Áo dài trên con đường di sản

Khánh Tường |

“Áo dài trên con đường di sản” là chủ đề của lễ hội áo dài diễn ra vào đêm 28.4 tới đây tại Quảng trường Ngọ Môn trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2019.

Theo nhà thiết kế Minh Hạnh, người phụ trách thiết kế các chương trình lễ hội áo dài, một trong những hoạt động được chờ đợi nhất của Festival, thành phố Huế ngày nay đã mang đậm dấu ấn qua bộ tam biểu tượng “Áo dài - Nón lá - Tóc thề” và màu tím đặc trưng.

 

Nét văn hoá truyền thống này đã khắc sâu vào tâm trí nhiều thế hệ và du khách về bản sắc cho áo dài Huế - đó chính là màu “tím Huế”. Nó đã trở thành màu tím đặc trưng khi nhắc đến Huế.

 

Chưa có một vùng miền nào ở Việt Nam lại có cái "vốn liếng" quý giá đến như vậy. Chính những giá trị này đã làm cho thương hiệu thành phố Huế phát triển trường tồn.

Lễ hội Áo dài lần đầu tiên tại Festival Huế (cách đây 20 năm) đã trở thành một trào lưu sinh động để tất cả các thành phố lớn cùng sống, cùng thở với Lễ hội Áo dài.

 

Để có được sức sống ấy, lễ hội Áo dài mỗi Festival Huế được chăm chút với những đề tài "làm khó" các nhà thiết kế tài năng. Để áo dài phát triển và được mọi người yêu quý, tôn trọng, thì việc "làm mới" áo dài mang tính sáng tạo là rất cần thiết. 

Mỗi kỳ lễ hội Áo dài chính là cơ hội để áo dài thể hiện một sắc thái mới. Năm 2014, chủ đề của Lễ hội Áo dài Huế là “Thế giới trong tà áo dài Việt”. Năm 2017: “Hội họa Huế trong tà áo dài” và năm nay là “Áo dài trên con đường di sản”.

 

“Lễ hội Áo dài không phải là dịp để những người có nhiều thời gian rảnh rỗi, có dư dã tiền và thích chưng diện đến để livestream. Lại càng không phải là nơi tiêu phí thật nhiều tiền của dân để khuấy động một phong trào mang dáng vẻ văn hóa, mà chính là làm sao đem lại cho người dân một tinh thần mới, niềm tự hào về sự phát triển của áo dài, cũng đồng nghĩa với sự phát triển hình ảnh Việt Nam trong thời đại mới” – nhà thiết kế Minh Hạnh nói.

Cũng theo nhà thiết kế Minh Hạnh, “Việt Nam, với hơn 80 triệu dân yêu quý áo dài thì áo dài sẽ trở thành một sản phẩm thời trang mang lại công ăn việc làm cho nhiều người. Hơn hết, dù chưa ai trao tặng danh hiệu nào cho áo dài nhưng trong tâm thức của hầu hết người Việt, áo dài đã là một di sản văn hóa”.

 

Hơn 30 năm qua, Nhà thiết kế Minh Hạnh đã dành gần trọn tâm huyết của mình cho chiếc áo dài truyền thống Việt Nam.

Bề dày kinh nghiệm trong hoạt động thời trang đã giúp chị trở thành một nhà thiết kế có tầm ảnh hưởng lớn không những trong nước mà còn ở nước ngoài, qua những lần áo dài được vinh danh tại các trung tâm trình diễn thời trang danh giá như New York, Milan, Tokyo, Geneve, Paris.

Chị nhận được tước hiệu “Hiệp sĩ Nghệ thuật-Văn chương” do Chính phủ Pháp phong tặng (2006); Huân chương “Hiệp sĩ” của Chính phủ Italia (2018) về những đóng góp trao đổi văn hoá với các nước, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang; Giải thưởng “Culture and Art” tại Fukuoda - Nhật Bản năm 2016 và nhiều giải thưởng quốc tế khác.

Từ đầu thập niên 90 đến nay, tên tuổi của nhà thiết kế Minh Hạnh đã gắn liền với các kỳ Festival Huế.

Khánh Tường
TIN LIÊN QUAN

Triều Tiên không như… lời đồn: Chúng ta có thật sự hạnh phúc?

Lê Vân |

Chúng ta có hầu như tất cả mọi thứ: internet, smartphone, hàng trăm bạn trên facebook, những bức ảnh ngàn like... nhưng chúng ta có thực sự hạnh phúc? Người Triều Tiên đã giúp tôi trả lời phần nào câu hỏi đó và chính họ là những điều tuyệt vời nhất mà tôi nhớ về đất nước này.

Triều Tiên không như… lời đồn: Nhà ở, giáo dục và y tế miễn phí

Lê Vân |

Ở Triều Tiên, nhà ở, giáo dục và y tế được miễn phí hoàn toàn. Người dân ở đây không phải lo kiếm tiền để mua nhà vì đã có nhà nước cấp (có luôn giấy tờ sở hữu, có quyền để lại cho con cháu nhưng không được quyền mua bán).

Triều Tiên không như… lời đồn

Lê Vân |

Nhắc tới Triều Tiên, người ta thường nghĩ tới một quốc gia khép kín, cô lập, tụt hậu và bị cấm vận bủa vây. Những gì chúng ta biết được về đất nước này đa phần đều thông qua báo chí và... những lời đồn. Lời đồn vốn dĩ ít được kiểm chứng nên càng khiến nơi đây trở thành quốc gia bí ẩn bậc nhất thế giới.

Ảnh “sống ảo” quá lố sẽ đánh mất giá trị du lịch

THÚY HIỀN |

Gần đây, xu hướng chụp những bộ ảnh du lịch lung linh ảo diệu của giới trẻ ra đời dựa trên sự xuất hiện và phát triển của nhiều phần mềm chỉnh sửa ảnh trên điện thoại thông minh. Tuy nhiên, khi các bạn trẻ lạm dụng việc hậu kì cho bức ảnh quá đà đến mức thêm chim trời, khinh khí cầu, đổi màu các di tích… thì điều này đã gây nên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng.

Triều Tiên không như… lời đồn: Chúng ta có thật sự hạnh phúc?

Lê Vân |

Chúng ta có hầu như tất cả mọi thứ: internet, smartphone, hàng trăm bạn trên facebook, những bức ảnh ngàn like... nhưng chúng ta có thực sự hạnh phúc? Người Triều Tiên đã giúp tôi trả lời phần nào câu hỏi đó và chính họ là những điều tuyệt vời nhất mà tôi nhớ về đất nước này.

Triều Tiên không như… lời đồn: Nhà ở, giáo dục và y tế miễn phí

Lê Vân |

Ở Triều Tiên, nhà ở, giáo dục và y tế được miễn phí hoàn toàn. Người dân ở đây không phải lo kiếm tiền để mua nhà vì đã có nhà nước cấp (có luôn giấy tờ sở hữu, có quyền để lại cho con cháu nhưng không được quyền mua bán).

Triều Tiên không như… lời đồn

Lê Vân |

Nhắc tới Triều Tiên, người ta thường nghĩ tới một quốc gia khép kín, cô lập, tụt hậu và bị cấm vận bủa vây. Những gì chúng ta biết được về đất nước này đa phần đều thông qua báo chí và... những lời đồn. Lời đồn vốn dĩ ít được kiểm chứng nên càng khiến nơi đây trở thành quốc gia bí ẩn bậc nhất thế giới.

Ảnh “sống ảo” quá lố sẽ đánh mất giá trị du lịch

THÚY HIỀN |

Gần đây, xu hướng chụp những bộ ảnh du lịch lung linh ảo diệu của giới trẻ ra đời dựa trên sự xuất hiện và phát triển của nhiều phần mềm chỉnh sửa ảnh trên điện thoại thông minh. Tuy nhiên, khi các bạn trẻ lạm dụng việc hậu kì cho bức ảnh quá đà đến mức thêm chim trời, khinh khí cầu, đổi màu các di tích… thì điều này đã gây nên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng.