Quan xưởng triều Nguyễn qua Châu bản Di sản tư liệu thế giới

Khánh Tường |

Lần đầu tiên, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ “Quan xưởng triều Nguyễn qua Châu bản Di sản tư liệu thế giới”.

Triển lãm sẽ khai mạc vào sáng 25.4 tại khu vực Trường Lang (Đại Nội Huế) trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”.

Dưới triều Nguyễn, quan xưởng (các xưởng sản xuất thủ công do nhà nước quản lý) được triều đình đặc biệt quan tâm. Đây không chỉ là nơi chế tạo cung ứng các vật dụng phục vụ nhà vua và hoàng tộc mà còn là nơi sản xuất các trang thiết bị phục vụ hoạt động quốc phòng, kinh tế, đời sống dân sinh của quốc gia.

Tượng rồng bằng vàng và gỗ để trang trí phòng của vua do Quan xưởng triều Nguyễn chế tạo. Niên hiệu Thiệu Trị thứ 2 (1842).
Tượng rồng bằng vàng và gỗ để trang trí phòng của vua do Quan xưởng triều Nguyễn chế tạo. Niên hiệu Thiệu Trị thứ 2 (1842).

Vì vậy triều đình đã rất chú trọng xây dựng hệ thống quan xưởng tập trung ở kinh đô, các vùng phụ cận và một số tỉnh thành trong cả nước.

Tại đây ngoài những vật dụng dùng trong hoàng gia như đồ ngự dụng, đồ trang trí, các vật liệu để kiến thiết cung điện, thành quách, lăng tẩm; quan xưởng còn sản xuất các loại tàu thuyền, súng pháo, đạn dược, tiền tệ quốc gia…

Mũ thượng triều của vua Triều Nguyễn (1802 – 1945) được làm bằng vàng, đá quý, san hô, do Quan xưởng chế tác.

Bộ đồ rượu bằng bạc mạ vàng. Niên hiệu Khải Định (1916- 1925) do Quan xưởng triều Nguyễn chế tạo.

Phần lớn thợ nghề làm việc tại các quan xưởng là những người tài hoa được tuyển chọn khắt khe từ các làng nghề truyền thống trong cả nước.

Vì vậy sản phẩm của quan xưởng không chỉ có giá trị phục vụ đời sống mà một số đã đạt đến độ tinh mĩ...

Kiếm Triều Nguyễn (1802 – 1945) được làm bằng vàng, ngọc, đồi mồi và thép do Quan xưởng chế tạo.
Kiếm Triều Nguyễn (1802 – 1945) được làm bằng vàng, ngọc, đồi mồi và thép do Quan xưởng chế tạo.

Triển lãm bố cục làm 5 phần với các chủ đề: Đúc tiền; Chế tạo vũ khí; Chế tạo, sửa chữa tàu thuyền; Chế tạo đồ ngự dụng; Sản xuất vật liệu phục vụ xây dựng kiến thiết…

Khánh Tường
TIN LIÊN QUAN

Công Viên Imjingak – Khát vọng từ vùng đất "chết"

Việt Anh |

Công viên Imjingak (tên Hán Việt là Lâm Tân Các) là một công viên nằm bên bờ sông Imjin giới quân sự 7km, được xây dựng năm 1972 trong niềm hy vọng thống nhất trên bán đảo Triều Tiên. Hiện nay Imjingak là địa điểm du lịch hàng đầu về chủ đề chiến tranh Triều Tiên.

Ngắm những cây cầu ngói độc đáo ở Ninh Bình.

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan. 

“Để gió cuốn đi” tưởng niệm 18 năm ngày Trịnh qua đời

Hoàng Văn Minh |

“Để gió cuốn đi” – tên một cuộc triển lãm mỹ thuật tưởng niệm 18 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời xa cõi tạm do Gác Trịnh tổ chức vừa khai mạc.

Gác Trịnh – Một chốn lui về

THUỲ TRANG |

Ghé Gác Trịnh một buổi trưa chớm hạ, những vị khách lạ ngỡ ngàng khi căn gác cũ mà lại sáng bừng. Nơi ấy như chất chứa một miền thương cho một chốn lui về của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn.

Công Viên Imjingak – Khát vọng từ vùng đất "chết"

Việt Anh |

Công viên Imjingak (tên Hán Việt là Lâm Tân Các) là một công viên nằm bên bờ sông Imjin giới quân sự 7km, được xây dựng năm 1972 trong niềm hy vọng thống nhất trên bán đảo Triều Tiên. Hiện nay Imjingak là địa điểm du lịch hàng đầu về chủ đề chiến tranh Triều Tiên.

Ngắm những cây cầu ngói độc đáo ở Ninh Bình.

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan. 

“Để gió cuốn đi” tưởng niệm 18 năm ngày Trịnh qua đời

Hoàng Văn Minh |

“Để gió cuốn đi” – tên một cuộc triển lãm mỹ thuật tưởng niệm 18 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời xa cõi tạm do Gác Trịnh tổ chức vừa khai mạc.

Gác Trịnh – Một chốn lui về

THUỲ TRANG |

Ghé Gác Trịnh một buổi trưa chớm hạ, những vị khách lạ ngỡ ngàng khi căn gác cũ mà lại sáng bừng. Nơi ấy như chất chứa một miền thương cho một chốn lui về của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn.