Du lịch miền Trung và 3,74 triệu tin bài liên quan từ khóa “chặt chém”

Hoàng Văn Minh |

Một trong những vấn nạn cản trở sự phát triển của du lịch miền Trung – Tây Nguyên, theo lời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là tình trạng “chặt chém” du khách kéo dài trong thời gian qua.

Hội nghị phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên vừa diễn ra tại Huế có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và hơn 500 đại biểu bao gồm lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, 19 tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên; các tổ chức quốc tế; doanh nghiệp; chuyên gia kinh tế, du lịch.

Nạn “chặt chém” của du lich miền Trung đã khiến nhiều du khách một đi không trở lại.
Nạn “chặt chém” của du lich miền Trung đã khiến nhiều du khách một đi không trở lại.

Theo ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chủ tịch Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, những năm gần đây, du lịch miền Trung - Tây Nguyên đã có những chuyển biến đáng ghi nhận.

Trong khu vực đã xuất hiện những điểm đến có thương hiệu và đẳng cấp quốc tế, thu hút ngày một nhiều khách du lịch trong và ngoài nước như Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt…

Bên cạnh đó, một số sản phẩm du lịch tiêu biểu đã hình thành như “Con đường di sản miền Trung” giữa các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.

Khai thông con đường xuyên Á phát triển du lịch trên tuyến hành lang Đông Tây kết nối các nước Myanmar, Lào, Thái Lan với các tỉnh miền Trung, Việt Nam.

Các chương trình du lịch như: "Ba quốc gia - một điểm đến", chuỗi các sản phẩm du lịch biển, đảo - du lịch sinh thái của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên…

Ông Phan Ngọc Thọ cho hay, trong năm 2018, khu vực miền Trung và Tây Nguyên đón khoảng 56 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đón hơn 9,5 triệu lượt (chiếm khoảng 28% khách quốc tế cả nước), tổng thu từ du lịch là hơn 110.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 18,75% tổng thu du lịch của cả nước).

Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch còn chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng to lớn của khu vực. Trong đó, nổi lên những tồn tại đáng lưu ý như lượt khách du lịch tương đối lớn nhưng phân bổ không đồng đều, đa số tập trung ở các điểm đến như Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt…

Tổng doanh thu từ du lịch còn thấp; chưa thu hút thị trường khách du lịch cao cấp; hệ thống hạ tầng du lịch còn hạn chế, cơ sở vật kỹ thuật còn thiếu; tính liên kết trong phát triển du lịch còn yếu…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên

Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thì du lịch 19 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đã đạt nhiều kết quả rất đáng mừng nhưng còn nhiều việc phải làm trong thời gian đến.

Thủ tướng nhắc lại những chuyện xấu xí của du lịch Việt Nam như tình trạng "chặt chém" du khách, vấn nạn taxi dù, chèo kéo bán hàng rong, mất vệ sinh, thiếu an ninh, lừa đảo khách du lịch…

“Ở miền Trung, tiềm năng lớn như vậy nhưng phải triệt tiêu những từ khóa như “chặt chém”. Hiện có 3,74 triệu tin bài liên quan từ khóa “chặt chém” này. Nhà hàng ở TP.Nha Trang bán đĩa trứng xào cà chua 500.000 đồng có phải là hiện tượng xấu không? Rồi xích lô đi lòng vòng lúc đầu đưa giá 20.000 đồng sau lấy 200.000 đồng…”, Thủ tướng nêu ví dụ.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tình trạng "chặt chém" du khách như trên đã làm xấu bộ mặt du lịch và hình ảnh người Việt Nam, đất nước Việt Nam anh hùng trong mắt bạn bè thế giới.

“Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ngành du lịch mà ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác, đến khả năng thu hút đầu tư”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương miền Trung - Tây Nguyên phải tăng cường các giải pháp để du lịch khu vực này độc đáo hơn, hấp dẫn hơn, tiếp cận dễ dàng hơn, nhiều dịch vụ tốt hơn, hoạt động phong phú hơn, hỗ trợ tốt hơn, giá cả phải chăng hơn...

Tất cả những vấn đề Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra là yếu tố quyết định tính bền vững của phát triển du lịch khu vực trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên và xa hơn là cả nước.

Nhưng trước khi nghĩ đến các giải pháp lớn, các địa phương nên đồng loạt, đồng bộ nghĩ đến giải pháp nhỏ hơn liên quan đến con số khủng khiếp: 3,74 triệu tin bài liên quan từ khóa “chặt chém” du khách!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Rộn rã chợ tình Tây Nguyên

Hữu Long |

Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Ea Tam (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) còn được gọi là Chợ tình Tây Nguyên. Chợ tình Tây Bắc lại diễn ra ở Tây Nguyên nhưng vẫn giữ trọn nét văn hóa, bản sắc của người đồng bào phía Bắc.

Mùa lá đỏ ở Hội An

ĐỖ VẠN - PHẠM LAN |

Mùa xuân đã “thấm sâu” vào từng đường làng ngõ xóm và vạn vật, cỏ cây đã thi nhau đua sắc trong khí trời ấy. Thế nhưng, ở giữa lòng Hội An, ngay lúc này, giữa lòng phố cổ, cây cối mới bắt đầu mùa lá đỏ.

Độc lạ những tượng Phật thời Nguyễn còn lại ở Huế

Hoàng Văn Minh |

Trong di sản văn hoá và nghệ thuật truyền thống của Phật giáo Việt Nam, điêu khắc tượng thờ có một lịch sử phát triển liên tục và cô đúc, phản ảnh sinh động đời sống tâm linh tín ngưỡng của nhiều thế hệ người dân Việt Nam.

Sắm tết – câu chuyện hiện đại hay truyền thống?

Thúy Hiền |

Tết đến xuân về luôn là dịp sum họp đoàn viên của mỗi gia đình, tuy nhiên, với các chị em phụ nữ, đây cũng là lúc đau đầu khi phải vừa tất bật dọn dẹp nhà cửa lại phải sắm sửa Tết sao cho thật tươm tất nhưng vẫn phù hợp với túi tiền.

Rộn rã chợ tình Tây Nguyên

Hữu Long |

Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Ea Tam (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) còn được gọi là Chợ tình Tây Nguyên. Chợ tình Tây Bắc lại diễn ra ở Tây Nguyên nhưng vẫn giữ trọn nét văn hóa, bản sắc của người đồng bào phía Bắc.

Mùa lá đỏ ở Hội An

ĐỖ VẠN - PHẠM LAN |

Mùa xuân đã “thấm sâu” vào từng đường làng ngõ xóm và vạn vật, cỏ cây đã thi nhau đua sắc trong khí trời ấy. Thế nhưng, ở giữa lòng Hội An, ngay lúc này, giữa lòng phố cổ, cây cối mới bắt đầu mùa lá đỏ.

Độc lạ những tượng Phật thời Nguyễn còn lại ở Huế

Hoàng Văn Minh |

Trong di sản văn hoá và nghệ thuật truyền thống của Phật giáo Việt Nam, điêu khắc tượng thờ có một lịch sử phát triển liên tục và cô đúc, phản ảnh sinh động đời sống tâm linh tín ngưỡng của nhiều thế hệ người dân Việt Nam.

Sắm tết – câu chuyện hiện đại hay truyền thống?

Thúy Hiền |

Tết đến xuân về luôn là dịp sum họp đoàn viên của mỗi gia đình, tuy nhiên, với các chị em phụ nữ, đây cũng là lúc đau đầu khi phải vừa tất bật dọn dẹp nhà cửa lại phải sắm sửa Tết sao cho thật tươm tất nhưng vẫn phù hợp với túi tiền.