Phía sau ảnh cưới của đôi nam nữ M’Nông bên “Ông” voi Khăm Sen

Kim Đồng |

Ngắm bộ ảnh cưới của cặp đôi M’Nông, cô dâu H' Hà Rơ Lưk (ngụ huyện Lăk, Đắk Lắk) và chú rể Điểu Su (ngụ Đăk Rlấp, Đăk Nông), nhiều người không khỏi bị cuốn hút và ngưỡng mộ.

Muốn “níu giữ” Tây Nguyên bạt ngàn

Ở Đà Lạt, chàng trai người Lạch, Adam được khá nhiều người biết đến với những bức ảnh chân dung, ảnh cưới về những đôi nam nữ với sắc phụ của người dân tộc bản địa.

Đó là những bức ảnh đẹp, gần gũi và đầy thơ mộng của cặp đôi bên nhà sàn, đồi thông hay thác nước cuộn cuộn… và cả cảnh sắc đẹp hút hồn do thiên nhiên ban tặng.

Vợ chồng H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su ấn tượng bên “Ông” voi Khăm Sen, ảnh: Dagout Adam
Vợ chồng H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su ấn tượng bên “Ông” voi Khăm Sen, ảnh: Dagout Adam

Tại đây, Adam kể tôi nghe về một chuyến “công du” từ lời mời của đôi bạn H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su để thực hiện bộ ảnh cưới tại buôn M’Liêng (một buôn cổ M’Nông bên hồ Lắk, Đắk Lắk).

Theo Adam, cặp đôi này đã chọn cho riêng mình phong cách chụp ảnh cưới bên nhà sàn, bếp lửa hồng, đồi bắp thơ mộng hay bên “Ông” voi Khăm Sen lực lưỡng,… và trang phục cưới là trang phục truyền thống M’Nông, do chính mẹ chú rể tự tay thêu dệt.

“Chúng tôi muốn níu giữ lại nét truyền thống thật nhất, mộc mạc nhất và đơn sơ nhất để nói lên cuộc sống, con người trên chính mảnh đất quê hương, với mọi thứ đều đơn sơ, bình dị và yên bình.

Quan trọng hơn, là muốn có những tấm hình để đời cho con cháu sau này xem lại, một ước nguyện để giữ lại bản sắc về cội nguồn,…”, chú rể Điểu Su cho biết.

Cũng theo chú rể Điểu Su, hiện nay, càng hiện đại thì nhiều cô dâu, chú rể là người bản địa đã bị cuốn hút bởi những trang phục cưới bạc triệu, sang trọng, chạy xô với những tiệc cưới tại các nhà hàng, địa điểm nỗi tiếng,…

Phong cách chụp ảnh cưới rất riêng, đầy cuốn hút của vợ chồng H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su, ảnh: Dagout Adam
Phong cách chụp ảnh cưới rất riêng, đầy cuốn hút của vợ chồng H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su, ảnh: Dagout Adam

Thế nhưng, ở một gốc cạnh nào đó, có thể họ đang dần đánh mất đi bản sắc dân tộc của mình.

“Rồi đây, chúng ta sẽ không còn nhìn thấy những đám cưới giản dị, chân chất mà không cổ hủ, những cặp đôi đẹp rạng rỡ bên trang phục truyền thống,… nếu không níu giữ những hình ảnh đơn sơ này”, Điểu Su chia sẻ.

Bộ ảnh cưới “sang chảnh” và ý nghĩa

Được sự “cho phép” của vợ chồng H' Hà Rơ Lưk, Điểu Su, tay “nhiếp ảnh” Adam không ngần ngại lục tung album ảnh cưới của cặp đôi này cho tôi được tận mắt chiêm ngưỡng.

Đó là những tấm ảnh cô dâu H' Hà Rơ Lưk tươi cười cùng chú rể Điểu Su bên “Ông” voi Khăm Sen (nhà vô địch Lễ hội đua voi năm 2017).

“Ông” voi Khăm Sen bên cặp đôi H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su, ảnh: Dagout Adam
“Ông” voi Khăm Sen bên cặp đôi H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su, ảnh: Dagout Adam

Nhắc đến Khăm Sen, Adam cho biết, tục lệ của người M’Nông - những người thuần voi điệu nghệ nhất Tây Nguyên thường gọi voi bằng “Ông” để thể hiện sự tôn kính của họ đối với loài vật đầy sức mạng, thông minh nhưng lại hết sức hiền hoà này.

Theo Adam, anh không tốn nhiều thời gian để thực hiện bộ ảnh này, bởi “Ông” voi Khăm Sen rất hiền, vui vẻ và tương tác rất tốt khi được chụp hình. Để rồi, tác phẩm: cặp đôi bên nhà rông cùng Khăm Sen, chú rể cưỡi Kham Sen,…

Bộ ảnh, cặp đôi M'Nông bên nhà rông cùng “Ông” voi Khăm Sen, ảnh: Dagout Adam
Bộ ảnh, cặp đôi M'Nông bên nhà rông cùng “Ông” voi Khăm Sen, ảnh: Dagout Adam
Bộ ảnh, cặp đôi M'Nông bên nhà rông cùng “Ông” voi Khăm Sen, ảnh: Dagout Adam
Bộ ảnh, cặp đôi M'Nông bên nhà rông cùng “Ông” voi Khăm Sen, ảnh: Dagout Adam
Bộ ảnh, cặp đôi M'Nông bên nhà rông cùng “Ông” voi Khăm Sen, ảnh: Dagout Adam
Bộ ảnh, cặp đôi M'Nông bên nhà sàn cùng “Ông” voi Khăm Sen, ảnh: Dagout Adam

Tương tự, những bức ảnh như: Những buổi chiều mơ màng thả mình trên hồ Lắk cùng chiếc thuyền độc mộc; Những lần xuống sông mò cua bắt ốc; Những lần lên rẫy hái bắp hái rau rừng... Tất cả bộ ảnh điều mang một phong cách riêng, cuốn hút người xem.

Cặp đôi H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su thả mình trong một buổi chiều mơ màng trên hồ Lắk cùng chiếc thuyền độc mộc, ảnh: Dagout Adam
Cặp đôi H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su thả mình trong một buổi chiều mơ màng trên hồ Lắk cùng chiếc thuyền độc mộc, ảnh: Dagout Adam
Cặp đôi H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su thả mình trong một buổi chiều mơ màng trên hồ Lắk cùng chiếc thuyền độc mộc, ảnh: Dagout Adam
Cặp đôi H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su thả mình trong một buổi chiều mơ màng trên hồ Lắk cùng chiếc thuyền độc mộc, ảnh: Dagout Adam
Căp đôi M'Nông mỗi lần xuống sông mò cua bắt ốc, ảnh: Dagout Adam
Căp đôi M'Nông mỗi lần xuống sông mò cua bắt ốc, ảnh: Dagout Adam

Nhắc về bộ ảnh cưới của cặp đôi người M’Nông mà mình thực hiện, tay “nhiếp ảnh” Dagout Adam, đặt nhiều tâm tư nhất từ trước đến giờ.

Những lần lên rẫy hái bắp hái rau của cặp đôi H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su, ảnh: Dagout Adam
Những lần lên rẫy hái bắp hái rau của cặp đôi H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su, ảnh: Dagout Adam
Những lần lên rẫy hái bắp hái rau của cặp đôi H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su, ảnh: Dagout Adam
Những lần lên rẫy hái bắp hái rau của cặp đôi H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su, ảnh: Dagout Adam
Những lần lên rẫy hái bắp hái rau của cặp đôi H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su, ảnh: Dagout Adam
Những lần lên rẫy hái bắp hái rau của cặp đôi H' Hà Rơ Lưk và Điểu Su, ảnh: Dagout Adam

“Cô dâu đã liên lạc và đặt lịch chụp với tôi từ gần một năm trước và để tôi hoàn toàn chủ động lên ý tưởng, chọn địa điểm chụp.

Tôi biết người M’nông nổi tiếng với tài thuần voi ở Tây Nguyên nên khi biết cả cô dâu và chú rể đều là người M’nông gợi ý cho họ chụp với voi, nhà sàn nguyên sơ còn sót lại, chụp bên hồ Lắk tại buôn cổ M’Liêng,…”, Adam cho biết thêm.

Cũng qua đây, Adam cho rằng, xu hướng ngày càng có nhiều cặp đôi Tây Nguyên muốn thực hiện những bộ ảnh prewedding thật đẹp, thật ý nghĩa trước ngày trọng đại của đời mình.

Nhiều người chọn phong cách ảnh cưới theo phong cách Hàn, phong cách Tây,… Tuy nhiên, cũng không ít người “níu giữ” cuội nguồn thay vì chạy theo những trào lưu, bằng việc chọn cho mình một bộ ảnh gần gũi, mộc mạc, có thể thực hiện ngay tại quê hương, buôn làng mà vẫn không kém phần “sang chảnh” và ý nghĩa.

Kim Đồng
TIN LIÊN QUAN

Săn voi trắng rừng Tây Nguyên

Hữu Long |

Cánh thợ săn voi (gru) ngang dọc khắp dải rừng Tây Nguyên ai chả mong mọi lần trong đời săn được loài voi trắng quý hiếm. Nghề săn voi rừng vốn khốc liệt nhưng chỉ cần thuần được voi trắng, thợ săn mặc nhiên được dân làng ngưỡng vọng. Và dĩ nhiên, đã nói đến nghề săn voi thì không thể không nhắc đến Amakong, cả đời săn được 298 con trong đó có 3 con voi trắng. Vua voi Amakong qua đời đã lâu nhưng những giai thoại về thời săn voi đến nay vẫn được con cháu kể lại.

Sống chậm ở Dran - Thị trấn cổ bên “Hòn ngọc xanh” của Tây Nguyên

Minh Phạm |

Tuy chỉ cách TP. Đà Lạt 40 km, thị trấn Dran (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) vẫn là một nơi vắng bóng du khách, êm ả nép mình bên hồ Đa Nhim - nơi được mệnh danh là “Hòn ngọc xanh” của Tây Nguyên. Nếu là một người yêu thích sự yên bình, nét hoài cổ lãng mạn thì thị trấn lưng đèo này xứng đáng dành ra một vài ngày để dạo chơi.

Thiếu nữ duyên dáng trổ tài nấu món ẩm thực Tây Nguyên

Hữu Long |

Trong khuôn khổ các hoạt động tại Lễ hội càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, ngày 13.3, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thi Ẩm thực Tây Nguyên với sự tham gia của 32 đơn vị là các nhà hàng, khách sạn… trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên

Rộn rã chợ tình Tây Nguyên

Hữu Long |

Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Ea Tam (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) còn được gọi là Chợ tình Tây Nguyên. Chợ tình Tây Bắc lại diễn ra ở Tây Nguyên nhưng vẫn giữ trọn nét văn hóa, bản sắc của người đồng bào phía Bắc.

Chạm chân đến ngôi làng Bahnar “đẹp nhất Tây Nguyên”

Phạm Ly |

Ngủ quên giữa sự tĩnh mịch của đại ngàn, những ngôi nhà sàn cổ hơn 50 năm tuổi của làng Kon Sơ Lăl cũ (Chư Păh, Gia Lai) từ lâu đã vắng nhịp chày giã gạo và tiếng cười của trẻ nhỏ, chỉ còn hình bóng của vài bậc lão niên ở lại để giữ lấy hồn cốt của ngôi làng Bahnar từng được mệnh danh là “báu vật kiến trúc Tây Nguyên”.

Tết đến Tây Nguyên ngắm mùa “hoa tuyết”

Phạm Ly |

Những vạt hoa cà phê trắng xóa là đặc trưng “có một không hai” của Tây Nguyên mỗi mùa giáp Tết. Mùi hoa cà phê phảng phất trong tiết trời hanh hao, nhiều gió báo hiệu một năm mới trở về trên vùng đất đỏ bazan với nhiều lễ hội dân tộc độc đáo.

Người Tây Nguyên chọn xe máy làm phương tiện về nhà đón Tết

Hữu Long |

Vì nhiều lý do nên không ít người dân ở Tây Nguyên lựa chọn xe gắn máy là phương tiện để trở về nhà trong dịp tết. Để về nhà sum vầy ngày cuối năm, họ phải vượt qua các đoạn đường đèo quanh co, cái lạnh tê buốt...

Hành trình mang cây đào xứ Bắc lên rẻo cao Tây Nguyên

Hữu Long |

Với mong muốn có thêm sự lựa chọn chơi hoa trong dịp tết, một ít người dân ở Tây Nguyên đã trồng và nhân rộng thành công giống hoa đào Nhật Tân...

Rực rỡ sắc màu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên trên đường phố Pleiku

Phạm Ly |

Những dàn cồng, dàn chiêng, trống, cà kheo, đoàn múa hề, múa xoang... đã xuất hiện trên đường phố Pleiku chiều 30.11, lễ hội diễu hành đường phố này đã mở màn cho Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 tại Gia Lai.

Trải nghiệm ẩm thực Tây Nguyên tại Festival văn hóa cồng chiêng 2018

Phạm Ly |

Phở khô, gà nướng, cơm lam, thịt dê/heo/bò xiên nướng, măng rừng, lá mì cà đắng, thịt bò một nắng, cá sông Sê San, các loại thức uống như cà phê, rượu cần… có tại khu ẩm thực Tây Nguyên và ẩm thực 3 miền sẽ xuất hiện trong Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018.

Gia Lai chuẩn bị khởi động Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018

Phạm Ly |

Với chủ đề Cồng chiêng và lễ hội dân gian Tây Nguyên, chuỗi hoạt động văn hóa – du lịch sẽ diễn ra vào thời điểm Gia Lai đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm khi tiết trời se lạnh và các loại hoa như dã quì, cỏ hồng dần nhuộm sắc trên các vạt đồi mờ sương.

Huyền thoại về những “kiến trúc sư” không biết chữ

Phạm Ly (tổng hợp) |

Được làm nên từ đôi bàn tay và khối óc của những bậc thầy người Bahnar về kiến trúc nhà Rông cổ, và điều đặc biệt là các “kiến trúc sư” dù không biết chữ, không có một bản vẽ thiết kế vẫn dựng lên mái nhà Rông lớn nhất Tây Nguyên một cách vững chãi, thách thức mưa nắng trong hàng trăm năm.

1200 nghệ nhân sẽ tham gia biểu diễn tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 Gia Lai

Phạm Ly |

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 2 - 4.11 với sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên.

Gặp người gìn giữ thanh âm của đại ngàn Tây Nguyên

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

Với niềm đam mê và khả năng làm nhạc cụ dân tộc thiên phú, Rơ Chăm Tih được biết đến như một người gìn giữ những thanh âm của đại ngàn Tây Nguyên.