Bí ẩn bãi đá cổ ở Sa Pa gần một thế kỷ chưa có lời giải

Linh Boo |

Bãi đá cổ là một trong những địa điểm thú vị được nhiều du khách lui tới khi có dịp đến Sa Pa.

Bãi đá cổ hiện hữu trong cuộc sống của đồng bào Lào Cai từ bao đời. Nhưng người ta chỉ nhìn nhận di tích này dưới góc độ khoa học khi V.Goloubew, một nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga, phát hiện ra những ký tự cổ vào năm 1925.

Từ đó bãi đá cổ thu hút các nhà khoa học trong nước và quốc tế tìm đến để giải mã thông điệp bí ẩn. Tuy nhiên, đến nay chưa có lời giải thích thỏa đáng.

Bãi đá cổ Sa Pa nằm trải dài trên thung lũng Mường Hoa thuộc các xã xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van, quanh suối Mường Hoa (suối Hoa) trong thung lũng Mường Hoa, cách thị xã Sa Pa chừng 7 km về phía Đông Nam. Khu di tích với các khối đá khắc hoa văn và ký tự cổ này trải rộng khoảng 8 km2.

Để đến được bãi đá cổ, từ trung tâm thị trấn, du khách đi theo hướng Tả Van, men theo con đèo uốn lượn bám theo triền núi, sườn đồi, đôi chỗ sẽ gặp phải đoạn đường gập ghềnh khó đi, đòi hỏi phải nắm chắc tay lái. Bù lại, cảnh vật suốt quãng đường di chuyển khá đẹp, những thửa ruộng bậc thang trải dài tít tắp, cánh rừng nguyên sinh ẩn hiện phía xa xa.

Đến di tích bãi đá cổ Sa Pa, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những khối đá to nhỏ nằm rải rác khắp nơi. Những phiến đá nhỏ nằm ẩn nấp dưới những bãi cỏ xanh rì, xen kẽ giữa những hòn đá to bề mặt nhẵn thín. Ước tính có gần 200 khối đá mang nhiều hình thù, với những bản điêu khắc gây tò mò.

Tảng đá to có hàng rào bê tông bao quanh bảo vệ nằm ngay cạnh mặt đường.
Tảng đá to có hàng rào bao quanh bảo vệ nằm ngay cạnh mặt đường.
Tảng đá to có hàng rào bê tông bao quanh bảo vệ nằm ngay cạnh mặt đường.
Một tảng đá lớn ven đường.
Những tảng đá nằm rải khắp nơi.
Những tảng đá nằm rải khắp nơi.

Năm 1994, bãi đá cổ Sa Pa được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia Theo các tài liệu nghiên cứu, những hình điêu khắc trên mỗi tảng đá ẩn chứa các ghi chép văn hóa về thời kỳ nguyên sơ.

Trên từng tảng đá là những câu chuyện về đời sống của người cổ xưa. Những hoa văn độc đáo, lạ mắt được khắc trên các phiến đá có thể là ruộng bậc thang, hình người, nhà sàn, con đường hay chữ viết... chằng chịt, không rõ điểm đầu, điểm cuối. Người dân và khách du lịch được khuyến cáo không khắc chữ, viết tên, vứt rác bừa bãi trong quá trình tham quan để bảo tồn di sản quý báu này.

Tảng đá to với hình thù độc đáo.
Tảng đá to với hình thù độc đáo.
Bãi đá cổ Sa Pa như một chứng tích về nghệ thuật độc đáo, nét văn hóa thuở sơ khai của người cổ xưa.
Bãi đá cổ Sa Pa như một chứng tích về nghệ thuật độc đáo, nét văn hóa thuở sơ khai của người cổ xưa.
Cạnh bãi đá cổ có nhà trưng bày khu chạm khắc đá cổ Sa Pa.
Cạnh bãi đá cổ có nhà trưng bày khu chạm khắc đá cổ Sa Pa.
Hiện nay, bãi đá cổ Sa Pa đã được xếp hạng di tích của quốc gia, là di sản văn hóa quý giá của Việt Nam.
Hiện nay, bãi đá cổ Sa Pa đã được xếp hạng di tích của quốc gia, là di sản văn hóa quý giá của Việt Nam.

Di tích bãi đá cổ nằm ngoài trời, không có mái che, du khách nên tránh đi trời mưa hoặc buổi trưa nắng gắt. Tham quan bãi đá cổ không mất phí. Ngoài ra, ngay cạnh di tích bãi đá cổ Sa Pa có quán cà phê được nhiều bạn trẻ lui tới check-in với những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín.

Linh Boo
TIN LIÊN QUAN

Đồi hoa tím mênh mang hút hàng nghìn khách check in ở Sa Pa

Ý Yên |

Tháng 9, đồi hoa mã tiên thảo rộng gần 25.000m2 trên triền núi Fansipan điểm tô sắc tím ngọt ngào lên bức tranh mùa thu đẹp xiêu lòng ở Sa Pa.

Ngắm nhìn Sa Pa thơ mộng giữa mùa thu

Linh Boo |

Sở hữu những thửa ruộng bậc thang trùng điệp, thung lũng Mường Hoa trở thành điểm hấp dẫn khách du lịch đến với thị trấn mờ sương Sa Pa, Lào Cai.

Bản làng Sa Pa mùa lúa chín đẹp say đắm lòng người

Linh Boo |

Cảnh sắc bản Lao Chải - Tả Van mùa lúa chín hấp dẫn du khách tới tham quan, chụp ảnh khi du lịch Sa Pa, Lào Cai dịp tháng 9 hàng năm.