỷ niệm.
Với những người đi xa về thăm quê chắc đều không khỏi hào hứng khi hái một chùm dủ dẻ mọc hoang dại trên đồng ruộng. Chính vị ngọt thanh của hạt dủ dẻ, mùi thơm dịu ngát của hoa dủ dẻ làm bao người nhớ về một thời tuổi thơ gian khó mà lắm kỷ niệm.
Hè được nghỉ học, lũ trẻ con ở những vùng quê xứ Quảng thường đổ xô vào rừng hái sim. Nhiều đứa vừa hái vừa ăn ngon lành, lúc về răng miệng một màu tím ngắt.
Hè được nghỉ học, lũ trẻ con ở những vùng quê xứ Quảng thường đổ xô vào rừng hái sim. Hái được sim, nhiều đứa ăn ngon lành vừa bụm miệng cười vì răng đứa nào đứa nấy đã nhuộm một màu tim tím.

Thứ hai trong danh sách là những trái sim rừng chín mũm mĩm.

Hè đến, đám trẻ con vùng quê thường đi thành từng tốp vào rừng hái sim chứ không dám đi riêng lẻ vì... sợ ma.

Cầm trên tay trái sim bầu bỉnh, bóng bẩy khó có ai cưỡng lại thế mà lũ trẻ miền quê lại chẳng dám thưởng thức phần đầu.

Chuyện là có đứa trong nhóm dọa rằng, những cái tai sim giống tai cọp. Đứa nào dám cắn tai sim sẽ bị con cọp bắt đi!? Dọa vậy thôi mà cả nhóm đứa nào cũng nơm nớp lo sợ.

Cây mâm xôi thường mọc trong các bụi rậm. Thân cây gai góc nhưng trái khi chím đỏ mọng, nở đều tăm tắp nên dân gian vẫn gọi với cái tên là trái mâm xôi.
Cây mâm xôi thường mọc trong các bụi rậm. Thân cây gai góc nhưng trái khi chím đỏ mọng, nở đều tăm tắp nên dân gian vẫn gọi với cái tên là trái mâm xôi.

Thứ 3 trong danh sách các loại trái cây ở các vùng quê là cây mâm xôi, còn gọi là cây phúc bồn tử...

Trái mâm xôi khi chín có màu đỏ mỏng, kích cỡ đốt ngón tay trẻ con. Khi ăn trái mâm xôi thường vị ngọt thanh nhưng phải bóc lớp râu bám quanh trái.

Trái trâm khi còn xanh có vị chua  nhưng lúc chín có vị ngọt rất riêng.
Trái trâm khi còn xanh có vị chua nhưng lúc chín có vị ngọt rất riêng.

Có câu chuyện một cô gái mang thai nằng nặc đòi chồng tìm trái trâm rừng để ăn. Giữa thành phố đông đúc, người chồng đành gác công việc phóng thẳng xe về quê để hái một chùm trâm chín cho vợ.

Sau này mới hay, lúc còn nhỏ, cha mẹ cô mỗi lần đi ruộng về thường mang trái trâm làm quà cho bầy con đông đúc. Kí ức về tuổi thơ quê khó mà âm áp tình cảm đó cứ mãi theo cô về sau dù đã có chồng.

Mùa quả trâm chín thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch.
Mùa quả trâm chín thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch.
Những năm gần đây những cây u mơ đã dần vắng bóng ở nhiều vùng quê xứ Quảng nhưng nhiều người vẫn còn nhớ in những kỷ niệm về loại trái cây này.
Những năm gần đây những cây u mơ đã dần vắng bóng ở nhiều vùng quê vì giá trị kinh tế không cao. Nói thế nhưng nhiều thế hệ người con xứ Quảng vẫn nhớ in những kỷ niệm về loại trái cây này.

Đứng thứ 5 trong ký ức của nhiều người là trái u mơ ấm nồng như lòng mẹ.

Ngày nhỏ, ai trong chúng ta không một lần ngóng cửa chờ mẹ đi chợ về. Mẹ về, trong giỏ ngoài tôm cá lúc nào cũng kèm vài thức quà trong đó có vài trái u mơ. Cầm trên tay trái u mơ chín thơm nồng, lũ trẻ con chia nhau ăn ngon lành.

Hạt mít lùi tro có vị mùi và thơm của than.
Hạt mít lùi tro có vị bùi bùi nhưng thơm nồng của lửa.

Hạt mít lùi tro tạm xếp hạng cuối trong danh sách những trái cây trong ký ức của nhiều người.

Ở vùng núi Đại Lộc, Thăng Bình, Tiên Phước, Trà My... từ lâu đã nổi tiếng có các giống mít thơm ngon. Từ các tỉnh miền núi, trước đây mít được nhiều người vận chuyển trên xe đạp, qua đò... để đưa về xuôi trao đổi và mua bán.

Ngoài xơ và múi ngọt lịm, hạt mít được nhiều đứa trẻ nhặt lại rồi lùi trong tro. Hạt mít lùi tro chín thường nổ đôm đốp, tỏa mùi thơm ngào ngạt làm bao người khó cưỡng lại.

Trên đây chỉ là một vài loại trái cây mọc phổ biến ở các vùng quê xứ Quảng mà tác giả liệt kê.

Dĩ nhiên, mỗi người trong chúng ta có một quãng trời kỷ niệm riêng. Ở đó là những buổi trưa hè rủ nhau trốn nhà ra ruộng thả diều, câu cá hay vào rừng hái sim...

Và, những loại trái cây mọc hoang dại kia chính là một phần trong ký ức tuổi thơ của nhiều người.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Vì sao Campuchia là điểm đến lựa chọn nhiều nhất của du khách Việt?

Xuân Minh |

Theo công bố của Hiệp hội du lịch Việt Nam, trong năm 2018 có hơn 1 triệu lượt khách Việt Nam đến du lịch đất nước chùa tháp Campuchia, là một trong 3 thị trường điểm đến hấp dẫn đối tại Châu Á. Vậy đâu là điểm nhấn thu hút của thị trường này với khách Việt Nam?

Phía sau ảnh cưới của đôi nam nữ M’Nông bên “Ông” voi Khăm Sen

Kim Đồng |

Ngắm bộ ảnh cưới của cặp đôi M’Nông, cô dâu H' Hà Rơ Lưk (ngụ huyện Lăk, Đắk Lắk) và chú rể Điểu Su (ngụ Đăk Rlấp, Đăk Nông), nhiều người không khỏi bị cuốn hút và ngưỡng mộ.

Đi dọc Việt Nam thưởng thức “đồ nhắm” Tapas chuẩn vị Tây Ban Nha

Thanh Hà |

"Ngày Tapas thế giới" 20.6.2019 được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An và Thành phố Hồ Chí Minh sắp tới là cơ hội đặc biệt để khám phá ẩm thực lôi cuốn của Tây Ban Nha ngay tại Việt Nam.

Những cột mốc tâm linh trên Biển Đông

Hữu Long |

Chùa luôn gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Ở Trường Sa, ngôi chùa không chỉ gắn với giá trị tâm linh mà còn là những cột mốc chủ quyền trên biển.