10 điểm check-in thú vị phải đến một lần ở TPHCM

Thanh Hải |

TPHCM sầm uất nhộn nhịp là nơi có vô vàn địa điểm nổi tiếng thú vị.

Sở Du lịch TPHCM vừa công bố danh sách “TP.HCM - 100 điều thú vị”, trải dài trên nhiều hạng mục từ món ngon, sự kiện, điểm đến... thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả.

Dưới đây là 10 điểm đến check-in thú vị nhất tại TPHCM do chính các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách du lịch và người dân thành phố bình chọn.

1. Cầu Ánh Sao

Cầu Ánh Sao (Starlight Bridge) được xây dựng từ năm 2009 và đưa vào hoạt động cuối năm 2010, có chiều dài 170 mét, rộng 8,3 mét. Cầu tọa lạc ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Trang TTĐT TPHCM
Cầu Ánh Sao (Starlight Bridge) được xây dựng từ năm 2009 và đưa vào hoạt động cuối năm 2010, có chiều dài 170 mét, rộng 8,3 mét. Cầu tọa lạc ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Trang TTĐT TPHCM
Đây là cây cầu hiện đại đầu tiên tại Việt Nam chỉ dành cho người đi bộ. Được biết Cầu Ánh Sao có vốn đầu tư 50 tỷ đồng. Ảnh: Trang TTĐT TPHCM
Đây là cây cầu hiện đại đầu tiên tại Việt Nam chỉ dành cho người đi bộ, với vốn đầu tư 50 tỉ đồng. Ảnh: Trang TTĐT TPHCM
Tên cầu được lấy cảm hứng từ chính thiết kế với những ánh đèn led hình ngôi sao chiếu ngược từ dưới lên. Bên cạnh đó, hai bên cầu cũng được trang trí hệ thống đèn và phun nước bảy màu vô cùng đẹp mắt. Đây là nơi hẹn hò lý tưởng để ngắm hoàng hôn hay vui chơi ngày cuối tuần. Ảnh: Trang TTĐT HCM
Tên cầu được lấy cảm hứng từ chính thiết kế với những ánh đèn led hình ngôi sao chiếu ngược từ dưới lên. Bên cạnh đó, hai bên cầu cũng được trang trí hệ thống đèn và phun nước bảy màu vô cùng đẹp mắt. Đây là nơi hẹn hò lý tưởng để ngắm hoàng hôn hay vui chơi ngày cuối tuần. Ảnh: Trang TTĐT TPHCM

2. Cầu Ba Son

Cầu Ba Son (tên gọi cũ là cầu Thủ Thiêm 2) là cây cầu có tính biểu tượng của TPHCM vì độ hoành tráng cũng như ý nghĩa.
Cầu Ba Son (tên gọi cũ là cầu Thủ Thiêm 2) là cây cầu có tính biểu tượng của TPHCM vì độ hoành tráng cũng như ý nghĩa sâu sắc trong giáo dục truyền thống lịch sử. Ảnh: Hữu Chánh
Cầu Ba Son kết nối giữa TP Thủ Đức với quận 1, chiều dài hơn 1.400m, tổng chi phí đầu tư lên đến gần 3.100 tỉ đồng. Cây cầu sừng sững với kiến trúc độc đáo bắc ngang sông Sài Gòn. Ảnh: Anh Tú
Cầu Ba Son kết nối giữa TP Thủ Đức với quận 1, chiều dài hơn 1.400m, tổng chi phí đầu tư lên đến gần 3.100 tỉ đồng. Cây cầu sừng sững với kiến trúc độc đáo bắc ngang sông Sài Gòn. Ảnh: Anh Tú
Cầu thiết kế dây văng với trụ tháp chính được xem là biểu tượng cổng chào từ trung tâm thành phố qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm với hệ thống chiếu sáng mỹ thuật.
Cầu thiết kế dây văng với trụ tháp chính được xem là biểu tượng cổng chào từ trung tâm thành phố qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm với hệ thống chiếu sáng mỹ thuật. Ảnh: Trang TTĐT TPHCM
Được biết, cái tên Ba Son lấy từ chính tên cảng Ba Sơn – cái nôi của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuỷ Việt Nam, cũng gắn liền với cuộc đời hoạt động Chủ tịch Tôn Đức Thắng, mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Ảnh: Trang TTĐT tỉnh Hà Giang
Cái tên Ba Son lấy từ chính tên cảng Ba Sơn – cái nôi của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuỷ Việt Nam, cũng gắn liền với cuộc đời hoạt động Cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Ảnh: Trang TTĐT tỉnh Hà Giang

3. Chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng, hay còn gọi là Điện Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự) là ngôi chùa quen thuộc với người dân Sài Gòn. Chùa cách trung tâm thành phố khá xa khi nằm tại số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1. Ảnh: Ngọc Lê - Thanh Vũ
Chùa Ngọc Hoàng, hay còn gọi là Điện Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự) là ngôi chùa quen thuộc với người dân Sài Gòn. Chùa cách trung tâm thành phố khá xa khi nằm tại số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1. Ảnh: Ngọc Lê
Chùa vốn được xây dựng bởi người Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX, ban đầu thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, sau này, vào năm 1982, chùa được tiếp quản bởi hòa thượng Thích Vĩnh Khương và chính thức thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: TK
Chùa vốn được xây dựng bởi người Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX, ban đầu thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, sau này, vào năm 1982, hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản. Từ đó, chùa chính thức thuộc quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: TK
Không chỉ cầu sức khỏe, bình an, chùa Ngọc Hoàng còn nổi tiếng là nơi cầu con, cầu duyên rất linh thiêng. Ảnh: TK
Không chỉ cầu sức khỏe, bình an, chùa Ngọc Hoàng còn nổi tiếng là nơi cầu con, cầu duyên rất linh thiêng. Ảnh: TK

4. Cột cờ Thủ Ngữ

Cột cờ Thủ Ngữ (tên tiếng Pháp là Mât des Signaux) là một trong những di tích lịch sử lâu đời nhất của Sài Gòn khi đã có 156 năm tuổi. Di tích này xây trên nền cũ của dinh quan thủ ngự chuyên chăm lo về thương chính của nhà Nguyễn từ năm 1865 và được trùng tu vào tháng 1/2021. Ảnh: Việt Dũng
Cột cờ Thủ Ngữ (tên tiếng Pháp là Mât des Signaux) là một trong những di tích lịch sử lâu đời nhất của Sài Gòn khi đã có 156 năm tuổi. Di tích này xây trên nền cũ của dinh quan thủ ngự chuyên chăm lo về thương chính của nhà Nguyễn từ năm 1865 và được trùng tu vào tháng 1/2021. Ảnh: Việt Dũng
 
Đây là công trình đầu tiên ở Sài Gòn dùng để canh tuần, làm hiệu cho tàu biển. Cột cờ cao khoảng 30 mét, hoàn toàn bằng sắt. Phần chân cột cờ có kiến trúc độc đáo hình ngôi sao tám cánh được ví tự như mặt bằng thành Gia Định xưa (thành Bát quái) gồm 3 tầng giật cấp, trên chóp cột treo cờ hoặc đèn để làm hiệu cho tàu thuyền ra vào cảng. Ảnh: Trang TTĐT Sở xây dựng TPHCM

5. Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Phố đi bộ Nguyễn Huệ được khánh thành vào đúng dịp lễ 30/04 năm 2015. Tuyến đường này bao gồm quảng trường Nguyễn Huệ kéo dài từ đường Lê Lợi đến đường Tôn Đức Thắng và công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh kéo dài từ đường Lê Thánh Tông đến đường Lê Lợi. Ảnh: Trang TTĐT TPHCM
Phố đi bộ Nguyễn Huệ được khánh thành vào đúng dịp lễ 30.4 năm 2015. Tuyến đường này bao gồm quảng trường Nguyễn Huệ kéo dài từ đường Lê Lợi đến đường Tôn Đức Thắng và công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh kéo dài từ đường Lê Thánh Tông đến đường Lê Lợi. Ảnh: Trang TTĐT TPHCM
Đây là một trong những con phố đi bộ sầm uất nhất Sài Gòn. Mỗi dịp cuối tuần hay lễ, Tết, Nguyễn Huệ lại rợp cờ hoa, các nhà hàng ẩm thực cũng như các hoạt động giải trí khác. Ảnh: Thanh Chân - Ngọc Lê
Đây là một trong những con phố đi bộ sầm uất nhất Sài Gòn. Mỗi dịp cuối tuần hay lễ, Tết, Nguyễn Huệ lại rợp cờ hoa, các nhà hàng ẩm thực cũng như các hoạt động giải trí khác. Ảnh: Thanh Chân
Du khách khi đến đây có thể chụp ảnh check in, tham quan chung cư 42 Nguyễn Huệ, hay tản bộ thư thái trên đường sách. Ảnh: Trang TTĐT TPHCM
Du khách khi đến đây có thể chụp ảnh check-in, tham quan chung cư 42 Nguyễn Huệ, tản bộ thư thái trên đường sách hay ngắm thành phố lung linh về đêm. Ảnh: Trang TTĐT TPHCM

6. Ga tàu thủy Bạch Đằng - Saigon Waterbus

Ga tàu thủy Bạch Đằng tọa lạc ngay trung tâm Thành phố (Q1), nằm trong khu tổ hợp với công viên Bạch Đằng, phố đi bộ Nguyễn Huệ là một trong những địa điểm nên tham quan khi đến Sài Gòn. Ảnh: Yến Nhi
Ga tàu thủy Bạch Đằng tọa lạc ngay trung tâm thành phố (Quận 1), nằm trong khu tổ hợp với công viên Bạch Đằng, phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đây là một trong những địa điểm nên tham quan khi đến Sài Gòn. Ảnh: Yến Nhi
 
Ngồi trên Water Bus (hay còn được gọi là Tàu buýt sông Sài Gòn), du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn sông Sài Gòn theo cách rất riêng, rất thú vị. Ảnh: Yến Nhi
Nếu không ngồi Water Bus, du khách cũng có thể dạo chơi trong công viên Bạch Đằng với diện tích rộng lớn, nhiều cây xanh hay các khu chợ phiên mang tên “SaiGon Central Market” thường được tổ chức vào cuối tuần. Ảnh: Phương Ngân
Nếu không đi Water Bus, du khách cũng có thể dạo chơi trong công viên Bạch Đằng với diện tích rộng lớn, nhiều cây xanh hay các khu chợ phiên mang tên “SaiGon Central Market” thường được tổ chức vào cuối tuần. Ảnh: Phương Ngân

7. Hào Sĩ Phường

Hào Sĩ Phường là nơi sinh sống của cộng đồng Hoa Kiều, nằm tại đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5. Ảnh: Lý Thành Cơ
Hào Sĩ Phường là nơi sinh sống của cộng đồng Hoa Kiều, nằm tại đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5. Ảnh: Lý Thành Cơ
Hẻm Hào Sĩ Phường thu hút các bạn trẻ tới chụp ảnh là bởi lối kiến trúc cổ kính xen lẫn lẫn hiện của loạt chung cư cũ sát nhau. Những ngôi nhà ở đây mang đạm văn hóa Trung Quốc với câu đối đỏ dán trên cửa, bàn thờ để bên ngoài.
Hẻm Hào Sĩ Phường thu hút các bạn trẻ tới chụp ảnh là bởi lối kiến trúc cổ kính xen lẫn lẫn hiện của loạt chung cư cũ sát nhau. Những ngôi nhà ở đây mang đạm văn hóa Trung Hoa với câu đối đỏ dán trên cửa, bàn thờ để bên ngoài. Ảnh: Lý Thành Cơ
Nhịp sống ở đây bình lặng, mộc mạc, con người giản dị, hiền hậu, thân thiện. Ẩm thực ở hẻm Hào Sĩ Phường cũng rất nổi tiếng như món cà phê Bà Lù 60 năm tuổi đời hay bánh tằm bi độc lạ.
Nhịp sống ở đây bình lặng, mộc mạc, con người giản dị, hiền hậu, thân thiện. Ẩm thực ở hẻm Hào Sĩ Phường cũng rất nổi tiếng với  quán cà phê Bà Lù 60 năm tuổi đời hay bánh tằm bì độc lạ. Ảnh: Lý Thành Cơ

8. Hồ Con Rùa

Hồ Con Rùa Sài Gòn (hay được gọi là công trường Quốc Tế) nằm ngay giữa nút giao đông đúc, nhộn nhịp Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần và Trần Cao Vân. Ảnh: Anh Tú
Hồ Con Rùa Sài Gòn (hay được gọi là công trường Quốc Tế) nằm ngay giữa nút giao đông đúc, nhộn nhịp Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần và Trần Cao Vân. Ảnh: Anh Tú
Cái tên Hồ Con Rùa bắt nguồn từ chính thiết kế của hồ là một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng 100m, trang trí bởi cây xanh cùng hồ phun nước hình bát giác. Xung quanh là 4 lối đi bộ xoắn ốc hướng đến đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn. Ảnh: Chân Phúc - Nguyễn Ly
Cái tên Hồ Con Rùa bắt nguồn từ chính thiết kế của hồ là một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng 100m, trang trí bởi cây xanh cùng hồ phun nước hình bát giác. Xung quanh là 4 lối đi bộ xoắn ốc hướng đến đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn. Ảnh: Chân Phúc
Quanh hồ được gọi là thiên đường của các món ăn vặt vì có nhiều hàng quán phong phú, đa dạng. Du khách có thể tới đây để thưởng thức đồ ăn đường phố Sài Gòn hay chỉ đơn giản là tản bộ hóng mát. Ảnh: Anh Tú - Phương Ngân
Quanh hồ được gọi là thiên đường của các món ăn vặt vì có nhiều hàng quán phong phú, đa dạng. Du khách có thể tới đây để thưởng thức đồ ăn đường phố ay chỉ đơn giản là tản bộ, hóng mát. Ảnh: Anh Tú - Phương Ngân

9. Làng làm nhang Lê Minh Xuân

Làng làm nhang Lê Minh Xuân là một trong những nơi sản xuất nhang lớn nhất và lâu đời nhất khu vực Nam bộ. Được biết đến nay, ngôi làng này đã gần 100 tuổi. Ảnh: Thanh Chân - Ngọc Lê
Làng làm nhang Lê Minh Xuân là một trong những nơi sản xuất nhang lớn nhất và lâu đời nhất khu vực Nam bộ. Được biết đến nay, ngôi làng này đã gần 100 tuổi. Ảnh: Thanh Chân
Sự phát triển của xã hội và thời gian đã dần làm mai một nghề làm nhang. Tuy nhiên cứ mỗi dịp lễ Tết, khắp làng lại “thay áo” đủ màu sắc sặc sỡ của các bó nhang.
Sự phát triển của xã hội và thời gian đã dần làm mai một nghề làm nhang. Tuy nhiên cứ mỗi dịp lễ Tết, khắp làng lại “thay áo” đủ màu sắc sặc sỡ của các bó nhang. Ảnh: Thanh Chân - Ngọc Lê

10. Trụ sở Hội đồng nhân dân TPHCM - Ủy ban nhân dân TPHCM

Trụ sở HĐND và UBND thành phố HCM tọa lạc tại số 86 Lê Thánh Tôn, quận 1 là công trình kiến trúc nổi tiếng được nhiều du khách tham quan khi đến thành phố sầm uất, nhộn nhịp này. Ảnh: Paul Phạm
Trụ sở HĐND và UBND thành phố HCM tọa lạc tại số 86 Lê Thánh Tôn, quận 1 là công trình kiến trúc nổi tiếng được nhiều du khách tham quan khi đến thành phố sầm uất, nhộn nhịp này. Ảnh: Paul Phạm
Đây là một trong những di sản kiến trúc có giá trị được Pháp xây dựng tại Việt Nam. Được biết, trước đây toà nhà có tên Hotel de ville (Dinh xã Tây), đến thời Việt Nam Cộng hòa được đổi tên thành Tòa đô chánh Sài Gòn. Sau năm 1975, nơi này trở thành trụ sở UBND TP HCM. Ảnh: Paul Phạm
Đây là một trong những di sản kiến trúc có giá trị được Pháp xây dựng tại Việt Nam. Trước đây toà nhà có tên Hotel de ville (Dinh xã Tây), đến thời Việt Nam Cộng hòa được đổi tên thành Tòa đô chánh Sài Gòn. Sau năm 1975, nơi này trở thành trụ sở UBND TP HCM. Ảnh: Paul Phạm
Những họa tiết trang trí bên trong được mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp vô cùng lôi cuốn, đẹp mắt. Chính điều này đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ hay khách du lịch đến chụp ảnh, thăm thú. Ảnh: Paul Phạm
Những họa tiết trang trí bên trong được mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp vô cùng lôi cuốn, đẹp mắt. Chính điều này đã thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch đến chụp ảnh, thăm thú. Ảnh: Paul Phạm
Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Đường phố TPHCM rộn ràng không khí Giáng sinh

Quy Sa |

Trước thềm Giáng sinh, nhiều nơi ở TPHCM nhộn nhịp không khí lễ hội, các cửa hàng bán đồ trang trí cũng tấp nập từ đầu tháng 12.

Báo Tây đặt Hà Nội và TPHCM lên bàn cân: Đi đâu vui hơn?

Thịnh Phạm (Theo Lonely Planet) |

Nhắc đến Việt Nam, nhiều người sẽ nhớ tới hai thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội. Vậy đâu là điểm đến thú vị hơn? Lonely Planet sẽ giải đáp câu hỏi này.

Ngắm nhìn toàn cảnh tuyến tàu Metro số 1 TPHCM từ trên cao

Chí Long (Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa) |

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên, TPHCM) đã trải qua quá trình chạy thử nghiệm, dự kiến thi công xong cuối năm nay và chạy thương mại vào tháng 7.2024.

Đường phố TPHCM rộn ràng không khí Giáng sinh

Quy Sa |

Trước thềm Giáng sinh, nhiều nơi ở TPHCM nhộn nhịp không khí lễ hội, các cửa hàng bán đồ trang trí cũng tấp nập từ đầu tháng 12.

Báo Tây đặt Hà Nội và TPHCM lên bàn cân: Đi đâu vui hơn?

Thịnh Phạm (Theo Lonely Planet) |

Nhắc đến Việt Nam, nhiều người sẽ nhớ tới hai thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội. Vậy đâu là điểm đến thú vị hơn? Lonely Planet sẽ giải đáp câu hỏi này.

Ngắm nhìn toàn cảnh tuyến tàu Metro số 1 TPHCM từ trên cao

Chí Long (Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa) |

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên, TPHCM) đã trải qua quá trình chạy thử nghiệm, dự kiến thi công xong cuối năm nay và chạy thương mại vào tháng 7.2024.