Chùa Từ Hiếu - Cổ tự độc đáo bậc nhất xứ Huế

PHÚC ĐẠT |

Chùa Từ Hiếu (đường Lê Ngô Cát, TP. Huế) được nhiều du khách gần xa biết đến vì lịch sử lâu đời, nguồn gốc tên gọi, những ngôi mộ dành cho thái giám... Những ngày gần đây, đông đảo khách thập phương tìm hiểu, tìm về vì hiện nay, chùa là nơi tịnh dưỡng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ đây cho đến cuối đời.

Cổng tam quan và hồ bán nguyêt của chùa Từ Hiếu. Ảnh: PĐ.
Cổng tam quan và hồ bán nguyêt của chùa Từ Hiếu. Ảnh: PĐ.

Tại sao chùa mang tên Từ Hiếu?

Chuyện bắt đầu từ cuộc đời một nhà sư có pháp danh là Nhất Định. Năm 1843, sau khi từ chức Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự và trao quyền trụ trì chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, nhà sư Nhất Ðịnh đã dựng lên Thảo Am An Dưỡng để tịnh tu và dưỡng mẹ già.

Các tăng ni, Phật tử lễ Phật tại chánh điện. Ảnh: PĐ.
Các tăng ni, phật tử lễ Phật tại chánh điện. Ảnh: PĐ.

Một ngày nọ, mẹ của nhà sư Nhất Định bị bệnh rất nặng. Nhà sư lo thuốc thang, hết lòng chăm sóc nhưng bệnh tình của mẹ vẫn không khỏi. Có người khuyên nhà sư nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, bởi mẹ nhà sư đã quá suy nhược cơ thể.

Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, sư Nhất Định vẫn chống gậy băng rừng lội suối, xuống chợ cách Thảo Am An Dưỡng hơn 5km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ tẩm bổ.

Nhiều du khách đến chùa để hành hương, lễ Phật. Ảnh: PĐ.
Nhiều du khách đến chùa để tham quan, lễ Phật. Ảnh: PĐ.

Câu chuyện của sư Nhất Định đến tai Tự Đức vốn là một vị vua rất hiếu thảo với mẹ. Vua Tự Đức rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên đã ban tên Từ Hiếu tự cho Thảo Am An Dưỡng và ban tiền để tu sửa lại. “Thảo Am An Dưỡng” được mang tên chùa Từ Hiếu từ đó.

Nghĩa trang thái giám

Một số ngôi mộ trong khuôn viên chùa Từ Hiếu. Ảnh: PĐ.
Một số ngôi mộ trong khuôn viên chùa Từ Hiếu. Ảnh: PĐ.

Ngoài điển tích kỳ lạ trên, chùa Từ Hiếu còn nổi tiếng với một nghĩa trang “độc nhất vô nhị”. Nghĩa trang này là nơi chôn cất các quan thái giám của triều Nguyễn năm xưa. Cũng chính vì lẽ đó nên ngoài tên gọi Từ Hiếu, chùa còn có các tên gọi khác như “chùa Thái giám” hay “chùa Hoạn quan”.

Ngày nay, cách chính điện khoảng 50m về phía bên trái, khu mộ địa với hơn 20 ngôi mộ chính là khu nghĩa trang thái giám “có một không hai” này.

Nhiều người ngồi dưới tháp chuông của chùa để Thiền, tìm sự an yên trong cõi lòng. Ảnh: PĐ.
Nhiều người ngồi dưới tháp chuông của chùa để Thiền, tìm sự an yên trong cõi lòng. Ảnh: PĐ.

Ngoài ra, đây là nơi mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xuất gia tu học năm ngài 16 tuổi. Đến nay, sau khi trở về Việt Nam, ngày 28.10, Thiền sư đã trở về với Tổ đình Từ Hiếu và mong muốn được tịnh dưỡng ở đây cho đến lúc viên tịch.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh dạo chùa cùng các tăng ni, Phật tử. Ảnh: PĐ.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dạo chùa cùng các tăng ni, Phật tử. Ảnh: PĐ.
Hàng ngày, có rất đông các tăng ni, Phật tử đứng trước lối ra vào nơi Thiền Sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng để mong được gặp ngài. Ảnh: PĐ.
Hàng ngày, có rất đông các tăng ni, Phật tử đứng trước lối ra vào nơi Thiền Sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng để mong được gặp ngài. Ảnh: PĐ.
Các tăng ni, phật tử từ khắp nơi cùng hát Thiền ca trong khuôn viên chùa Từ Hiếu. Ảnh: PĐ.
PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Khám quá ngôi chùa từng làm nơi dự trữ lương thảo của nghĩa quân Tây Sơn

NGUYỄN VÂN |

Cách TP. Quy Nhơn khoảng 15km, dọc theo tỉnh lộ 640, Tịnh xá Ngọc Sơn nằm dưới chân núi Phụng Kỳ (hay còn gọi núi Kiều Ngựa) nay là núi Kỳ Sơn thuộc xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Như lạc giữa không gian tâm linh Nhật Bản trong lòng Pleiku

Phạm Ly (Tổng hợp) |

Nằm trên đường Nguyễn Viết Xuân, cách trung tâm thành phố 2km, chùa Minh Thành là một quần thể kiến trúc Phật giáo rộng lớn tọa lạc trên ngọn đồi thoai thoải ở phía Tây Nam của TP. Pleiku (Gia Lai).

Chùa Bửu Minh - chốn du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến với Pleiku

Phạm Ly |

Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Nguyên do sự yên bình từ khung cảnh. Tháp chùa trang nghiêm, quanh năm đứng giữa bốn bề là những đồi chè xanh hút mắt

Đầu làng có một Thánh đường

Tường Minh |

Buổi sáng thức dậy ở một vùng giáp biên. Chưa kịp tận hưởng cảm giác một mình bơ vơ xứ lạ thì đã thấy ngỡ ngàng khi trước mặt là một Thánh đường Hồi giáo. Là tôi đang lọt thỏm giữa làng Chăm Đa Phước, một cộng đồng người hồi giáo ở huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Huyền thoại về những “kiến trúc sư” không biết chữ

Phạm Ly (tổng hợp) |

Được làm nên từ đôi bàn tay và khối óc của những bậc thầy người Bahnar về kiến trúc nhà Rông cổ, và điều đặc biệt là các “kiến trúc sư” dù không biết chữ, không có một bản vẽ thiết kế vẫn dựng lên mái nhà Rông lớn nhất Tây Nguyên một cách vững chãi, thách thức mưa nắng trong hàng trăm năm.

Ra Phú Quốc tu tâm giữa chốn tiên cảnh

Bảo Trung |

Từ lâu huyện đảo Phú Quốc đã nổi tiếng là địa danh sơn thủy hữu tình, được thiên nhiên ưu ái với vị trí đắc địa cùng với khí hậu ôn hòa, mát dịu quanh năm. Khách thập phương khi đến Phú Quốc ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, thưởng thức những món ăn hải sản đặc trưng còn có thể tĩnh tâm hướng thiện tại chùa Hộ Quốc (Thiền viện lớn nhất ở Phú Quốc hiện nay).

Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

NGUYỄN VÂN |

Với chiều cao 69m, đường kính chân tượng là 52m, tượng Phật Thích Ca, ở Chùa Ông Núi (Núi Bà) thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được xem là tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay.

Vẻ đẹp kỳ bí của những ngôi chùa Ấn giáo ở Sài Gòn

Tường Minh |

Ở 98 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1) có một ngôi chùa Ấn độc đáo và cổ xưa nhất ở Sài Gòn, được xây cất vào thế kỷ 19. Chùa còn có tên là chùa Ông, thờ Thần Subramaniam Swamy.

Khám quá ngôi chùa từng làm nơi dự trữ lương thảo của nghĩa quân Tây Sơn

NGUYỄN VÂN |

Cách TP. Quy Nhơn khoảng 15km, dọc theo tỉnh lộ 640, Tịnh xá Ngọc Sơn nằm dưới chân núi Phụng Kỳ (hay còn gọi núi Kiều Ngựa) nay là núi Kỳ Sơn thuộc xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Như lạc giữa không gian tâm linh Nhật Bản trong lòng Pleiku

Phạm Ly (Tổng hợp) |

Nằm trên đường Nguyễn Viết Xuân, cách trung tâm thành phố 2km, chùa Minh Thành là một quần thể kiến trúc Phật giáo rộng lớn tọa lạc trên ngọn đồi thoai thoải ở phía Tây Nam của TP. Pleiku (Gia Lai).

Chùa Bửu Minh - chốn du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến với Pleiku

Phạm Ly |

Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Nguyên do sự yên bình từ khung cảnh. Tháp chùa trang nghiêm, quanh năm đứng giữa bốn bề là những đồi chè xanh hút mắt

Đầu làng có một Thánh đường

Tường Minh |

Buổi sáng thức dậy ở một vùng giáp biên. Chưa kịp tận hưởng cảm giác một mình bơ vơ xứ lạ thì đã thấy ngỡ ngàng khi trước mặt là một Thánh đường Hồi giáo. Là tôi đang lọt thỏm giữa làng Chăm Đa Phước, một cộng đồng người hồi giáo ở huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Huyền thoại về những “kiến trúc sư” không biết chữ

Phạm Ly (tổng hợp) |

Được làm nên từ đôi bàn tay và khối óc của những bậc thầy người Bahnar về kiến trúc nhà Rông cổ, và điều đặc biệt là các “kiến trúc sư” dù không biết chữ, không có một bản vẽ thiết kế vẫn dựng lên mái nhà Rông lớn nhất Tây Nguyên một cách vững chãi, thách thức mưa nắng trong hàng trăm năm.

Ra Phú Quốc tu tâm giữa chốn tiên cảnh

Bảo Trung |

Từ lâu huyện đảo Phú Quốc đã nổi tiếng là địa danh sơn thủy hữu tình, được thiên nhiên ưu ái với vị trí đắc địa cùng với khí hậu ôn hòa, mát dịu quanh năm. Khách thập phương khi đến Phú Quốc ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, thưởng thức những món ăn hải sản đặc trưng còn có thể tĩnh tâm hướng thiện tại chùa Hộ Quốc (Thiền viện lớn nhất ở Phú Quốc hiện nay).

Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

NGUYỄN VÂN |

Với chiều cao 69m, đường kính chân tượng là 52m, tượng Phật Thích Ca, ở Chùa Ông Núi (Núi Bà) thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được xem là tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay.

Vẻ đẹp kỳ bí của những ngôi chùa Ấn giáo ở Sài Gòn

Tường Minh |

Ở 98 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1) có một ngôi chùa Ấn độc đáo và cổ xưa nhất ở Sài Gòn, được xây cất vào thế kỷ 19. Chùa còn có tên là chùa Ông, thờ Thần Subramaniam Swamy.