Y Lâm Đăng Bing - Chàng "Đam San" đi tìm ước mơ điện ảnh

Hữu Long |

Vượt ra khỏi cánh cổng của buôn làng khó nghèo, chàng trai người M’Nông Y Lâm Đăng Bing chọn nghề làm phim với khao khát giới thiệu rộng rãi văn hóa đồng bào Tây Nguyên đến thế giới điện ảnh. Có người còn gọi anh là “Đam San” thời hiện đại vì trong anh luôn có những ước mơ đầy táo bạo, mạnh dạn sử dụng văn hóa Tây Nguyên làm nền tảng để làm ra những thước phim sinh động, cuốn hút người xem.

Trước khi biết Đăng, tôi chỉ mới xem một số dự án phim ngắn của anh qua Facebook và Youtube. Mãi sau này tình cờ đọc dòng tranh luận của Đăng với một số người về quan niệm “văn hóa” trên mạng xã hội, tôi lại càng muốn gặp gỡ, trò chuyện với anh.

Chuyện là có người hỏi Đăng rằng: “Mày bảo yêu văn hóa đồng bào sao chưa bao giờ thấy mặc đồ truyền thống của người M’Nông. Mày mất gốc rồi còn cố gắng tìm hiểu về làm phim về đồng bào làm gì?”  Đáp lại, Đăng lý giải sự hiểu biết của bản thân về văn hóa dân tộc mình chưa nhiều. Muốn làm phim về Tây Nguyên nhưng anh tự nhủ cần trao dồi, học tập không ngừng…

Y Lâm Đăng Bing chọn nghề làm phim với khao khát giới thiệu rộng rãi văn hóa đồng bào Tây Nguyên đến thế giới điện ảnh.
Y Lâm Đăng Bing chọn nghề làm phim với khao khát giới thiệu rộng rãi văn hóa đồng bào Tây Nguyên đến thế giới điện ảnh.

Tâm niệm giữ bản sắc quê hương

Như bao vùng đất bí ẩn ở Tây Nguyên bạt ngàn, hồ Lắk (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là địa danh đến nay vẫn mang trong mình nhiều màu sắc huyền bí. Nơi đây bao đời nuôi dưỡng những người con M’Nông thuần hậu, quanh năm cần cù lao động chịu khó. Cũng tại đây, cậu bé Đăng từ khi ra đời đã được thừa hưởng sự thông minh của cha cùng đức tính tảo tần của mẹ.

Từ nhỏ, Đăng đã yêu thích phim ảnh. Có lẽ vì thế nên tình yêu nghệ thuật điện ảnh lớn dần theo năm tháng trong anh. Học hết 12, Đăng xin gia đình thi vào trường điện ảnh ở TP. HCM nhưng không nhận được sự ủng hộ từ người thân. Tạm gác nỗi niềm riêng, anh nộp đơn theo học ngành Quản lý đất đai, Trường Đại học Tây Nguyên. Vừa học theo ý gia đình, Đăng tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ làm phim. Ngoài giờ lên lớp, Đăng lên mạng tìm tòi, học cách đạo diễn làm phim, dựng phim từ các bộ phim truyện, phim văn hóa…

Y Lâm Đăng Bing thường sử dụng văn hóa Tây Nguyên làm nền tảng để làm ra những thước phim sinh động, cuốn hút người xem.
Y Lâm Đăng Bing thường sử dụng văn hóa Tây Nguyên làm nền tảng để làm ra những thước phim sinh động, cuốn hút người xem.

Thời gian đầu trên giảng đường đại học, Đăng sử dụng điện thoại quay lại những video ngắn về cuộc sống sinh viên trên ghế nhà trường, quay về cuộc sống của người M’Nông. Những kịch bản đầu tiên tuy vụng về, ngô nghê nhưng nhận được sự ủng hộ từ phía bạn bè, thầy cô. Mãi đến năm 2013, sau khi tham dự án làm phim ngắn “Tôi yêu nước sạch” do Quỹ Unilever Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước tổ chức phát động, phóng sự “Một ngày không có nước sạch” của anh đã vượt qua nhiều nhà làm phim chuyên nghiệp để xuất sắc đoạt giải nhất.

Trong phóng sự, Đăng ghi lại câu chuyện đứa trẻ vùng sâu vượt rừng tìm nước mang cho cha ốm đau và hình ảnh phung phí sử dụng nước sạch của nhiều người dưới xuôi. Nhờ những thước phim có sự tương phản mạnh mẽ, mang hơi thở cuộc sống của người dân Tây Nguyên của Đăng đã chinh phục được những giám khảo khó tính nhất.

Từ số tiền đoạt giải trong cuộc thi “Tôi yêu nước sạch”, năm 2013, Đăng một mình xuống TP. HCM để theo đuổi nghiệp làm phim. Thời gian đầu, anh phụ việc tại các đoàn làm phim để có thêm thu nhập và tự trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về điện ảnh. Vừa học nghề, Đăng cũng lần lượt cho ra một số video ngắn về nhiều mặt của xã hội được chia sẻ trên Youtube thu hút hàng triệu người theo dõi.

 Hành trình tìm về cội nguồn

Nhiều người vẫn nói Y Lâm Đăng Bing  là  chàng “Đam San” thời hiện đại với ước mơ trở thành nhà làm phim chuyên nghiệp.
Nhiều người vẫn nói Y Lâm Đăng Bing là chàng “Đam San” thời hiện đại với ước mơ trở thành nhà làm phim chuyên nghiệp.

Có một thực tế đáng buồn là những giá trị văn hóa tinh thần Tây Nguyên từng khiến bao người say đắm giờ đang dần bị thay thế bởi văn hóa ngoại lai cùng lối sống gấp gáp, hiện đại. Bản thân Đăng tuy sống ở TP. HCM nhưng mỗi khi nhớ về nhà, anh vẫn khắc khoải, đau đáu trước sự mai một trong đời sống vật chất, tinh thần của người Tây Nguyên. Nếu thế hệ hôm nay không sớm hành động, anh lo ngại chính con cháu người M'Nông, Ê Đê, J Rai… sau này sẽ không còn biết về những giá trị văn hóa ngàn đời của ông cha họ.

Nghĩ vậy, Đăng tạm xa thành phố để tìm trở về quê nhà sưu tầm, lưu giữ văn hóa sắp bị mất đi. Một mình lang thang khắp nẻo buôn làng, đến đâu anh đều ghi chép tỉ mỉ, dùng máy quay ghi lại những tư liệu sinh hoạt sống động của người dân. Trên hành trình của mình, những điều mới mẻ, lạ lẫm, Đăng đều ghi chú vào sổ để về nhà tham vấn ý kiến của các chuyên gia văn hóa người địa phương. Cuối cùng kết quả của 2 năm miệt mài tự nghiên cứu là Đăng có được hàng chục thước phim quý giá, khắc họa chân thực về cuộc sống, con người Tây Nguyên như cách người Ê Đê dựng làm nhà sàn, người M Nông dệt chiếu, tạc tượng nhà mồ…

Dịp cuối năm, Đăng khá bận rộn với hàng loạt dự án  phim nhưng vẫn chủ động gặp tôi ở một quán cà phê tại TP. Buôn Ma Thuột. Trong chuyến về nhà lần này, Đăng đang có nhiều dự định sắp thực hiện nhưng có lẽ điều khiến tôi thích thú là ý tưởng làm phim điện ảnh về bảo tồn voi Tây Nguyên và văn hóa người M’Nông cổ.

Y Lâm Đăng Bing vẫn thường xuyên trao dồi thêm văn hóa các dân tộc ở nhiều nơi để có thêm kiến thức, phục vụ niềm đam mê điện ảnh của mình.
Y Lâm Đăng Bing vẫn thường xuyên trao dồi thêm văn hóa các dân tộc ở nhiều nơi để có thêm kiến thức, phục vụ niềm đam mê điện ảnh của mình.

Để thực hiện các dự án, anh đã lên ý tưởng xây dựng một ngôi làng ngay ở hồ Lắk để khắc họa trọn vẹn lối sống, sinh hoạt hằng ngày của đồng bào. Riêng đề án phim điện ảnh về văn hóa người M’Nông với số tiền dự kiến hàng chục tỉ đồng của Đăng ngay lập tức có nhà đầu tư ở TP. HCM cam kết đồng hành thực hiện. Đăng tin rằng nếu dự án phim hoàn thành, ngôi làng trong phim sẽ là nơi bảo tồn văn hóa và điểm du lịch của mọi người khi đến với Đắk Lắk.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Nét tương đồng giữa những đồi chè Mộc Châu và Trung Mang

Thanh Hải |

Cách Hà Nội đến 200km, nhưng cao nguyên Mộc Châu luôn đông nghẹt du khách từ thủ đô đổ về. Sức hút mãnh liệt của vùng thảo nguyên đầy cỏ hoa, không khí mát lành còn có những đồi chè xanh bát ngát.

Không sợ thêm chi phí, chỉ ngại không minh bạch

Thanh Hải |

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có tờ trình HĐND tỉnh này xem xét việc thu phí du khách tham quan đảo Lý Sơn. Xung quanh đề xuất này có nhiều ý kiến trái chiều.

Sắm tết – câu chuyện hiện đại hay truyền thống?

Thúy Hiền |

Tết đến xuân về luôn là dịp sum họp đoàn viên của mỗi gia đình, tuy nhiên, với các chị em phụ nữ, đây cũng là lúc đau đầu khi phải vừa tất bật dọn dẹp nhà cửa lại phải sắm sửa Tết sao cho thật tươm tất nhưng vẫn phù hợp với túi tiền.

Du lịch Tết và nỗi lo tăng giá

Thúy Hiền |

Không chỉ lo ngại về tình trạng quá tải của các điểm du lịch mỗi độ tết đến xuân về, vấn đề đáng quan tâm của nhiều người khi chọn trải nghiệm du lịch trong tết còn là việc các dịch vụ trong suốt chuyến đi tại thời điểm này cũng “đội” giá trên trời.

Tết Nguyên đán - Đi hay trở về?

Thúy Hiền |

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết Kỷ Hợi. Giờ khắc giao mùa thiêng liêng này chính là dịp gia đình đoàn viên, sum họp bên nhau sau một năm học tập, làm việc bận rộn vất vả. Quan niệm này dường như đã ăn sâu vào tâm thức người Việt. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, xu hướng chọn đi du lịch nghỉ dưỡng để “trốn” Tết đang ngày một nở rộ và thịnh hành, gây ra tranh cãi giữa nhiều thế hệ: Tết là dịp nên đi hay trở về?

Đèo Hải Vân – quyến rũ nhưng đầy thách thức

Thúy Hiền |

Ngày 8.1.2019, một xe khách chở 21 sinh viên khi đổ đèo Hải Vân đã lao xuống vực sâu khiến một nữ sinh thiệt mạng và 9 người bị thương nặng. Vụ tai nạn nghiêm trọng này một lần nữa đã dấy lên nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trên cung đường kỳ vĩ nhưng đầy thách thức này.

48 giờ ở Đà Nẵng của ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc- Song Seung-heon

Trà Bang |

Ngoài việc tham dự một buổi chụp hình thời trang cho một tạp chí của Hàn Quốc tại Furama Resort Đà Nẵng. Nam tài tử còn tranh thủ thưởng thức một số món ăn đầm ấm đậm vị miền Trung tại nhà hàng Danaksara nổi tiếng của khu nghỉ mát và lưu trú tại căn phòng Tổng thống vạn người mê ở đây.

“Chúng tôi chỉ là người tiếp thu và chấp hành!”

Khiết Linh |

Dự án Trung tâm Điện ảnh và dịch vụ văn hoá (TTĐADVVH) Sao Việt, được đầu tư xây dựng tại số 10 Hoàng Hoa Thám, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Công trình nhằm phục vụ nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi... của người dân.