Đừng nhân danh du lịch mà làm lệch lạc văn hóa, lịch sử Việt

Thanh Hải |

Hàng trăm tượng giống "đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc) đã không có cơ hội đặt tại Đà Lạt vì bị dư luận phát hiện, phản ứng, bị ngành Văn hóa du lịch Lâm Đồng xử lý. Vụ việc cũng thêm một hồi chuông cảnh báo các nhà đầu tư phải cẩn trọng đối với các dự án du lịch, văn hóa, lịch sử, tâm linh...

Đến nay, toàn bộ số tượng giống “đội quân đất nung” tập kết ở xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng đã bị buộc phải di chuyển khỏi Lâm Đồng. Sở VHTT- DL Lâm Đồng yêu cầu chủ sở hữu là ông Ngô Quang Phúc - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Liên Minh Group phải chuyển về nơi cũ ở Bình Dương. Lý do ông Phúc chưa được cấp phép về các dự án liên quan đến số tượng này.

Đây là quyết định cần thiết của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch Lâm Đồng. Một phần khác là do áp lực của dư luận trên mạng xã hội, báo chí "dậy sóng" cả tuần qua. Nhưng lý do quan trọng là ý tưởng và dự án xây dựng "phim trường", tái hiện "Tử cấm thành", Hoàng cung", Hoàng thành"... của nhà đầu tư - Liên Minh Group là chưa chuẩn bị kỹ lưỡng.

Doanh nghiệp có thể đầu tư, xây dựng bất cứ một kỳ quan thế giới thu nhỏ nào ở Đà Lạt, kể cả việc các công trình văn hóa của Trung Hoa. Nhưng tất cả phải là một dự án hoàn chỉnh, phải có sự tư vấn, thẩm định của các nhà chuyên môn nếu các hạng mục công trình liên quan đến văn hóa, lịch sử. Phải được các cơ quan quản lý nhà nước cấp phép đúng luật.

“Vạn lý trường thành” thu nhỏ tại Đà Lạt nhưng cắm cờ nước Việt thời phong kiến.
“Vạn lý trường thành” thu nhỏ tại Đà Lạt nhưng cắm cờ nước Việt thời phong kiến.
Chính các vi phạm về xây dựng, lệch lạc về văn hóa, lịch sử ở ở một số dự án du lịch tại Đà Lạt, Lâm Đồng như Quỷ Núi, Sông Ma... trước đây đã khiến dư luận, cộng đồng phản ứng gay gắt. Đặc biệt, khi phát hiện ông chủ  Liên Minh Group vận chuyển "đội quân đất nung" lần này lên Đà Lạt. Mặt khác, tại một khu du lịch ở đồi Mộng Mơ (gần Thung lũng Tình Yêu), đã "mọc" lên một “Vạn lý trường thành” từ 10 năm nay. Trên "Vạn lý trường thành" này lại "cắm" lính Việt với áo vải cờ đào, dựng “đội quân đất nung”... Đó là một sự lai căn văn hóa, nhập nhèm về lịch sử, gây hiểu nhầm cho du khách, nhất là thế hệ trẻ.

Với "đội quân đất nung" vừa chuyển lên Đà Lạt lần này, lại được ông Ngô Quang Phúc - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Liên Minh Group giải thích mơ hồ, ông cho là đội quân thuần Việt thời phong kiến. Trong khi giáp trụ, mũ mão, binh khí thì nguyên mẫu các đội quân phong kiến Trung Quốc, thì xuất hiện một vài chi tiết trống đồng Việt trên khiên giáp. Đó chính là sự nhập nhèm vô cùng nguy hại cho lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Dẹp bỏ "đội quân đất nung" mang khiên có họa tiết trống đồng, bỏ "Vạn lý trường thành" có lính Việt với áo vải cờ đào đứng canh... là việc làm cần thiết, đúng đắn của ngành Văn hóa thể thao - du lịch Lâm Đồng. Tuy nhiên, việc tăng cường quản lý, ngăn chặn kịp thời các dự án du lịch, văn hóa, lịch sử trái phép, có biểu hiện lệch lạc ở địa phương này là cần thiết hơn. Chính quyền và ngành Văn hóa Lâm Đồng cần phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi đến làm ăn. Tránh những vi phạm ngoài ý muốn, ảnh hưởng không đáng có đến cộng đồng, văn hóa và lịch sử Việt Nam.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Du lịch có thể giúp "sờ, nắn" được văn hóa, lịch sử

Thanh Hải |

Vắng du khách, những miệt vườn hoa trái cũng chỉ như những làng quê thuần nông khác. Không được trải nghiệm, thì hoa quả dù có thể đến tay nhiều người tiêu dùng ở nhiều địa phương khác, nhưng nó cũng chỉ là thức ăn... Hậu quả của dịch bệnh COVID-19 không chỉ tê liệt ngành du lịch mà tác động đến cả các miệt vườn yên lành ở vùng ngoại ô, nông thôn...

Khi du khách thành người lang thang cơ nhỡ

Thanh Hải |

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa yêu cầu các cơ quan chức năng chăm sóc tốt người nước ngoài lang thang, cơ nhỡ trên địa bàn, đảm bảo phòng chống dịch COVID-19... Đó là hành động nhân văn của chính quyền, nhưng là một thông tin buồn đến nao lòng.

Du lịch lãnh đòn nặng nề trong mùa COVID-19 thứ 2

Thanh Hải |

Vừa tái khởi động chưa được bao lâu, ngành du lịch Việt Nam đã phải lãnh ngay đòn chí tử bởi bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 2. Đặc biệt người lao động lĩnh vực này đã chịu ảnh hưởng trực tiếp, ngay lập tức bởi bị mất việc, không thu nhập và mắc kẹt lại ở tâm dịch...

Du lịch có thể giúp "sờ, nắn" được văn hóa, lịch sử

Thanh Hải |

Vắng du khách, những miệt vườn hoa trái cũng chỉ như những làng quê thuần nông khác. Không được trải nghiệm, thì hoa quả dù có thể đến tay nhiều người tiêu dùng ở nhiều địa phương khác, nhưng nó cũng chỉ là thức ăn... Hậu quả của dịch bệnh COVID-19 không chỉ tê liệt ngành du lịch mà tác động đến cả các miệt vườn yên lành ở vùng ngoại ô, nông thôn...

Khi du khách thành người lang thang cơ nhỡ

Thanh Hải |

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa yêu cầu các cơ quan chức năng chăm sóc tốt người nước ngoài lang thang, cơ nhỡ trên địa bàn, đảm bảo phòng chống dịch COVID-19... Đó là hành động nhân văn của chính quyền, nhưng là một thông tin buồn đến nao lòng.

Du lịch lãnh đòn nặng nề trong mùa COVID-19 thứ 2

Thanh Hải |

Vừa tái khởi động chưa được bao lâu, ngành du lịch Việt Nam đã phải lãnh ngay đòn chí tử bởi bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 2. Đặc biệt người lao động lĩnh vực này đã chịu ảnh hưởng trực tiếp, ngay lập tức bởi bị mất việc, không thu nhập và mắc kẹt lại ở tâm dịch...