Không thể đầu hàng với “rác quảng cáo”

Hoàng Văn Minh |

Thừa Thiên – Huế đang trở thành một “hiện tượng” đi đầu trong cả nước với việc xử lý nghiêm đối với các hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự mỹ quan đô thị, trong đó có “rác quảng cáo”…

Mới đây, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định xử phạt hơn 15 triệu đồng đối với một nhóm người từ Thanh Hóa vào rải tờ rơi quảng cáo cho vay trên đường phố.

Thú vị là các vụ việc trên được người dân dùng điện thoại quay clip rồi gửi cho cơ quan chức năng thông qua Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh – một kênh giám sát và chỉ đạo điều hành rất có hiệu quả của Thừa Thiên –Huế trong thời gian qua.

Thừa Thiên -Huế hướng đến việc sạch bóng “rác quảng cáo” như thế này trên đường phố.
Thừa Thiên -Huế hướng đến việc sạch bóng “rác quảng cáo” như thế này trên đường phố.

Song song, chính quyền tỉnh này cũng ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện xử phạt hành chính một số hành vi vi phạm quy định về quảng cáo, rao vặt có hiệu lực từ ngày 15.7.2019 tới đây.

Trong đó đáng chú ý là hành vi quảng cáo, rao vặt hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định (bao gồm cả hành vi quảng cáo “tín dụng đen”) bị xử phạt từ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 500 ngàn đồng đối với hành vi phát, rải tờ rơi.

Phạt từ 1 - 2 triệu đồng đối với người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; từ 70 - 100 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi.

Hành vi treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng bị xử phạt từ 15 - 20 triệu đồng.

Trước đó, Thừa Thiên –Huế cũng đã ban hành nhiều văn bản nhằm lập lại trật tự mỹ quan đô thị và  vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh, xanh sạch đẹp mà nổi bật nhất là phong trào “Chủ nhật xanh” dọn rác

Cơ quan, công sở không dùng nước uống trong chai nhựa sử dụng một lần, không dùng túi nilông, khăn lau một lần trong hội họp; đề án xây dựng thành phố 4 mùa hoa…

Còn phải chờ đường dài để tổng kết tính hiệu quả của các phong trào, cuộc vận động, xử phạt… Nhưng sự thay đổi có thể nhìn thấy ngay đối với Thừa Thiên –Huế, đặc biệt là ở thành phố Huế chính là sự sạch dần rác thải, “rác quảng cáo...   

Rác thải và “rác quảng cáo” là những vấn đề gây đau đầu cơ quan chức năng của gần như tất cả các thành phố lớn nhỏ trong cả nước từ nhiều năm qua, trong đó nỗi bật nhất là các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội…

Các địa phương, đã có không biết bao nhiêu đợt ra quân dọn dẹp loại rác này nhưng rồi đâu lại hoàn đấy. Việc xử lý được ví như "bắt cóc bỏ đĩa", tờ rơi quảng cáo này vừa lột xuống, tờ khác lại chồng lên như là một hành động thách thức. 

Nguyên nhân thất bại cơ bản nhất, có lẽ đến từ việc chính quyền các địa phương chưa thống nhất, đồng bộ trong các biện pháp ra quân, vận động và xử lý, xử phạt. Và trên cả là thiếu sự quyết tâm, quyết liệt kiểu làm điểm, làm cho ra lẽ, làm đến tận cùng mới thôi…

Không có gì là không làm được, nếu chính quyền và cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền vận động và xử lý quyết liệt kiểu như Thừa Thiên –Huế đã và đang làm.

Muốn thông minh, trước hết các thành phố phải không “đầu hàng” với “rác quảng cáo” và các loại rác thải khác!
Muốn thông minh, trước hết các thành phố phải không “đầu hàng” với “rác quảng cáo” và các loại rác thải khác!

Và một ví dụ khác là Nha Trang (Khánh Hòa) - địa phương cũng từng "bó tay" với rác quảng cáo. Thế nhưng trong vài năm trở lại đây, Nha Trang đã và đang dần sạch bóng rác thải, “rác quảng cáo” trên các các đường phố nhờ sự đồng bộ và quyết liệt, kiên trì… của chính quyền địa phương.

Thời gian qua, ý tưởng, mục tiêu và cụm từ được lãnh đạo nhiều địa phương – thành phố lớn nhỏ trong cả nước nhắc đến nhiều nhất là “xây dựng thành phố thông minh”.

Nhưng muốn thông minh, trước hết phải không “đầu hàng” với “rác quảng cáo” và các loại rác thải khác!    

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Sông Hương, bao giờ tới biển: Đứa con thi đậu làm ông trên bờ

Hoàng Văn Minh |

Mẹ em ngồi ở sau bếp đang đun nước, mắt ngước nhìn lên tấm giấy khen của Thương dán trân trọng trên trần thuyền, bỗng hát một câu không thể nào buồn hơn, rằng: “Cha mẹ chài lưới bên sông. Đứa con thi đậu làm ông trên bờ”.

Khám phá Trung Hoa: Hàng Châu – thành phố đáng sống nhất Trung Quốc

Lê Vân |

Hàng Châu là thành phố văn hóa lịch sử lâu đời - một trong bảy cố đô của Trung Quốc, nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Trường Giang. Ngày nay, Hàng Châu là thủ phủ của tỉnh Triết Giang, đồng thời được đánh giá là thành phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất của đất nước này trong khoảng 1.000 năm trở lại đây.

Sông Hương bao giờ tới biển: Dòng sông di sản

Hoàng Văn Minh |

Với người Huế, sông Hương đương nhiên là di sản, dù năm 1993, khi UNESCO lần đầu tiên xét công nhận quần thể di tích Huế (kinh thành và hệ thống lăng tẩm) là Di sản văn hoá thế giới, yếu tố sông Hương chưa được nhắc tới đúng mức.

Sông Hương, bao giờ tới biển: Những câu chuyện dâu bể phong rêu

Vĩnh Quyền |

Khi ấy, dòng chảy 700 năm lịch sử có cơ hội thì thầm những câu chuyện dâu bể phong rêu, những giấc mộng kinh sư bi tráng... Và lần nào tôi cũng dành nhiều thời gian cho sông Hương, không chỉ vì lần nào sông Hương cũng là một trong những sân khấu chính của festival Huế. Cả khi không có festival đã vậy rồi. Thời gian về thăm nhà không bằng thời gian ngồi uống bia ngắm dòng sông nhớ.

Sông Hương, bao giờ tới biển: Đứa con thi đậu làm ông trên bờ

Hoàng Văn Minh |

Mẹ em ngồi ở sau bếp đang đun nước, mắt ngước nhìn lên tấm giấy khen của Thương dán trân trọng trên trần thuyền, bỗng hát một câu không thể nào buồn hơn, rằng: “Cha mẹ chài lưới bên sông. Đứa con thi đậu làm ông trên bờ”.

Khám phá Trung Hoa: Hàng Châu – thành phố đáng sống nhất Trung Quốc

Lê Vân |

Hàng Châu là thành phố văn hóa lịch sử lâu đời - một trong bảy cố đô của Trung Quốc, nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Trường Giang. Ngày nay, Hàng Châu là thủ phủ của tỉnh Triết Giang, đồng thời được đánh giá là thành phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất của đất nước này trong khoảng 1.000 năm trở lại đây.

Sông Hương bao giờ tới biển: Dòng sông di sản

Hoàng Văn Minh |

Với người Huế, sông Hương đương nhiên là di sản, dù năm 1993, khi UNESCO lần đầu tiên xét công nhận quần thể di tích Huế (kinh thành và hệ thống lăng tẩm) là Di sản văn hoá thế giới, yếu tố sông Hương chưa được nhắc tới đúng mức.

Sông Hương, bao giờ tới biển: Những câu chuyện dâu bể phong rêu

Vĩnh Quyền |

Khi ấy, dòng chảy 700 năm lịch sử có cơ hội thì thầm những câu chuyện dâu bể phong rêu, những giấc mộng kinh sư bi tráng... Và lần nào tôi cũng dành nhiều thời gian cho sông Hương, không chỉ vì lần nào sông Hương cũng là một trong những sân khấu chính của festival Huế. Cả khi không có festival đã vậy rồi. Thời gian về thăm nhà không bằng thời gian ngồi uống bia ngắm dòng sông nhớ.