Hoa Ajisai - vẻ đẹp của mùa mưa Nhật Bản

Phạm Ly (tổng hợp) |

Nhật Bản mùa hè là mùa đắm chìm trong sắc hoa và các lễ hội truyền thống. Đây cũng chính là điểm thu hút khách du lịch đến thăm xứ sở Mặt trời. Tại đây, quý khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa hướng dương, hoa oải hương, hoa diên vỹ và những bông cẩm tú cầu xinh đẹp.
Cẩm tú cầu mọc nhiều nơi trên đất nước "Mặt trời mọc".Video: Ohayo Japan
Trong tiếng Nhật, hoa cẩm tú cầu được gọi tên là Ajisai là được mệnh danh là loài hoa biểu tượng cho mùa mưa ở “xứ sở mặt trời mọc” vì tháng 6 là tháng đánh dấu sự thay đổi của thời tiết, những ngày mưa bắt đầu kéo dài dai dẳng và cũng là lúc những khóm hoa tú cầu nở rộ khắp nơi, từ vườn nhà, công viên, hai bên đường ray tàu hoả, lối vào đền chùa… Một trong những vẻ kỳ diệu của hoa Ajisai là sự đổi màu ngoạn mục hồng, xanh dương, tím, trắng… tùy vào độ pH của đất trồng.
 
Hơn 1 vạn đóa cẩm tú cầu thuộc hơn 50 chủng loại khác nhau nở rộ tại chùa Mimuroto-ji, thành phố Uji, tỉnh Kyoto. Tương truyền rằng, nếu ai tìm thấy cẩm tú cầu hình trái tim sẽ tìm được tình yêu đích thực.

Hoa cẩm túc cầu (dương tử, bát tiên, dương tú cầu…) là loài hoa không xa lạ gì với người Việt Nam, tuy nhiên ở Nhật Bản, Ajisai được trồng thành vườn ở rất nhiều nơi vì tình yêu thiên nhiên và văn hóa hưởng hoa theo mùa của người Nhật. Họ yêu mến cái đẹp và biết gìn giữ những gì là của chung cộng đồng. Vì là loại hoa mang biểu tượng cho sự tinh khiết và hoang dại nên cẩm tú cầu được trồng ở nhiều đền, chùa và dần trở thành tên gọi cho một số ngôi đền tại Nhật.

 
 Chùa Yata-dera tại thành phố Yamatokoriyama, tỉnh Nara được xem là nơi sinh của Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Nhật. Khách đến đây còn có thể thưởng thức món cơm chay mang tên "Ajisai bentou" ở khu vực nghỉ ngơi của các sư thầy bên trong sân chùa.
 
“Ajisai Densha – tàu điện hoa cẩm tú” tại Kanagawa.
Vào mùa hè, người ta thường nhắc nhiều đến mùa Ajisai tại tỉnh Kanagawa. Ở đây chuyến tàu điện cáp treo qua núi tại Hankone, thuộc công ty đường sắt tại Hankone Tozan còn có tên gọi khác là “Ajisai Densha – tàu điện hoa cẩm tú”. Cái tên này bắt nguồn từ việc hành khách có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của những khóm tú cầu mọc hai bên đường mỗi khi mùa mưa đến. Giữa tháng 6 hàng năm, tuyến đường tàu chạy còn được trang trí thêm đèn để du khách có thể ngắm hoa cẩm tú khi đêm xuống.
 
Lối lên ngập hoa cẩm tú cầu tại đền Meigetsu-in. 
Dừng ở nhà ga đông nam Kita Kamakura, ta ghé thăm đền Meigetsu-in ở thành phố Kamakura, ngôi đền được biết đến là “Ajisaidera – đền tú cầu”. Dọc hai bên đường, các bậc đá dẫn lên đền đều là hoa tú cầu. Giữa tháng 6 hằng năm, hơn 2500 khóm hoa tú cầu quanh ngôi đền thi nhau đua nở tại nên những mảnh xanh da trời rực rỡ, màu sắc đó được người Nhật ví von là “màu xanh Meigetsu-in”.

Phần lớn tú cầu ở đây là “Hime Ajisai”, có nghĩa là “Công chúa tú cầu” trong tiếng Anh. Nhỏ hơn một chút so với các loài khác cùng họ, cánh hoa Hime Ajisai có màu xanh nhạt, đậm dần lên cùng những cơn mưa và dần tàn phai rơi rụng khi tháng 7 về.

 
Tượng thần hộ vệ ở đền Meigetsuin khá đặc biệt với chiếc áo khoác trắng chấm bi màu xanh. Thông thường, thần hộ vệ (jizo) được mặc trang phục màu đỏ sáng. 
 
 Những tấm thẻ cầu nguyện có hình vẽ đóa tú cầu xanh biếc.
Cẩm tú cầu ở Vườn quốc gia thực vật Kobe, tỉnh Hyogo được người dân địa phương này mệnh danh là “hoa quốc dân”. Hiện 50.000 khóm hoa cẩm tú cầu được trồng tập trung thuộc 350 chủng loại biến nơi đây thành một trong những địa điểm trồng Ajisai nổi tiếng miền Tây Nhật Bản.
 
 
Hơn 50.000 khóm hoa Ajisai tại Vườn thực vật quốc gia thành phố Kobe, tình Hyogo. 

Du khách có thể tìm thấy những giống tú cầu quì hiếm, khó thấy ở nơi khác tại Vườn quốc gia thực vật thành phố Kobe.

Một số hình ảnh khác về mùa hoa cẩm tú cầu 2018 tại tu viện Tane (thành phố Kananio) Nhật bản

Ảnh: internet

Phạm Ly (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Huyền sử Jơ Rai về sự hình thành “Đôi mắt Pleiku”

Phạm Ly |

Chỉ tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp hoang dại của “đôi mắt Pleiku” mà chưa nghe qua những sự tích truyền miệng về sự hình thành của nó thì giống như mới chỉ biết đến một nửa vẻ đẹp của danh thắng này.

Chùm ảnh: Khách phương xa tìm đến Hội Sâm Ngọc Linh

ĐỖ VẠN |

Tiếp nối thành công lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ nhất, UBND huyện Nam Trà My đã tổ chức lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 2 với chủ đề “Hương sắc sâm Ngọc Linh”. Hàng trăm khách từ khắp nơi trong nước lặn lội đường xa tìm đến để chọn mua loại lâm đặc sản quý hiếm này.

Mực Nháy - “níu chân” du khách

THÂN BA |

 “Mực Nháy” món ăn đặc sản nức tiếng tại vùng đất Kỳ Anh- Hà Tĩnh đã thực sự “níu” bước du khách thời gian qua…

“Khoai xéo” món ăn gợi nhớ tuổi thơ của người Nghệ Tĩnh

ANH ĐỨC |

Khoai xéo – một đặc trưng món ăn của người xứ Nghệ ở cả 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh, món ăn mà bất cứ ai dù ở quê hay xa quê, khó có thể nào quên. 

Chiêm ngưỡng những thắng cảnh "thu nhỏ" qua bộ ảnh "Gia Lai - nhìn từ trên cao"

Phạm Ly |

Bộ ảnh “Gia Lai – nhìn từ trên cao” là những khoảng khắc được anh Phan Nguyên ghi lại trong những chuyến đi trong suốt 3 năm qua. Bằng tình yêu với mảnh đất Gia Lai, anh đã “thu nhỏ” các thắng cảnh và tạo ra nhiều góc nhìn mới lạ cho những điểm đến vốn đã quen thuộc.

Ấn tượng nghi thức đổi gác ở Kinh thành Huế

KHÁNH NGUYÊN |

Lễ đổi gác tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế là một trong những nghi lễ Cung đình được phục dựng mới đây, từ việc phục dựng lễ đổi gác thì du khách sẽ hiểu thêm về những nét văn hóa của Triều đình nhà Nguyễn.

Ghé thăm hàng thông "trăm tuổi" trên cao nguyên Pleiku

Phạm Ly |

Được trồng bởi những người công nhân đồn điền Sở Trà thời kì Pháp thuộc, những tán thông già dặn đã lớn lên theo thời gian, kết thành bóng mát trên một con đường liên thôn khiến cho ai ngang qua vùng đất này cũng phải ngỡ ngàng

Bánh lá dừa - món quà đi cùng ký ức người miền Tây

Theo Ngoisao.net |

Miếng nếp dẻo béo thơm cùng nước cốt dừa nằm trong nhánh lá cuốn tròn như chiếc lò xo của bánh lá dừa in đậm ký ức tuổi thơ của nhiều người miền Tây.

Huyền sử Jơ Rai về sự hình thành “Đôi mắt Pleiku”

Phạm Ly |

Chỉ tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp hoang dại của “đôi mắt Pleiku” mà chưa nghe qua những sự tích truyền miệng về sự hình thành của nó thì giống như mới chỉ biết đến một nửa vẻ đẹp của danh thắng này.

Chùm ảnh: Khách phương xa tìm đến Hội Sâm Ngọc Linh

ĐỖ VẠN |

Tiếp nối thành công lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ nhất, UBND huyện Nam Trà My đã tổ chức lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 2 với chủ đề “Hương sắc sâm Ngọc Linh”. Hàng trăm khách từ khắp nơi trong nước lặn lội đường xa tìm đến để chọn mua loại lâm đặc sản quý hiếm này.

Mực Nháy - “níu chân” du khách

THÂN BA |

 “Mực Nháy” món ăn đặc sản nức tiếng tại vùng đất Kỳ Anh- Hà Tĩnh đã thực sự “níu” bước du khách thời gian qua…

“Khoai xéo” món ăn gợi nhớ tuổi thơ của người Nghệ Tĩnh

ANH ĐỨC |

Khoai xéo – một đặc trưng món ăn của người xứ Nghệ ở cả 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh, món ăn mà bất cứ ai dù ở quê hay xa quê, khó có thể nào quên. 

Chiêm ngưỡng những thắng cảnh "thu nhỏ" qua bộ ảnh "Gia Lai - nhìn từ trên cao"

Phạm Ly |

Bộ ảnh “Gia Lai – nhìn từ trên cao” là những khoảng khắc được anh Phan Nguyên ghi lại trong những chuyến đi trong suốt 3 năm qua. Bằng tình yêu với mảnh đất Gia Lai, anh đã “thu nhỏ” các thắng cảnh và tạo ra nhiều góc nhìn mới lạ cho những điểm đến vốn đã quen thuộc.

Ấn tượng nghi thức đổi gác ở Kinh thành Huế

KHÁNH NGUYÊN |

Lễ đổi gác tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế là một trong những nghi lễ Cung đình được phục dựng mới đây, từ việc phục dựng lễ đổi gác thì du khách sẽ hiểu thêm về những nét văn hóa của Triều đình nhà Nguyễn.

Ghé thăm hàng thông "trăm tuổi" trên cao nguyên Pleiku

Phạm Ly |

Được trồng bởi những người công nhân đồn điền Sở Trà thời kì Pháp thuộc, những tán thông già dặn đã lớn lên theo thời gian, kết thành bóng mát trên một con đường liên thôn khiến cho ai ngang qua vùng đất này cũng phải ngỡ ngàng

Bánh lá dừa - món quà đi cùng ký ức người miền Tây

Theo Ngoisao.net |

Miếng nếp dẻo béo thơm cùng nước cốt dừa nằm trong nhánh lá cuốn tròn như chiếc lò xo của bánh lá dừa in đậm ký ức tuổi thơ của nhiều người miền Tây.