Lạc lối ở Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng

Hoàng Văn Minh |

Cùng với Điềm Phùng Thị, Lê Bá Đảng đã hiến tặng toàn bộ tài sản nghệ thuật của mình cho Huế. Và gần 400 tác phẩm của ông được trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng – một biệt thự kiểu Pháp nằm bên bờ sông Hương là một tài sản nghệ thuật vô giá không chỉ của riêng Huế.

Lê Bá Đảng (27.6.1921 – 7.3.2015) sinh tại làng Bích La Đông, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông có mặt trong số 20 ngàn người Việt sang Pháp trong những năm 1939 trong phong trào “Lính thợ” và đã tham gia ào những đội quân chống phát xít của nước Pháp, bị Đức quốc xã bắt làm tù binh.

 

Theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “đóng góp cho đất nước bằng cách học nghề để sau này về xây dựng quê hương”. Chàng trai trẻ Lê Bá Đảng đã trải qua quãng thời gian cơ cực và đã trở thành nghệ sĩ lớn trong bối cảnh lịch sử ấy.

 

Ông học tại Học viện Nghệ thuật Toulouse và trở thành một họa sĩ nổi tiếng ở Châu Âu. Triển lãm đầu tiên của ông ra mắt tại Paris vào năm 1950.

 
 

Năm 1989 nhận giải thưởng "Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân đạo" của Việt Quốc tế Saint-Louis của Mỹ. Năm 1992 được Trung tâm tiểu sử quốc tế thuộc Đại học Tổng hợp Cambridge của Anh đưa vào danh mục những người có tên tuổi của thế giới.

 
 

Năm 1994 được Nhà nước Pháp tặng "Huân chương Văn hóa nghệ thuật Pháp". Được giới nghệ thuật đánh giá là bậc thầy của hai thế giới Đông – Tây.

 
 
 

Ông từng nói về mình, là một người bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu làm nô lệ một trường phái nào, không chịu bắt chước ai, không Đông, không Tây. Có lẽ vì thế mà tranh của ông mang một phong cách riêng.

 
 
 

Tính kiên nhẫn, chăm chỉ, bền chí đã đưa Lê Bá Đảng tới thành công. Từ những bức tranh vẽ mèo phải nài nỉ để gửi bán, ông dần được các chủ gallery đặt hàng, triển lãm.

Tranh của ông được yêu thích và bán ở khắp các phòng tranh danh tiếng trên thế giới. Có thời điểm, một họa sĩ Mỹ từng kêu rằng Lê Bá Đảng đã chiếm hết thị trường của họ (những năm 1990, tranh của Lê Bá Đảng có tại 33 phòng tranh ở Mỹ).

 
 

Ông tạo ra một khái niệm trong hội họa, gọi tên là "Không gian Lê Bá Đảng" (Le Ba Dang Espace). Ông được người Mỹ trao tặng giải thưởng "Nghệ sĩ có tài năng và tư tưởng nhân đạo" năm 1989, được người Anh bầu chọn là người nổi tiếng toàn cầu năm 1992, người Pháp tặng ông huân chương Văn hóa nghệ thuật Pháp vào năm 1994.

 

Tuy sống và làm việc ở Pháp, nhưng Lê Bá Đảng luôn hướng về quê hương. Ông đã cùng các họa sĩ danh tiếng như Picasso, Matta... kêu gọi văn nghệ sĩ, trí thức thế giới tham gia vào "Ngày vì tri thức Việt Nam" để ủng hộ hòa bình và chống chiến tranh ở Việt Nam.

 

Những năm 1970, ông vẽ tranh về  ý chí của người Việt trong gian lao, chiến trận. Triển lãm "Phong cảnh bất khuất" được ông thực hiện ở Thụy Điển, Pháp, Mỹ...

Lê Bá Đảng thể hiện tình cảm trong một bài viết: "Tôi đưa vào đây tất cả tâm hồn, tài nghệ và tấm lòng kiêu hãnh, kính trọng những con người không chịu bất khuất".

 
 
 

Năm 2006, theo lời mời của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, họa sĩ Lê Bá Đảng cũng đã trở về Huế và có nhiều hoạt động nghệ thuật tại các kỳ Festival Huế. Cùng năm đó, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ra quyết định giao tòa biệt thự tuyệt đẹp, nguyên là trụ sở của Sở Tài chính Thừa Thiên-Huế, ngay bên dòng sông Hương, tại số 15 Lê Lợi, TP.Huế, để thành lập Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng.

 

 

Họa sĩ Lê Bá Đảng đã hiến tặng cho tỉnh Thừa Thiên-Huế 394 tác phẩm, trong đó có 349 tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng sáng tác và 45 tranh, tư liệu của một số họa sĩ nổi tiếng trên thế giới như Picasso, Matta, Pignon… mà vợ chồng họa sĩ Lê Bá Đảng sưu tập được.

 

Sau khi thành lập trung tâm, họa sĩ Lê Bá Đảng cũng đã rất nhiều lần về Huế, tổ chức nhiều chương trình triển lãm, sáng tác và hoạt động mỹ thuật tại Huế.

 

Nhà văn Tô Nhuận Vỹ, người góp công rất lớn cho việc hình thành Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng tại Huế và hiện tại đang phối hợp cùng gia đình sáng lập Quỹ sáng tạo Lê Bá Đảng cùng nhiều dự án khác tại Huế, cho biết: “Khi còn sống, họa sĩ Lê Bá Đảng còn rất nhiều dự định và ấp ủ nhưng chưa làm được. Ông luôn đau đáu làm sao để xây dựng cho được một nền mỹ thuật Việt Nam mà “Tây không có, Tàu cũng không có, chỉ có ở Việt Nam”.

 
 

Họa sĩ  Lê Bá Đảng qua đời ngày 7.3.2015 tại Paris, Pháp, hưởng thọ 94 tuổi. Nhưng với Huế, ông đã và sẽ còn sống dài hơn cuộc đời của mình.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Phố đi bộ giữa hai lần mưa Huế

Tường Minh |

Huế đã vào mùa mưa dầm. Cứ tưởng mùa này, phố đi bộ ở Huế sẽ đóng cửa trốn mưa nhưng không phải. Phố đi bộ vẫn “chặn đường” đón khách như thường. Và một khoảng trống giữa hai cơn mưa, du khách vẫn tranh thủ xuống đường tham gia các dịch vụ ăn uống, dạo chơi, mua sắm...

Những vết chim bay

Hoàng Văn Minh |

Ai bảo Huế không có mùa thu? Là đồng bọn trên mạng hỏi, thật ra là khoe thế khi bất chợt một ngày, cả rú Chá – khu rừng ngập mặn duy nhất còn sót lại trên phá Tam Giang bỗng nhiên sắc vàng lồng lộng, đẹp xốn xang, mê mang không thua kém gì những trời thu nức  tiếng khác.

Ai bảo Huế không có mùa thu? Là đồng bọn trên mạng hỏi, thật ra là khoe thế khi bất chợt một ngày, cả rú Chá – khu rừng ngập mặn duy nhất còn sót lại trên phá Tam Giang bỗng nhiên sắc vàng lồng lộng, đẹp xốn xang, mê mang không thua kém gì những trời thu nức  tiếng khác.

Khách sạn 3 sao trong lòng một quả núi!

Đỗ Doãn Hoàng |

Cách thủ phủ Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 6 tiếng lái xe, cao nguyên Cappadocia khiến người ta thảng thốt vì đủ thứ lạ kỳ. Gần 40 thành phố ngầm dưới lòng đất, có "hang hốc" chứa được cùng lúc tới 20 nghìn người, với đủ nhà thờ, bệnh viện, nghĩa trang, kho vũ khí và lò... nấu rượu. Cả hệ thống khách sạn sa hoa trong lòng những trái núi trắng xám. Các vùng dân cư đông đúc, nhất tề nhà nào cũng khoét núi thành nơi cư trú tự ngàn đời.

Lưu giữ giá trị truyền thống của nghề làm lân

XUÂN HẬU |

Những ngày đầu tháng Tám (ÂL), chúng tôi đến tổ 8, thôn Trảng Kèo, xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam ghé thăm cơ sở  làm lân của nghệ nhân Nguyễn Hưng hay gọi thân mật là Ròm Em. Gần 30 năm theo đuổi niềm vui con trẻ, anh là một trong số ít những người còn lại của Hội An vẫn “nhiệt huyết” với nghệ thuật làm lân truyền thống.

Chuyện tình xuyên thế kỷ tại làng rau Trà Quế

Thúy Hiền - Phạm Ly |

Xuất hiện trong bộ ảnh nổi tiếng “Vietnam – Mosaic of Contrasts” của nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn, cặp vợ chồng cụ Lê Văn Sẻ (95 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Lợi (88 tuổi) nhanh chóng nổi tiếng khắp trong và ngoài nước không chỉ bởi những bức ảnh rất “đời” và sâu lắng, mà còn bởi mối tình mặn nồng xuyên thế kỷ, là một phần hồn không thể thiếu của làng rau Trà Quế nức tiếng Hội An. 

Độc đáo sản phẩm tôm hùm bằng tre

ĐÌNH PHÙNG |

Với bàn tay khéo léo và niềm đam mê của mình, cụ Nguyễn Minh Châu (89 tuổi, ở đường Ngô Gia Tự, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã tạo ra sản phẩm tôm hùm làm bằng tre độc đáo, tinh xảo.

"Võ đường là một trường học"

Hoàng Văn Minh |

Võ sư Nguyễn Văn Dũng, người sáng lập người sáng lập võ đường Nghĩa Dũng ở Huế quan niệm võ đường (của ông) là một trường học. Và ngày 29.6 mới đây, ông đưa 181 môn sinh Tân Huyền đai Karate “hành quân” lên ngọn Bạch Mã sơn múa quyền là một trong những ví dụ.

Phố đi bộ giữa hai lần mưa Huế

Tường Minh |

Huế đã vào mùa mưa dầm. Cứ tưởng mùa này, phố đi bộ ở Huế sẽ đóng cửa trốn mưa nhưng không phải. Phố đi bộ vẫn “chặn đường” đón khách như thường. Và một khoảng trống giữa hai cơn mưa, du khách vẫn tranh thủ xuống đường tham gia các dịch vụ ăn uống, dạo chơi, mua sắm...

Những vết chim bay

Hoàng Văn Minh |

Ai bảo Huế không có mùa thu? Là đồng bọn trên mạng hỏi, thật ra là khoe thế khi bất chợt một ngày, cả rú Chá – khu rừng ngập mặn duy nhất còn sót lại trên phá Tam Giang bỗng nhiên sắc vàng lồng lộng, đẹp xốn xang, mê mang không thua kém gì những trời thu nức  tiếng khác.

Ai bảo Huế không có mùa thu? Là đồng bọn trên mạng hỏi, thật ra là khoe thế khi bất chợt một ngày, cả rú Chá – khu rừng ngập mặn duy nhất còn sót lại trên phá Tam Giang bỗng nhiên sắc vàng lồng lộng, đẹp xốn xang, mê mang không thua kém gì những trời thu nức  tiếng khác.

Khách sạn 3 sao trong lòng một quả núi!

Đỗ Doãn Hoàng |

Cách thủ phủ Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 6 tiếng lái xe, cao nguyên Cappadocia khiến người ta thảng thốt vì đủ thứ lạ kỳ. Gần 40 thành phố ngầm dưới lòng đất, có "hang hốc" chứa được cùng lúc tới 20 nghìn người, với đủ nhà thờ, bệnh viện, nghĩa trang, kho vũ khí và lò... nấu rượu. Cả hệ thống khách sạn sa hoa trong lòng những trái núi trắng xám. Các vùng dân cư đông đúc, nhất tề nhà nào cũng khoét núi thành nơi cư trú tự ngàn đời.

Lưu giữ giá trị truyền thống của nghề làm lân

XUÂN HẬU |

Những ngày đầu tháng Tám (ÂL), chúng tôi đến tổ 8, thôn Trảng Kèo, xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam ghé thăm cơ sở  làm lân của nghệ nhân Nguyễn Hưng hay gọi thân mật là Ròm Em. Gần 30 năm theo đuổi niềm vui con trẻ, anh là một trong số ít những người còn lại của Hội An vẫn “nhiệt huyết” với nghệ thuật làm lân truyền thống.

Chuyện tình xuyên thế kỷ tại làng rau Trà Quế

Thúy Hiền - Phạm Ly |

Xuất hiện trong bộ ảnh nổi tiếng “Vietnam – Mosaic of Contrasts” của nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn, cặp vợ chồng cụ Lê Văn Sẻ (95 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Lợi (88 tuổi) nhanh chóng nổi tiếng khắp trong và ngoài nước không chỉ bởi những bức ảnh rất “đời” và sâu lắng, mà còn bởi mối tình mặn nồng xuyên thế kỷ, là một phần hồn không thể thiếu của làng rau Trà Quế nức tiếng Hội An. 

Độc đáo sản phẩm tôm hùm bằng tre

ĐÌNH PHÙNG |

Với bàn tay khéo léo và niềm đam mê của mình, cụ Nguyễn Minh Châu (89 tuổi, ở đường Ngô Gia Tự, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã tạo ra sản phẩm tôm hùm làm bằng tre độc đáo, tinh xảo.

"Võ đường là một trường học"

Hoàng Văn Minh |

Võ sư Nguyễn Văn Dũng, người sáng lập người sáng lập võ đường Nghĩa Dũng ở Huế quan niệm võ đường (của ông) là một trường học. Và ngày 29.6 mới đây, ông đưa 181 môn sinh Tân Huyền đai Karate “hành quân” lên ngọn Bạch Mã sơn múa quyền là một trong những ví dụ.