Những ngôi đền, chùa linh thiêng ở miền Bắc nên đi lễ đầu năm

ANH THƯ (TH) |

Đầu năm mới, mong muốn đi lễ, hành hương là phần không thể thiếu trong tâm niệm mỗi người Việt. Đến đây, không chỉ dừng lại ở việc cầu bình an và may mắn mà còn là nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền.

Chùa Hương

Từ lâu, chùa Hương trở thành địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Hà Nội. Hội chùa Hương diễn ra từ ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch. Tuy nhiên, những ngày đầu năm du khách đã nườm nượp về đây trẩy hội chùa.

Chùa Hương là di tích quốc gia đặc biệt, rất nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Ảnh TV.
Chùa Hương là di tích quốc gia đặc biệt, rất nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Ảnh TV.

Nơi đây là tập hợp của quần thể-văn hóa tôn giáo Việt Nam với nhiều ngôi chùa Phật, đền thờ, đình mà trung tâm của nó là Chùa Hương ở động Hương Tích.

Hành trình đến với chùa Hương không chỉ là hành trình về đất Phật, mà còn là dịp để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên trù phú.

Đền Hùng

Lễ hội chính của Đền Hùng (nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ) là ngày 10.3 Âm lịch nhưng người dân đã đi lễ từ những ngày đầu năm mới.

 

Nơi đây là cội nguồn của dân tộc Việt, là nơi các vua Hùng dựng nước. Người dân đi lễ chùa không đơn thuần chỉ là cầu may, cầu lộc mà còn để du ngoạn, bỏ lại những bộn bề cuộc sống ở phía sau để tận hưởng nơi tĩnh mịch, linh thiêng trong tiết trời mùa xuân.

Đền Bà Chúa Kho 

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán như đền Bà Chúa Kho (khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Ngôi đền này đông đúc vào dịp là đầu năm và cuối năm.

Đền Bà Chúa Kho.
Đền Bà Chúa Kho.

Theo lưu truyền, Bà Chúa Kho có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh). Khi bà mất, nhà vua thương tiếc nên phong cho Bà là Phúc Thần và người dân lập đền thờ tưởng nhớ công lao của Bà. Từ đó, những người kinh doanh dâng lễ đến cửa Bà với mong muốn việc kinh doanh, buôn bán trong năm mới được suôn sẻ và nhiều may mắn.

Đền Trần

Ngày 14 tháng Giêng, Lễ hội khai ấn đền Trần (Nam Định) chính thức diễn ra. Tương truyền, Ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 – 24h của ngày 14 tháng giêng. Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng.

Đây là tục lệ cổ tại Tiên Miếu nhà Trần (Phủ Thiên Trường xưa) với ý nghĩa nhân văn là cầu mong cho quốc thái, dân an; thiên hạ thái bình, thịnh trị; động viên mọi người bước vào năm mới mạnh khỏe, lao động hăng say, học tập, công tác tốt.

Ngay từ sáng sớm, nhiều du khách đã tới đền Trần để cầu may mắn, bình an.
Ngay từ sáng sớm, nhiều du khách đã tới đền Trần để cầu may mắn, bình an. Ảnh Linh Chi.

Đền Trần thờ các vua nhà Trần và các quan có công triều đại đó. Đền Trần gồm 3 công trình lớn là đền Thượng (đền Thiên Trường), đền Hạ (đền Cố Trạch) và đền Trùng Hoa. Phía ngoài là cổng ngũ môn có khắc chữ Hán. Mỗi đền phía trong sẽ có 5 gian tòa tiền đường, 5 gian tòa trung đường và 3 gian tòa chính tẩm. Giữa tiền đường và trung đường là 2 gian tả hữu và thiêu hương.

Yên Tử

Yên Tử là nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa Phật giáo lâu đời của Việt Nam. Ngoài làm lễ tế bái cầu một năm sung túc, bình an thì du khách đến đây cũng để cảm nhận sự thanh tịnh.

Chùa Đồng, Yên Tử. Ảnh: CTV
Chùa Đồng, Yên Tử. Ảnh: CTV

Hàng năm không chỉ Phật tử mà hàng ngàn du khách đến đây dâng hương. Trên đường đi, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những ngôi chùa, ngọn tháp bên những con suối, rừng cây. Lên đỉnh núi tựa như chạm đến cổng trời. Khi trời quang mây tạnh, từ đây có thể phóng tầm mắt dõi nhìn khắp vùng biển miền Đông Bắc.

ANH THƯ (TH)
TIN LIÊN QUAN

Về Quảng Nam ngắm dãy núi Bàn Than có tuổi đời hơn 400 triệu năm

ĐỖ VẠN |

Hàng trăm năm qua, người dân xã đảo Tam Hải vẫn luôn tự hào giữ được nguyên vẹn bản sắc văn hóa, đời sống của làng chài, xứ biển. Luôn tự hào về những điều không nơi nào có được, bởi nơi đây sở hữu dãy núi Bàn Than đẹp hút hồn có tuổi đời hơn 400 triệu năm.

Có một Nhật Bản bình yên giữa lòng Đà Lạt

Thúy Hiền |

Đà Lạt vốn được mệnh danh là trời Âu giữa đất Việt bởi kiến trúc cổ kính và khí hậu luôn mát mẻ, se lạnh, tuy nhiên, các bạn trẻ vẫn có thể tìm thấy địa điểm “sống ảo” đậm đà màu sắc Phù Tang ngay giữa lòng thành phố này mà không cần phải đi đâu xa xôi.

Săn ốc núi ở đại ngàn

HOÀNG TRINH |

Người dân ở Tây Nguyên muốn săn được loài ốc này phải lên tận vùng rừng ẩm ướt ở huyện K'Bang của Gia Lai. Chúng chỉ cư ngụ ở đây, ngoài ra không sống ở bất kỳ đâu khác. Ốc không có tên, nhưng người bản địa đặt tên cho chúng là "Ốc núi". Thịt của chúng rất ngon, bùi và thơm. Cũng vì món quý, nên người dân đổ xô đi săn cũng rất nhiều.

PiepMe - một mạng xã hội thuần Việt vừa ra mắt

Thanh Hải |

PiepMe là ứng dụng trên điện thoại di động, hoạt động như một mạng xã hội với đầy đủ tính năng theo xu hướng công nghệ 4.0: livestream, nhắn tin, gọi điện miễn phí... vừa mới ra mắt, đã thu hút hàng chục ngàn người sử dụng.

Xóm Ải, điểm du lịch mới lưu giữ bản sắc dân tộc độc đáo

TƯỜNG QUYÊN |

Với nền văn hoá đa dân tộc, sự độc đáo của bản sắc văn hoá thể hiện qua phong tục, tập quán, lối sống của các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông… Hoà Bình là nơi có những bản làng cổ xưa vẫn còn giữ nguyên nét truyền thống.

Ngọn núi người đẹp

Cà Tan |

Đàn bà Xê Đăng trên đỉnh Ngọc Linh không phấn son sặc sỡ, không váy hoa xúng xính nhưng họ sỡ hữu những cặp mắt xanh, da trắng, tóc vàng. Đàn ông Xê Đăng cao to vạm vỡ, mũi cao, tóc xoăn. Những đứa trẻ Xê Đăng ở đây không khác những đứa con của du khách phương Tây là mấy. Chỉ có điều họ uống rượu như nước và nhai thuốc lá như cơm. Trẻ con lên 10 đã biết ngất ngưỡng trong men say rượu cần…

Về Quảng Nam ngắm dãy núi Bàn Than có tuổi đời hơn 400 triệu năm

ĐỖ VẠN |

Hàng trăm năm qua, người dân xã đảo Tam Hải vẫn luôn tự hào giữ được nguyên vẹn bản sắc văn hóa, đời sống của làng chài, xứ biển. Luôn tự hào về những điều không nơi nào có được, bởi nơi đây sở hữu dãy núi Bàn Than đẹp hút hồn có tuổi đời hơn 400 triệu năm.

Có một Nhật Bản bình yên giữa lòng Đà Lạt

Thúy Hiền |

Đà Lạt vốn được mệnh danh là trời Âu giữa đất Việt bởi kiến trúc cổ kính và khí hậu luôn mát mẻ, se lạnh, tuy nhiên, các bạn trẻ vẫn có thể tìm thấy địa điểm “sống ảo” đậm đà màu sắc Phù Tang ngay giữa lòng thành phố này mà không cần phải đi đâu xa xôi.

Săn ốc núi ở đại ngàn

HOÀNG TRINH |

Người dân ở Tây Nguyên muốn săn được loài ốc này phải lên tận vùng rừng ẩm ướt ở huyện K'Bang của Gia Lai. Chúng chỉ cư ngụ ở đây, ngoài ra không sống ở bất kỳ đâu khác. Ốc không có tên, nhưng người bản địa đặt tên cho chúng là "Ốc núi". Thịt của chúng rất ngon, bùi và thơm. Cũng vì món quý, nên người dân đổ xô đi săn cũng rất nhiều.

PiepMe - một mạng xã hội thuần Việt vừa ra mắt

Thanh Hải |

PiepMe là ứng dụng trên điện thoại di động, hoạt động như một mạng xã hội với đầy đủ tính năng theo xu hướng công nghệ 4.0: livestream, nhắn tin, gọi điện miễn phí... vừa mới ra mắt, đã thu hút hàng chục ngàn người sử dụng.

Xóm Ải, điểm du lịch mới lưu giữ bản sắc dân tộc độc đáo

TƯỜNG QUYÊN |

Với nền văn hoá đa dân tộc, sự độc đáo của bản sắc văn hoá thể hiện qua phong tục, tập quán, lối sống của các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông… Hoà Bình là nơi có những bản làng cổ xưa vẫn còn giữ nguyên nét truyền thống.

Ngọn núi người đẹp

Cà Tan |

Đàn bà Xê Đăng trên đỉnh Ngọc Linh không phấn son sặc sỡ, không váy hoa xúng xính nhưng họ sỡ hữu những cặp mắt xanh, da trắng, tóc vàng. Đàn ông Xê Đăng cao to vạm vỡ, mũi cao, tóc xoăn. Những đứa trẻ Xê Đăng ở đây không khác những đứa con của du khách phương Tây là mấy. Chỉ có điều họ uống rượu như nước và nhai thuốc lá như cơm. Trẻ con lên 10 đã biết ngất ngưỡng trong men say rượu cần…