Khám phá không gian sống của giới siêu giàu Hà Nội hơn 100 năm trước

VĨNH HOÀNG - HỮU CHÁNH |

Những giá trị văn hóa, lịch sử của người dân Hà Thành giai đoạn đầu thế kỉ 20 được tái hiện một cách rõ nét tại triển lãm "Nếp xưa".

Triển lãm “Nếp xưa” đang diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội trưng bày hơn 200 hiện vật liên quan tới đời sống của người dân Hà Thành xưa.

Hiện vật tại đây được trưng bày theo 4 nội dung chính: phòng khách, phòng thờ, nhà biệt thự và trang phục áo ngũ thân.

Không gian phòng khách tiêu biểu của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 được tái hiện một cách rõ nét với nhiều món đồ gỗ chạm trổ tinh xảo như bàn ghế, tủ kính, giá sách, tranh gỗ, chậu cây cảnh,...

Nhiều hiện vật phong phú tại đây giúp công chúng hiểu rõ hơn về không gian sinh hoạt của các gia đình khá giả Hà Nội cách đây 100 năm, đồng thời khắc hoạ một phần giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam.

Là người đam mê lịch sử, anh Nguyễn Xuân Bách (sinh viên năm 3, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) chia sẻ: "Từ bé tôi đã có một niềm đam mê rất lớn với lịch sử Việt Nam. Muốn hiểu rõ hơn về cách sống, cách sinh hoạt của bộ phận người giàu có tại Hà Nội đầu thế kỉ 20, nên khi biết có triển lãm tôi đã cũng bạn đến để tham quan".

Chị Hoàng Ngọc Khánh Hiền (Cầu Giấy) cho biết: "Nhờ những triển lãm như Nếp xưa, tôi mới hiểu rõ hơn lịch sử cũng như văn hoá của dân tộc Việt Nam chúng ta".

Triển lãm “Nếp xưa” đang được diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội trưng bày hơn 200 hiện vật liên quan tới đời sống của người dân Hà Thành xưa. Hiện vật tại đây được trưng bày theo 4 nội dung chính: phòng khách, phòng thờ, nhà biệt thự và trang phục áo ngũ thân. qua đó khắc họa được một phần giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, đồng thời giúp công chúng hiểu rõ hơn về không gian sinh hoạt của người Hà Nội cách đây 100 năm.
Hiện vật tại đây được trưng bày theo 4 nội dung chính: phòng khách, phòng thờ, nhà biệt thự và trang phục áo ngũ thân.
Không gian phòng khách tiêu biểu của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 được tái hiện một cách rõ nét với nhiều món đồ gỗ chạm trổ tinh xảo như bàn ghế, tủ kính, giá sách, tranh gỗ, chậu cây cảnh. Trên tường treo hoành phi sơn then thếp vàng, khắc hai chữ Hán 'Hòa khí' mong muốn gia đình luôn giữ hòa thuận không khí vui vẻ. Điểm nét phía dưới là một chiếc chiếc sập gỗ khảm trai, đề tài ngũ phúc bổng thọ.
Một bộ khay chén gồm 1 khay gỗ và 4 chén sứ được tráng men trắng, có hoa trang trí bằng cảnh vật và chữ Hán.
Bộ bàn trà gồm 5 món: bàn, ghế dài, hai ghế tựa và đôn được làm bằng gỗ cụ, khảm trai đầy cầu kì. Bề mặt đều được được khảm trai, chạm trổ hoa lá, chim bướm, bầu rượu, túi thơ. Trên bàn còn được trang trí thêm một bộ khay chén gồm 1 khay gỗ và 4 chén sứ được tráng men trắng, được trang trí bằng cảnh vật và chữ Hán.
Bộ bàn trà gồm 5 món: bàn, ghế dài, hai ghế tựa và đôn được khảm trai đầy cầu kì. Bề mặt chạm trổ hoa lá, chim bướm, bầu rượu, túi thơ.
Không gian phòng khách được tái hiện một cách rõ nét.
Triển lãm tái hiện một cách rõ nét không gian phòng khách của người giàu có Hà Nội xưa.
Phía trên mỗi phòng khách thường treo  bức hoành phi bằng gỗ, sơn son thếp vàng khắc hai chữ Hán “hòa khí” thể hiện mong muốn gia đình hòa thuận, vui vẻ.
Phía trên mỗi phòng khách thường treo bức hoành phi bằng gỗ, sơn son thếp vàng khắc hai chữ Hán “hòa khí”, thể hiện mong muốn gia đình hòa thuận, vui vẻ.
Bộ tranh tứ bình được cấu tạo bằng gỗ, gắn xương có chạm khắc nhân vật, nhà cửa, các tích truyện cổ Trung Quốc thường dùng để trang trí trong nhà của nhiều gia đình người Hà Nội giàu có xưa.
Bộ tranh tứ bình được cấu tạo bằng gỗ, gắn xương có chạm khắc nhân vật, nhà cửa, các tích truyện cổ Trung Quốc thường dùng để trang trí trong nhà của nhiều gia đình người Hà Nội giàu có xưa.
 
 
Đôi tranh chim công "Phú Quý cao quan đồ" hàm ý đạt được công danh phú quý và tranh cá chép "Lý ngư vong nguyệt" thể hiện cuộc sống viên mãn, tròn đầy, gặp may mắn trên con đường công danh sự nghiệp và học hành cũng được trưng bày tại đây.
Tủ thờ được làm từ gỗ mít, sơn son thếp vàng ở phần chân đế và mặt tủ trang trí tam lân, phượng.
Tủ thờ được làm từ gỗ mít, sơn son thếp vàng ở phần chân đế; mặt tủ trang trí tam lân, phượng.
Tủ gỗ hình chữ nhật được trang trí chạm khắc chũ vạn cách điệu được sản xuất nửa cuối thế kỉ 20.
Tủ gỗ để đồ hình chữ nhật được trang trí chạm khắc chũ vạn cách điệu được sản xuất nửa cuối thế kỉ 20.
Cửa ra vào nhà có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống cửa - đây là nơi gia chủ đón chào và tiễn biệt khách, đây còn là cửa chính của ngôi nhà, đồng thời là bộ mặt của gia chủ. Chữ Thọ khéo léo được gắn lên khung cửa thể hiện cho mong ước sống lâu muôn tuổi của gia chủ.
Cửa ra vào nhà có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống cửa - đây là nơi gia chủ đón chào và tiễn biệt khách, đây còn là cửa chính của ngôi nhà, đồng thời là bộ mặt của gia chủ. Chữ Thọ khéo léo được gắn lên khung cửa thể hiện cho mong ước sống lâu muôn tuổi của gia chủ.
Cửa ra vào nhà có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống cửa - đây là nơi gia chủ đón chào và tiễn biệt khách, đây còn là cửa chính của ngôi nhà, đồng thời là bộ mặt của gia chủ. Chữ Thọ khéo léo được gắn lên khung cửa thể hiện cho mong ước sống lâu muôn tuổi của gia chủ.
Áo ngũ thân 5 khuy, nam (trái) và nữ (phải) gồm hai lớp vải, nhuộm màu ghi hoặc màu hồng đào rất được ưa dùng tại thời kỳ này.
Áo ngũ thân 5 khuy, nam (trái) và nữ (phải) gồm hai lớp vải, nhuộm màu ghi hoặc màu hồng đào rất được ưa dùng tại thời kỳ này.
Những thiếu nữ Hà Nội với trang phục áo dài thời kì đầu thế kỉ 20.
Những thiếu nữ Hà Nội với trang phục áo dài thời kì đầu thế kỉ 20.
Bộ quần áo của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ cũng được trưng bày tại đây. Chính bộ quần áo này ông đã mặc trong ngày đón quân tiếp quản Thủ đô ngày 10.10.1954.
Bộ quần áo của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ cũng được trưng bày tại đây. Chính bộ quần áo này ông đã mặc trong ngày đón quân tiếp quản Thủ đô ngày 10.10.1954.
Là người đam mê lịch sử, anh Nguyễn Xuân Bách (sinh viên năm 3 trường đại học khoa học xã hội và nhân văn) chia sẻ: “Từ bé tôi đã có một niềm đam mê rất lớn với lịch sử Việt Nam và một phần cũng muốn hiểu rõ hơn về cách sống, cách sinh hoạt của bộ phận người giàu có tại Hà Nội đầu thế kỉ 20, nên khi biết có triển lãm tôi đã cũng bạn đến để tham quan“.
Nhiều bạn trẻ đến tham quan triển lãm để hiểu rõ hơn về cách sống, cách sinh hoạt của bộ phận người giàu có tại Hà Nội đầu thế kỉ 20.
VĨNH HOÀNG - HỮU CHÁNH