5 ngôi chùa ở Hà Nội nên đến trong tháng Vu Lan

Chí Long |

Hà Nội có rất nhiều đền, chùa, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng để du khách đến tham quan, nhân dịp lễ Vu Lan.

Chùa Trấn Quốc

Nằm trên đường Thanh Niên, ven hồ Tây, chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội và từng được bình chọn là một  trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Chùa có niên đại khoảng 1500 năm, được dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547).

Chùa Trấn Quốc nhìn từ xa. - Ảnh: Hành trình trầm hương
Chùa Trấn Quốc nhìn từ xa. - Ảnh: Hành trình trầm hương

Chùa Trấn Quốc có kiến trúc kết hợp hài hòa giữa tính uy nghi, cổ kính và cảnh quan thanh nhã, nằm ngay bên mặt hồ Tây yên tĩnh, đẹp thanh bình. Đây là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và Trần. Cho đến tận ngày nay, ngôi chùa vẫn thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với khách trong và ngoài nước.

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột hay còn được biết đến với cái tên khác là chùa Diên Hựu, có ý nghĩa là phúc lành lâu dài. Chùa được xây dựng từ năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông, đến tận năm 1105 (thời vua Lý Nhân Tông) mới chính thức hoàn thành.

Chùa Một Cột - Ảnh: Motogo
Chùa Một Cột - Ảnh: Motogo

Ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc đặc biệt theo giấc mơ Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen của vua Lý Thái Tông ngày trước. Về tổng thể, ngôi chùa nhìn giống một bông sen trên mặt nước với nhiều họa tiết công phu, tuyệt đẹp. Công trình tâm linh cổ này là điểm đến hấp dẫn cho du khách tới Hà Nội để khấn nguyện, tham quan.

Chùa Quán Sứ

Tọa lạc tại số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15, dưới thời vua Lê Thế Tông. Ngày nay, chùa là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam.

Chùa Quán Sứ - Ảnh: Wikipedia
Chùa Quán Sứ - Ảnh: Wikipedia

Chùa Quán Sứ không những có giá trị tâm linh, lịch sử lâu đời mà còn là một trong số ít những ngôi chùa cổ của Việt Nam sử dụng chữ quốc ngữ để viết tên và hầu hết các câu đối trong chùa. Không chỉ vào tháng Vu Lan, mỗi dịp ngày rằm, mùng 1, lễ tết hàng năm, ngôi chùa đều tấp nập người qua lại để tham quan, nhang khói cầu nguyện.

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh Công chúa, là một trong những chốn linh thiêng nổi tiếng tại Hà Nội. Nơi đây có kiến trúc cổ kính, uy nghi, nằm ngay bên bờ hồ Tây thanh bình, yên tĩnh.

Phủ Tây Hồ - Ảnh: Kormos Hồ Tây
Phủ Tây Hồ - Ảnh: Kosmo Hồ Tây

Ngoài cầu nguyện, du khách đến đây có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ bên hồ. Đây cũng là điểm du lịch tâm linh được nhiều người lui tới, đặc biệt là vào dịp lễ Tết, tháng 7 âm lịch hàng năm.

Chùa Tứ Kỳ

Ngôi chùa còn có tên gọi khác là Linh Tiên Tự, nằm ở số 8 đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam từ năm 1995.

Chùa Tứ Kỳ - Ảnh: Phật pháp ứng dụng
Chùa Tứ Kỳ - Ảnh: Phật pháp ứng dụng

Hiện tại, trong chùa chùa còn lưu tấm bia niên hiệu Chính Hòa (1689, cũng là năm xây dựng chùa), chuông đồng niên hiệu Thiệu Trị (1841) cùng nhiều hiện vật tâm linh có giá trị khác. Dù được tu bổ nhiều lần qua thời gian, ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính, đặc trưng riêng, là điểm đến tâm linh không chỉ của du khách mà còn có rất nhiều người dân trong khu vực.

Chí Long
TIN LIÊN QUAN

Về thăm chùa Nam Sơn Đà Nẵng - Tiên cảnh giữa chốn phồn hoa

Chí Long (Ảnh: Thảo Nguyên) |

Chùa Nam Sơn ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng là một trong những điểm du lịch văn hóa, tâm linh được nhiều người dân địa phương và du khách yêu thích.

Chùa Zojoji nơi tổ chức tang lễ của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Chí Long |

Chùa Zojoji, nơi tổ chức lễ viếng của ông Abe là ngôi chùa có giá trị văn hóa - lịch sử đặc biệt, đứng đầu giáo phái Jodo của Phật giáo Nhật Bản ở Vùng Kanto.

Vãn cảnh Prasat Kong- ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng

Cao Long |

Sóc Trăng - Prasat Kong được xem là một trong những ngôi chùa Khmer cổ ở Sóc Trăng và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.