Võ sư Nguyễn Văn Dũng:

"Võ đường là một trường học"

Hoàng Văn Minh |

Võ sư Nguyễn Văn Dũng, người sáng lập người sáng lập võ đường Nghĩa Dũng ở Huế quan niệm võ đường (của ông) là một trường học. Và ngày 29.6 mới đây, ông đưa 181 môn sinh Tân Huyền đai Karate “hành quân” lên ngọn Bạch Mã sơn múa quyền là một trong những ví dụ.

Ông viết trên facebook cá nhân: “Buổi sáng, nhìn từng tốp các em lặng lẽ ngắm mặt trời nhô lên từ Biển đông. Đẹp quá, bỗng thấy lòng rưng rưng. Thầm nghĩ, cần gì những lời rao giảng khô khan về tình yêu nước trong bốn bức tường lớp học; cứ đưa các em lên đây, cho các em rung động trước vẻ đẹp của quê hương đất nước mình; thế tất sẽ nẩy sinh nơi các em tấm lòng yêu quê hương đất nước và ý thức bảo vệ quê hương đất nước mình thôi..."

Mãi cho đến năm 2008, khi võ sư Nguyễn Văn Dũng, người sáng lập võ đường Nghĩa Dũng ở Huế cho xuất bản tập bút ký "Linh Sơn mây trắng"- kết quả của những chuyến "lãng du tâm hồn" và "lãng du văn hoá" vòng quanh thế giới "thênh thang bằng đôi hia bảy dặm", thiên hạ mới biết, hoá ra cái ông Dũng suốt ngày cùng đám đệ tử võ vẽ ấy lại còn viết.

Võ sư Nguyễn Văn Dũng dẫn môn sinh hành quân lên Bạch Mã
Võ sư Nguyễn Văn Dũng dẫn môn sinh hành quân lên Bạch Mã

Đến cuối năm 2012, ông lại tiếp tục cho ra đời tập ký thứ hai "Đi tìm ngọn núi thiêng" được nhiều bạn đọc đánh giá cao về chất lượng. Rồi gần đây nhất là “Lời tự tình với dòng sông”. Đặc biệt là “Trò chuyện với môn sinh”, tập bút ký tập hợp những bài bút ký ngắn, những mẫu chuyện về cuộc sống dành riêng cho môn sinh của mình được coi như “cẩm nang sống” để dạy người song song với dạy võ.

Dường như ông cũng là một hình ảnh của cụm từ "văn võ song toàn". Và cũng như không nhiều "hiện thân" khác mà tôi may mắn được gặp, ông Dũng cũng bắt đầu lập thân bằng chữ nghĩa.

Ông kể "thời trung học tôi thích môn văn. Sau khi tốt nghiệp phổ thông năm 1962, tôi thi vào khoa Văn trường Đại học Sư phạm - Huế. Năm 1965, tốt nghiệp đại học, tôi được bổ nhiệm giảng dạy môn Văn lần lượt tại các trường Trần Quốc Tuấn (Quảng Ngãi), Gia Hội (Huế), Quốc Học (Huế) và nhiều trường tư thục khác". Ông thú nhận: "Ngày trước thi thoảng cũng có làm thơ, viết văn, cộng tác với một số tờ báo, nhưng không nổi bật".

Nghiệp võ đến với ông muộn hơn nhưng khá lạ: "Năm 1963, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, đang đêm, một nhóm học trò cũ của thầy tôi (là một linh mục) xông vào nhà thờ, đánh đập, hành hạ thầy. Khi tôi đứng ra binh vực thầy thì bị bốn tay cầm đầu vây đánh cho một trận. Buổi chiều, trước bạn bè và người thân, tôi chỉ tay lên trời thề "sẽ đi học võ để hạ từng thằng một trả mối thù này"...

Lúc đầu tôi học võ cổ truyền với bạn, mãi đến tháng 3 năm 1967 mới chuyển sang học Karate. Gặp chân sư, tôi miệt mài khổ luyện. Đến năm 1972, khi đã có thể thực hiện lời thề cũ thì tôi nhận ra: Tự nâng lên mình cao hơn kẻ thù, tha thứ cho kẻ thù, cũng là một cách trả thù. Và thế là tôi tha thứ cho họ. Hiện nay, họ là một trong số những người bạn thân thiết của tôi. Khi không còn bị thúc đẩy bởi động cơ tầm thường, càng tập luyện tôi càng nhận ra cái hay cái đẹp của võ thuật nói chung và của Karate nói riêng; thế là tôi theo đuổi Karate cho đến bây giờ".

Một võ sư và một võ sư có văn, sự khác nhau có lớn không, thưa ông?  

Người đời hiểu văn và võ là hai khái niệm đối lập nhau. Nhưng xét cho cùng thì không phải thế. Văn và võ đều là một hình thái của văn hoá; và khi đạt đến đỉnh cao của nó thì văn và võ là một. Cả hai đều nhằm đạt đến cõi tự tại, tự giác; tâm hồn thanh lãng, an lạc trong mối quan hệ nhân ái với con người, cuộc đời và thiên nhiên, vạn vật. 

Có lần ngồi cà phê với ông, tôi nhận xét đại ý rằng theo hiểu biết của tôi, võ đường Nghĩa Dũng của ông có một điều rất đặc biệt so với nhiều võ đường khác: Nó không chỉ là nơi dạy quyền cước đơn thuần mà còn một trường học theo gần như đúng nghĩa của từ này. Hệ thống võ đường Nghĩa Dũng của ông đã góp phần cho xã hội nhận thức lại, xoá đi phần nào định kiến về hai chữ "võ biền". Và trường học của ông trong mấy chục năm qua đã cho ra đời hàng vạn võ sinh, phần lớn trong số họ là những người thành công cả văn lẫn võ giống như thầy mình…

Võ sư Nguyễn Văn Dũng (bên trái ảnh) trong một buổi tập ở võ đường
Võ sư Nguyễn Văn Dũng (bên trái ảnh) trong một buổi tập ở võ đường

Ông bảo cần xác định lại điều này: Võ không phải là một môn thể thao thuần tuý mà là môn thể thao truyền thống. Một vài biểu hiện của sự khác nhau đó là: Người dạy thể thao được gọi là huấn luyện viên, người dạy võ được gọi là thầy.

Nơi tập luyện thể thao gọi là Câu lạc bộ hay Trung tâm huấn luyện, nơi tập võ gọi là Võ đường hay Đạo đường - người Nhật gọi nơi tập võ là Dojo (Jo là nơi, Do là đạo đức - là nơi rèn luyện đạo đức). Nhiệm vụ của thể thao là nhanh hơn, xa hơn, mạnh hơn; nhiệm vụ của võ là chiến thắng chính mình. Mục đích của thể thao là tranh giành huy chương, mục đích của võ là hoàn thiện mình...

Do đó, dù với bất cứ môn võ nào, võ đường luôn là một trường học. Nếu có khác nhau thì đó là sự khác nhau giữa đậm nhạt, nặng nhẹ; bắt nguồn từ sự khác nhau giữa các vị thầy; giữa hệ thống lý luận, nội dung chương trình, quy trình, phương pháp, tổ chức thực hiện...

Ông nói: Là do các  môn sinh của tôi xác định rất rõ học võ không phải để thi thố cơ bắp hay tranh giành huy chương, mà là để có sức khoẻ, chăm học và học giỏi; rằng học võ cho thật giỏi để không bao giờ dùng đến võ...

Nhờ thế môn sinh của tôi chủ yếu là học sinh và sinh viên, là con ngoan trò giỏi; nhiều em ra đời là bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, luật sư, tiến sĩ, giáo sư, nhà báo, nhà giáo, doanh nhân, quan chức... Tôi luôn luôn tự hào về những người học trò của mình".

Vậy ngoài quyền cước, võ đạo, ông đã dạy thêm cho võ sinh của mình những điều gì?

Trước hết tôi dạy cho các em cái Lễ, vốn là yếu tố giúp người ta sống với nhau cho tử tế hơn, văn minh lịch sự hơn. Đơn giản thôi, tôi bắt các em luôn luôn thuộc bốn từ sau: Xin chào, Xin cám ơn, Xin vui lòng, Xin lỗi. Đó chính là bốn từ mà ở các nước văn minh hiện đại, người ta dùng hàng ngày trong các mối quan hệ. Trong thời đại giao lưu hội nhập, nếu không cùng tần số thì làm sao chúng ta có thể sống và làm ăn với họ?

Tôi cũng dạy cho các em hiểu mình, tự tin, khả năng tập trung tinh thần, có ý chí vượt khó, có tinh thần ham học hỏi, kỷ luật, đoàn kết, nhân ái, yêu thương, tôn trọng người khác, có hoài bão, có bản lĩnh để không bị lôi cuốn bởi những cám dỗ tầm thường… Tất cả, không phải bằng con đường rao giảng đạo đức khô khan, mà bằng quá trình rèn luyện trong một "lò" luyện cực kỳ nghiêm khắc.

Ví dụ: Bài tập đứng tấn, hít đất, kiểm tra chuyên cần và thi lên đai... giúp hun đúc nơi các em tính kiên trì. Bài tập tham thiền, giúp các em năng lực tập trung tinh thần. Bài tập đấu luyện và song đấu tự do giúp các em hiểu mình hơn và tự tin hơn. Mỗi tháng mỗi em đóng góp 2 lon gạo cho người nghèo, giúp hình thành lòng trắc ẩn, lòng nhân ái và trách nhiệm với cộng đồng… 

Nhắc đến chuyện võ đường - trường học, có lần ông trải lòng: Ông Karl Marx nói "Con người là mối tổng hoà của các quan hệ xã hội": Tố chất tiên thiên, gia đình, học đường, xã hội, bạn bè, hội đoàn, sách báo, phim ảnh... và võ chỉ là một trong những yếu tố đó.

Võ sẽ phát huy tác dụng tốt khi các yếu tố kia không trở thành yếu tố tiêu cực tác động đến người tập. Và ngược lại. Mong muốn của tôi là thế nhưng trong mấy chục năm qua, đã có người đi ngược lại định hướng của thầy. Họ nặng phần múa may huê dạng, đề cao cá nhân, chạy theo hư danh, nhằm mục đích thương mại…

Trước đây, tôi cũng có hơi buồn, nhưng giờ chín chắn hơn, tôi nhận ra đó là lẽ thường tình - mười ngón tay tất có ngón ngắn ngón dài. Chỉ mong sao họ không rơi vào vòng hư đốn và vi phạm luật pháp. 

Lời ông làm tôi nhớ đến lời của Lý Tiểu Long - một thần tượng của tôi trong "Đi tìm ngọn núi thiêng" vừa xuất bản: "Có vẻ như anh quá coi trọng yếu tố chiến đấu và chiến thắng đối thủ. Đã nhiều lần anh khẳng định: "Võ thuật trên thực tế chỉ đơn giản là nghệ thuật chiến đấu…Nói rõ hơn, là một nghệ thuật giành thắng lợi trong chiến đấu".

Tôi đồng ý với anh nếu đứng trên bình diện võ nghệ và với góc độ của một đấu sĩ. Nhưng trên bình diện võ đạo và với góc độ của một võ phái thì chiến đấu không phải là mục đích cuối cùng, nó chỉ là cánh cửa đưa ta đến mục đích cuối cùng.

Mục đích cuối cùng của người tập võ phải là đạt tới cõi tự tại, tự giác…; tâm hồn thanh lãng, an lạc trong các mối quan hệ nhân ái với con người, cuộc đời và thiên nhiên, vạn vật.

Cũng đừng quên, cuộc chiến đấu với bản thân mình là vô cùng quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ai không chiến thắng nổi mình thì mọi chiến thắng với kẻ địch bên ngoài chỉ là vô nghĩa…".

Võ sư Nguyễn Văn Dũng luôn mong võ sinh của mình biết rung động trước những cảnh đẹp của quê hương đất nước. Ảnh: Facebook võ sư Nguyễn Văn Dũng
Võ sư Nguyễn Văn Dũng luôn mong võ sinh của mình biết rung động trước những cảnh đẹp của quê hương đất nước. Ảnh: Facebook võ sư Nguyễn Văn Dũng

Đó là sự tìm về điểm xuất phát (nghiệp văn) đã bị võ đạo làm cho dang dở hay vẫn là phương tiện để chuyển tải những thông điệp về "Đạo" như nhận xét của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường?

Một thời gian dài trên bục giảng tôi cầm viên phấn, một thời gian dài trong võ đường tôi múa côn, luyện quyền; hơn mười năm trở lại đây, được đi qua nhiều nơi trên thế giới, tôi cầm cây viết. Nhưng dù cầm viên phấn, cầm cây côn, hay cầm cây viết, trước sau tôi vẫn là một thầy giáo, để làm nhiệm vụ của một người thầy giáo.

Đó là giúp người học hiểu rõ mình hơn, hiểu thế giới chung quanh hơn; nhân ái, công bằng, và cao thượng hơn; ăn ở với nhau cho tử tế hơn... Tôi đồng ý với nhận xét của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, rằng tôi viết văn không phải để trở thành nhà văn, mà để chuyển tải thông điệp về "Đạo" - đạo làm người.

Xin cám ơn ông!

Hoàng Văn Minh thực hiện 

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Những điểm đến nổi tiếng ở Moscow - Nga

XUÂN HẬU (Tổng hợp) |

Mang trong mình những trầm tích của hơn 800 năm lịch sử, văn hóa Nga, Moscow thanh bình, cổ kính và quyến rũ đến say đắm bất kì du khách nào một lần đặt chân đến. 

Lạc bước giữa thiên đường xe cổ

Khánh Hoà |

Không có nơi nào trên thế giới bạn có thể nhìn ngắm, trải nghiệm nhiều chiếc xe “đồ cổ” U50, U60 thậm chí U80 thuộc đủ mọi thương hiệu như tại Cuba. Tại đây, dù là đàn ông hay phụ nữ, ai cũng là một thợ xe chính hiệu và cảnh vừa đi vừa đẩy hay sửa xe giữa đường không phải là hiếm.

Nga dành nhiều ưu đãi cho khách du lịch mùa World Cup 2018

(Theo VOV) |

Nhằm dành tặng cho những du khách, người hâm mộ môn thể thao Vua đến Nga dịp World Cup 2018, nước này đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ hấp dẫn.

Có một miền Tây ở Hội An

HOÀNG VINH-THÙY TRANG |

Với không gian rộng lớn, thiên nhiên hoang sơ, sông nước mênh mông, rừng dừa Bảy mẫu ở Cẩm Thanh, TP Hội An được ví như miền Tây giữa lòng xứ Quảng. Du khách sẽ ngỡ ngàng và có cảm giác như đang ở miền sông nước Cửu Long.

Bỏ lỡ cơ hội làm du lịch giữa Trường Sơn

Thanh Hải |

Mưa như trút nước ở dốc bên này, nhưng nắng vàng ươm ở vạt rừng bên kia, đó là nét kỳ thú khi đi giữa đường Hồ Chí Minh trên rừng Trường Sơn.

Khám phá lễ hội Yến sào ở xứ Trầm hương

Phương Linh |

Được tổ chức vào ngày 10.5 âm lịch hàng năm, lễ hội Yến sào Khánh Hòa là lễ hội giỗ tổ ngành nghề tưởng nhớ các bậc tiền nhân duy nhất được tổ chức ngoài đảo của Vịnh Nha Trang



Giữa đất trời cực Nam Tổ quốc - mũi Cà Mau

THUỲ TRANG |

Là mảnh đất tận cùng phía Nam của đất nước, mũi Cà Mau luôn được mỗi người dân Việt Nam nhắc đến với tình cảm thiêng liêng. Khu rừng ngập mặn, nơi cây “mắm trước đước sau” ôm lấy nhau giữ từng tấc đất của Tổ quốc – mũi Cà Mau luôn khiến bất kì ai xao xuyến khi đặt chân ghé thăm.

Lạc vào "Cõi phật" ở Huyền Không Sơn Thượng, TT-Huế

Bảo Trung |

"Tôi như lạc trong một khoảng không gian kỳ lạ mà từ trước đến nay bản thân chưa hề trải nghiệm được. Có chút bồi hồi, bâng khuâng và nhất là được thoát ly được khỏi cuộc sống nơi trần tục..." đó là cảm giác của chị Như Nguyệt, du khách từ TP.HCM, khi đến thưởng ngoạn chốn "Tiên cảnh" mang tên Huyền Không Sơn Thượng, TX Hương Trà, TT-Huế..

Những điểm đến nổi tiếng ở Moscow - Nga

XUÂN HẬU (Tổng hợp) |

Mang trong mình những trầm tích của hơn 800 năm lịch sử, văn hóa Nga, Moscow thanh bình, cổ kính và quyến rũ đến say đắm bất kì du khách nào một lần đặt chân đến. 

Lạc bước giữa thiên đường xe cổ

Khánh Hoà |

Không có nơi nào trên thế giới bạn có thể nhìn ngắm, trải nghiệm nhiều chiếc xe “đồ cổ” U50, U60 thậm chí U80 thuộc đủ mọi thương hiệu như tại Cuba. Tại đây, dù là đàn ông hay phụ nữ, ai cũng là một thợ xe chính hiệu và cảnh vừa đi vừa đẩy hay sửa xe giữa đường không phải là hiếm.

Nga dành nhiều ưu đãi cho khách du lịch mùa World Cup 2018

(Theo VOV) |

Nhằm dành tặng cho những du khách, người hâm mộ môn thể thao Vua đến Nga dịp World Cup 2018, nước này đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ hấp dẫn.

Có một miền Tây ở Hội An

HOÀNG VINH-THÙY TRANG |

Với không gian rộng lớn, thiên nhiên hoang sơ, sông nước mênh mông, rừng dừa Bảy mẫu ở Cẩm Thanh, TP Hội An được ví như miền Tây giữa lòng xứ Quảng. Du khách sẽ ngỡ ngàng và có cảm giác như đang ở miền sông nước Cửu Long.

Bỏ lỡ cơ hội làm du lịch giữa Trường Sơn

Thanh Hải |

Mưa như trút nước ở dốc bên này, nhưng nắng vàng ươm ở vạt rừng bên kia, đó là nét kỳ thú khi đi giữa đường Hồ Chí Minh trên rừng Trường Sơn.

Khám phá lễ hội Yến sào ở xứ Trầm hương

Phương Linh |

Được tổ chức vào ngày 10.5 âm lịch hàng năm, lễ hội Yến sào Khánh Hòa là lễ hội giỗ tổ ngành nghề tưởng nhớ các bậc tiền nhân duy nhất được tổ chức ngoài đảo của Vịnh Nha Trang



Giữa đất trời cực Nam Tổ quốc - mũi Cà Mau

THUỲ TRANG |

Là mảnh đất tận cùng phía Nam của đất nước, mũi Cà Mau luôn được mỗi người dân Việt Nam nhắc đến với tình cảm thiêng liêng. Khu rừng ngập mặn, nơi cây “mắm trước đước sau” ôm lấy nhau giữ từng tấc đất của Tổ quốc – mũi Cà Mau luôn khiến bất kì ai xao xuyến khi đặt chân ghé thăm.

Lạc vào "Cõi phật" ở Huyền Không Sơn Thượng, TT-Huế

Bảo Trung |

"Tôi như lạc trong một khoảng không gian kỳ lạ mà từ trước đến nay bản thân chưa hề trải nghiệm được. Có chút bồi hồi, bâng khuâng và nhất là được thoát ly được khỏi cuộc sống nơi trần tục..." đó là cảm giác của chị Như Nguyệt, du khách từ TP.HCM, khi đến thưởng ngoạn chốn "Tiên cảnh" mang tên Huyền Không Sơn Thượng, TX Hương Trà, TT-Huế..