Những "sự tích" thú vị đằng sau tên gọi các điểm đến nổi tiếng (phần 1)

Thúy Hiền (Tổng hợp) |

Đằng sau mỗi cái tên luôn là một câu chuyện, với bất kì địa danh nào chúng ta đã từng đặt chân qua hoặc đã từng biết đến cũng đều có một "sự tích" thú vị về tên gọi cũng như nguồn gốc hình thành nên vùng đất, địa danh đó. 

Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm - hình ảnh đẹp của Hà Nội gắn với những sự tích hấp dẫn. Ảnh: Internet
Hồ Hoàn Kiếm - hình ảnh đẹp của Hà Nội gắn với những sự tích hấp dẫn. Ảnh: Internet

Thủ đô Hà Nội đã từng trải qua rất nhiều lần "thay tên đổi họ" trong lịch sử, có những cái tên chính thống được ghi chép trong sử sách, cũng có những cái tên được truyền miệng từ đời trước đến đời sau. Trong đó, vùng đất kinh kỳ này nổi tiếng nhất với hai tên gọi: Thăng Long và Hà Nội.

Tên gọi Thăng Long gắn liền với sự kiện dời đô của vua Lý Thái Tổ. Sử sách kể rằng sau khi lên ngôi vua vào năm 1009, vua Lý Thái Tổ nhận thấy rằng kinh đô Hoa Lư bốn bề chật hẹp, núi giăng hiểm trở, không xứng đáng để trở thành vùng đất định đô của một dân tộc, khó để xây dựng được một đất nước phồn thịnh nên bèn quyết định dời đô. Sau khi xem xét khắp toàn cõi, Người nhân thấy chỉ có Đại La là nơi thắng địa, "ở trung tâm trời đất", địa hình và phong thủy đều xứng đáng trở thành vùng đất kinh kỳ. Sau khi tham kiến quần thần và nhận được sự đồng thuận nhất trí cao, Lý Thái Tổ soạn "Chiếu dời đô". Truyền thuyết kể rằng, mùa thu năm 1010, khi thuyền dời đô của vua về đến thành Đại La, ngay lúc ấy nhà vua nhìn thấy hình ảnh rồng bay lên, uốn lượn như chào đón và hân hoan trước một thời kỳ hưng thịnh mới sắp mở ra cho toàn dân tộc. Nhân đó, nhà vua đã đổi tên Đại La thành Thăng Long.

Tên gọi Hà Nội xuất hiện từ năm 1831, khi vua Minh Mạng tổ chức một cuộc hành chính lớn và chia lại cả nước thành 29 tỉnh lị. Thăng Long lúc bấy giờ nằm trong tỉnh Hà Nội, có nghĩa là "vùng đất trong sông" bởi nơi này được bao bọc bởi dòng sông Hồng. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng tên gọi này bắt nguồn từ một địa danh ở Trung Quốc nằm ở phía Bắc sông Hoàng Hà. Khi xưa, trong sách Mạnh Tử từng ghi: "Quả nhân chi ư quốc dã, tận tâm yên nhĩ hĩ. Hà Nội hung, tắc di kỳ dân ư Hà Đông, di kỳ túc ư Hà Nội" (Tức: Ta toàn tâm toàn lực cai trị nước Lương, vùng Hà Nội bị tai hoạ thì đưa dân về Hà Đông, đưa thóc từ Hà Đông về Hà Nội). Sau này, vùng đất Hà Nội ở Trung Quốc được đổi tên thành Thẩm Dương từ năm 1913.

Đà Nẵng

Cầu Rồng - biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Saigon Tourist
Cầu Rồng - biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Saigon Tourist

Theo các nhà ngôn ngữ học, Đà Nẵng là tên gọi xuất phát từ tiếng Chăm: "đà" là dòng sông, "nẵng" là rộng lớn, tức là để chỉ dòng sông Hàn rộng lớn chảy qua vùng đất này. Nhà nghiên cứu Lê Văn Hảo cũng chỉ ra rằng Đà Nẵng là phiên âm tiếng Hán của từ Chăm "hang danak" để gọi tên địa danh này, thực tài tình khi có thể mượn từ của một ngôn ngữ, phiên âm sang một ngôn ngữ khác nhưng vẫn không làm mất đi tinh thần và ý nghĩa của từ gốc vốn có.

Cũng có thuyết cho rằng, cái tên Đà Nẵng bắt nguồn từ vị trí địa lý thuận lợi của mình. Đà Nẵng nằm ngay dưới chân đèo Hải Vân hướng về phía Nam, thời tiết cách nhau một con đèo nhưng khác biệt rất rõ nét. Ngày trước, mỗi khi vào mùa mưa, phía Bắc đèo đều mưa tầm tã không ngớt, trong khi phía Nam đèo lại mưa ít, nhanh tạnh. Mỗi khi nhìn sang vùng trời phía Nam bên kia đèo hửng nắng, người dân phía Bắc đèo thường kêu lên "Đã nắng, đã nắng". Có thể do phương ngữ miền Trung thường hơi khó nghe, "Đã" nghe thành "Đà", "Nắng" nghe thành "Nẵng", gọi nhiều thành quen nên vùng đất này có tên là Đà Nẵng.

Sài Gòn

Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao. Ảnh: Kênh 14
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao. Ảnh: Kênh 14

Sài Gòn là tên gọi cũ của Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Theo học giả - nhà văn Vương Hồng Sển, khi người Hoa tụ về vùng đất này vào năm 1773, họ nhận ra đây là một nơi "ăn nên làm ra" cần được củng cố và phát triển thêm nữa. Người Hoa cho đắp thêm bờ kênh cao ráo và kiên cố, gọi vùng này là Tai-Ngon hay Tin-Gan mà theo tiếng Hán Việt là Đề Ngạn. Đề Ngạn phát âm theo tiếng Quảng Đông là Thầy Ngồn hay Thì Ngòn, sau nhiều năm thì gọi trại đi là Sài Gòn.

Còn với học giả người Pháp Louis Malleret cho rằng Sài Gòn xuất phát từ từ "Tây ngòn" - nghĩa là cống phẩm của phía Tây (Tây Cống). "Tây ngòn" phát âm theo giọng người Hoa thành Sài Gòn. Sở dĩ có sự lý giải này bởi theo sử sách, khi Campuchia bị chia tách thành hai xứ sở thì cả hai nhà vua đều phải nộp cống phẩm cho chúa Nguyễn ở vùng đất này. 

Thúy Hiền (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập

Tường Minh |

Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập (1868 -1966) là một phòng trưng bày chuyên đề rất thú vị về Sài Gòn xưa được thực hiện trong không gian một ngôi nhà cổ - kiến trúc Pháp hai tầng trong khuôn viên di tích Dinh Độc Lập vừa mới mở cửa đón khách tham quan.

Thúy Hồ - đâu chỉ có “non xanh - nước biếc...”

Lục Tùng |

Vừa bước vào Tây môn (cổng phía Tây), bên trên nổi bật bức hoành phi “Hà xán âu tường” được viết theo lối chữ “thảo” đã gợi cho tôi cảm xúc lâng lâng với bầu trời rợp cánh hải âu giữa chiều rượm sắc đỏ hoàng hôn... Nhưng, những làn sóng gợn trên mặt Thúy Hồ do cơn mưa khuấy động đã nhắc nhớ tôi về cuộc gặp gỡ lịch sử cách đây gần 80 năm của hai vĩ nhân của Cách mạng Việt Nam.

Vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa nên thơ của Vũng Rô

ĐÌNH PHÙNG |

Từ lưng chừng Đèo Cả, phóng tầm mắt ra xa ngắm toàn cảnh Vũng Rô hùng vĩ với những đảo xa đảo gần, cùng với núi Đá Bia uy nghi quy tụ lại tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp của trời cao biển rộng, xanh thẳm ngút ngàn. Vũng Rô là một trong những vịnh đẹp nổi tiếng không chỉ của Phú Yên mà là của cả khu vực ven biển miền Trung.

Ninh Bình: Cận cảnh Nhà thờ đá hơn 120 năm tuổi

NGUYỄN TRƯỜNG |

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một Quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Huyền sử Jơ Rai về sự hình thành “Đôi mắt Pleiku”

Phạm Ly |

Chỉ tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp hoang dại của “đôi mắt Pleiku” mà chưa nghe qua những sự tích truyền miệng về sự hình thành của nó thì giống như mới chỉ biết đến một nửa vẻ đẹp của danh thắng này.

Chùm ảnh: Khách phương xa tìm đến Hội Sâm Ngọc Linh

ĐỖ VẠN |

Tiếp nối thành công lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ nhất, UBND huyện Nam Trà My đã tổ chức lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 2 với chủ đề “Hương sắc sâm Ngọc Linh”. Hàng trăm khách từ khắp nơi trong nước lặn lội đường xa tìm đến để chọn mua loại lâm đặc sản quý hiếm này.

Mực Nháy - “níu chân” du khách

THÂN BA |

 “Mực Nháy” món ăn đặc sản nức tiếng tại vùng đất Kỳ Anh- Hà Tĩnh đã thực sự “níu” bước du khách thời gian qua…

“Khoai xéo” món ăn gợi nhớ tuổi thơ của người Nghệ Tĩnh

ANH ĐỨC |

Khoai xéo – một đặc trưng món ăn của người xứ Nghệ ở cả 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh, món ăn mà bất cứ ai dù ở quê hay xa quê, khó có thể nào quên. 

Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập

Tường Minh |

Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập (1868 -1966) là một phòng trưng bày chuyên đề rất thú vị về Sài Gòn xưa được thực hiện trong không gian một ngôi nhà cổ - kiến trúc Pháp hai tầng trong khuôn viên di tích Dinh Độc Lập vừa mới mở cửa đón khách tham quan.

Thúy Hồ - đâu chỉ có “non xanh - nước biếc...”

Lục Tùng |

Vừa bước vào Tây môn (cổng phía Tây), bên trên nổi bật bức hoành phi “Hà xán âu tường” được viết theo lối chữ “thảo” đã gợi cho tôi cảm xúc lâng lâng với bầu trời rợp cánh hải âu giữa chiều rượm sắc đỏ hoàng hôn... Nhưng, những làn sóng gợn trên mặt Thúy Hồ do cơn mưa khuấy động đã nhắc nhớ tôi về cuộc gặp gỡ lịch sử cách đây gần 80 năm của hai vĩ nhân của Cách mạng Việt Nam.

Vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa nên thơ của Vũng Rô

ĐÌNH PHÙNG |

Từ lưng chừng Đèo Cả, phóng tầm mắt ra xa ngắm toàn cảnh Vũng Rô hùng vĩ với những đảo xa đảo gần, cùng với núi Đá Bia uy nghi quy tụ lại tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp của trời cao biển rộng, xanh thẳm ngút ngàn. Vũng Rô là một trong những vịnh đẹp nổi tiếng không chỉ của Phú Yên mà là của cả khu vực ven biển miền Trung.

Ninh Bình: Cận cảnh Nhà thờ đá hơn 120 năm tuổi

NGUYỄN TRƯỜNG |

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một Quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Huyền sử Jơ Rai về sự hình thành “Đôi mắt Pleiku”

Phạm Ly |

Chỉ tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp hoang dại của “đôi mắt Pleiku” mà chưa nghe qua những sự tích truyền miệng về sự hình thành của nó thì giống như mới chỉ biết đến một nửa vẻ đẹp của danh thắng này.

Chùm ảnh: Khách phương xa tìm đến Hội Sâm Ngọc Linh

ĐỖ VẠN |

Tiếp nối thành công lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ nhất, UBND huyện Nam Trà My đã tổ chức lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 2 với chủ đề “Hương sắc sâm Ngọc Linh”. Hàng trăm khách từ khắp nơi trong nước lặn lội đường xa tìm đến để chọn mua loại lâm đặc sản quý hiếm này.

Mực Nháy - “níu chân” du khách

THÂN BA |

 “Mực Nháy” món ăn đặc sản nức tiếng tại vùng đất Kỳ Anh- Hà Tĩnh đã thực sự “níu” bước du khách thời gian qua…

“Khoai xéo” món ăn gợi nhớ tuổi thơ của người Nghệ Tĩnh

ANH ĐỨC |

Khoai xéo – một đặc trưng món ăn của người xứ Nghệ ở cả 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh, món ăn mà bất cứ ai dù ở quê hay xa quê, khó có thể nào quên.