Độc đáo ngôi làng rước "ông lợn" bằng Kiệu tại Hà Nội

ANH THƯ |

Từ bao đời nay, vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm, dân làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông lợn”. Đây được coi là một nét đẹp văn hóa tâm linh độc đáo của người dân địa phương.

Theo ông Nguyễn Công Tầm - Phó ban Khánh tiết đình làng La Phù, lễ rước “ông lợn” là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi.

Vị lạc tướng tài ba đã hóa vào lúc 0h đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng. Từ đó, cứ đến ngày 13 tháng Giêng hàng năm, người dân xã La Phù lại tổ chức lễ hội rước lợn khao quân để tưởng nhớ ngày giỗ của Tam Lang Đại Vương.

Ông Tầm cho biết, để có một “ông lợn" to đẹp, dâng lên đức thánh, cả làng phải họp bàn để tìm ra cai đám (người được chọn nuôi lợn tế). Để trở thành cai đám, gia đình đó phải đăng ký từ những năm trước. Đặc biệt, gia đình được nhận nuôi “ông lợn” phải là gia đình hạnh phúc, có nếp có tẻ, sống văn minh và gia đình không có tang trong năm.

 

Chia sẻ về quá trình chăm sóc "ông lợn", ông Nguyễn Phú Sơn - xóm Chiến Thắng cho biết, năm nay nhà ông nhận nuôi 6 "ông lợn" cho cả các xóm khác trong làng. Quá trình chăm sóc các “ông lợn” rất cầu kỳ. Ngay từ khâu chọn lợn giống, lợn phải cân đối vóc dáng, tướng mã đẹp, lợn trắng và có đuôi dài.

Hàng ngày “ông lợn” được rửa mặt, tắm rửa sạch sẽ, chuồng trại thoáng mát. Đến tối lại buông màn, tránh muỗi, đảm bảo "ông lợn" có nước da trắng hồng, không có vết thâm sạm.

Vào thời điểm càng gần lễ hội, việc chăm sóc “ông lợn” càng cần cẩn thận hơn. Khoảng 3 tháng trước khi làm lễ tế, các gia đình cai đám thường chỉ cho "ông lợn" ăn cháo hoa và hoa quả.

Hay trước khi giết thịt “ông lợn”, gia đình cai đám phải làm lễ cúng thổ công táo quân tại nhà, chủ nhà cầm một nắm hương đốt đi trước, “ông lợn” cứ thế tự đi theo sau.

Mỗi "ông lợn" đều nặng hơn 2 tạ. Để rước ông lợn đến nhà giết thịt, không được dùng roi mà chỉ dùng tay để lùa, người thịt lợn không dùng dây trói “ông lợn” mà phải dùng tay để giữ. Khác với các con lợn bình thường, dân làng chỉ cần vật “ông lợn” ra một chiếc chăn bông trải dưới sân, là đã có thể dễ dàng hóa kiếp “ông lợn” mà không thấy tiếng gần rú như bình thường.

“Ông lợn” được làm sạch lông, người dân khéo léo bóc tấm mỡ lá kéo ra, phù kín trên tấm lưng, gắn thêm tai, mắt, móng bằng giấy đỏ trang trí cho ông lợn thêm sinh động.

Ngay từ khoảng 17h, các xóm trong làng đã bắt đầu đám rước. Đi đầu lễ rước từng xóm là hai lá cờ đại, đến phường bát âm, bàn lộc, quả xôi và lễ lợn. Cả làng ngày ấy sáng rực đèn lồng. Sau khi các “ông lợn” được khiêng vào hết trong đình, người dân làm lễ dâng hương, khi đồng hồ điểm 12h, lễ tế mới bắt đầu.

Đến sáng ngày 14 tháng Giêng, trước sự chứng kiến đông đủ của cả làng, các cụ trong làng sẽ công bố điểm thi xem "ông lợn" xóm nào đẹp hơn và trao phần thưởng. Sau đó mỗi xóm lại khiêng ‘ông lợn” về và xẻ thịt, chia lộc thánh cho từng nhà.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Ngày càng hấp dẫn khách du lịch

An Thượng |

Không chỉ thu hút người dân địa phương, du khách trong nước đến tham quan, hành hương, viếng chùa dịp Tết nguyên đán, mà khu danh thắng Ngũ Hành Sơn ngày càng thu hút các đoàn khách du lịch quốc tế. Riêng dịp Tết này có trên 6 vạn lượt người tham quan.

Lòng thành dâng Đức Thánh Tản

Đỗ Doãn Hoàng |

Thánh Tản Viên (Sơn Tinh) là một trong tứ bất tử của tâm thức dân gian Việt Nam. Đình Ngoài, thôn Thạch, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội suốt nhiều thế hệ, đã luôn kính ngưỡng thờ Thánh Sơn Tinh. Hội làng Thạch tổ chức nhằm ngày mùng 6 tháng Giêng (Âm lịch) hằng năm.

Vui Xuân Kỷ Hợi: Sắc thái văn hoá Bắc Giang

M. K |

Trong hai ngày mồng 5 và 6 Tết (9 - 10.2.2019), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tổ chức chương trình Tết "Vui Xuân Kỷ Hợi: Sắc thái văn hóa Bắc Giang" tại Hà Nội.

Những ngôi đền, chùa linh thiêng ở miền Bắc nên đi lễ đầu năm

ANH THƯ (TH) |

Đầu năm mới, mong muốn đi lễ, hành hương là phần không thể thiếu trong tâm niệm mỗi người Việt. Đến đây, không chỉ dừng lại ở việc cầu bình an và may mắn mà còn là nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền.

Hàng ngàn du khách đổ về trẩy hội Đống Đa Tây Sơn

NGUYỄN VÂN |

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn dường như đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc của tỉnh Bình Định. Đây là dịp để nhân dân trong tỉnh và du khách thập phương sống lại những năm tháng quật khởi của phong trào nông dân Tây Sơn.

Người Tây Nguyên chọn xe máy làm phương tiện về nhà đón Tết

Hữu Long |

Vì nhiều lý do nên không ít người dân ở Tây Nguyên lựa chọn xe gắn máy là phương tiện để trở về nhà trong dịp tết. Để về nhà sum vầy ngày cuối năm, họ phải vượt qua các đoạn đường đèo quanh co, cái lạnh tê buốt...

Khánh thành bảo tượng Quan âm tại Biển Hồ, Pleiku,Gia Lai

Huỳnh Văn Truyền – Bích Thuỷ |

Biển Hồ như một viên ngọc bích được thiên nhiên ban tặng giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là “đôi mắt” của phố núi Pleiku. Sự hiện diện của bảo tượng Quan Âm hướng về thành phố đã tạo nên một niềm tin vững chắc như mẹ hiền luôn hướng về con trong vòng tay trìu mến và che chở. Biển Hồ trên phố núi Pleiku đã tạo nên một thắng cảnh đặc biệt và nguồn tâm linh màu nhiệm, hứa hẹn là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách mọi nơi về chiêm bái.

Ngôi chùa “oan khiên”

NGUYỄN VÂN |

Chùa Thập Tháp ở Bình Định (tên đầy đủ là Thập Tháp Di Đà Tự) được giải thích là do trước đây chùa có 10 ngôi tháp Chăm đã sụp đổ. Ban đầu, chùa được xây dựng lại từ gạch của 10 ngôi tháp cổ này. 

Ngày càng hấp dẫn khách du lịch

An Thượng |

Không chỉ thu hút người dân địa phương, du khách trong nước đến tham quan, hành hương, viếng chùa dịp Tết nguyên đán, mà khu danh thắng Ngũ Hành Sơn ngày càng thu hút các đoàn khách du lịch quốc tế. Riêng dịp Tết này có trên 6 vạn lượt người tham quan.

Lòng thành dâng Đức Thánh Tản

Đỗ Doãn Hoàng |

Thánh Tản Viên (Sơn Tinh) là một trong tứ bất tử của tâm thức dân gian Việt Nam. Đình Ngoài, thôn Thạch, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội suốt nhiều thế hệ, đã luôn kính ngưỡng thờ Thánh Sơn Tinh. Hội làng Thạch tổ chức nhằm ngày mùng 6 tháng Giêng (Âm lịch) hằng năm.

Vui Xuân Kỷ Hợi: Sắc thái văn hoá Bắc Giang

M. K |

Trong hai ngày mồng 5 và 6 Tết (9 - 10.2.2019), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tổ chức chương trình Tết "Vui Xuân Kỷ Hợi: Sắc thái văn hóa Bắc Giang" tại Hà Nội.

Những ngôi đền, chùa linh thiêng ở miền Bắc nên đi lễ đầu năm

ANH THƯ (TH) |

Đầu năm mới, mong muốn đi lễ, hành hương là phần không thể thiếu trong tâm niệm mỗi người Việt. Đến đây, không chỉ dừng lại ở việc cầu bình an và may mắn mà còn là nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền.

Hàng ngàn du khách đổ về trẩy hội Đống Đa Tây Sơn

NGUYỄN VÂN |

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn dường như đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc của tỉnh Bình Định. Đây là dịp để nhân dân trong tỉnh và du khách thập phương sống lại những năm tháng quật khởi của phong trào nông dân Tây Sơn.

Người Tây Nguyên chọn xe máy làm phương tiện về nhà đón Tết

Hữu Long |

Vì nhiều lý do nên không ít người dân ở Tây Nguyên lựa chọn xe gắn máy là phương tiện để trở về nhà trong dịp tết. Để về nhà sum vầy ngày cuối năm, họ phải vượt qua các đoạn đường đèo quanh co, cái lạnh tê buốt...

Khánh thành bảo tượng Quan âm tại Biển Hồ, Pleiku,Gia Lai

Huỳnh Văn Truyền – Bích Thuỷ |

Biển Hồ như một viên ngọc bích được thiên nhiên ban tặng giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là “đôi mắt” của phố núi Pleiku. Sự hiện diện của bảo tượng Quan Âm hướng về thành phố đã tạo nên một niềm tin vững chắc như mẹ hiền luôn hướng về con trong vòng tay trìu mến và che chở. Biển Hồ trên phố núi Pleiku đã tạo nên một thắng cảnh đặc biệt và nguồn tâm linh màu nhiệm, hứa hẹn là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách mọi nơi về chiêm bái.

Ngôi chùa “oan khiên”

NGUYỄN VÂN |

Chùa Thập Tháp ở Bình Định (tên đầy đủ là Thập Tháp Di Đà Tự) được giải thích là do trước đây chùa có 10 ngôi tháp Chăm đã sụp đổ. Ban đầu, chùa được xây dựng lại từ gạch của 10 ngôi tháp cổ này.