Bí quyết để có mứt gừng thơm ngon ở làng nghề hàng trăm năm tuổi

QUẢNG AN |

THỪA THIÊN HUẾ - Làng Kim Long (phường Kim Long, giáp Kinh thành Huế) xưa nay nổi tiếng bởi nhiều loại bánh, mứt. Trong đó, mứt gừng là món nổi tiếng mà nhiều người dân, du khách gần xa đều biết đến mỗi độ Tết đến Xuân về.

Hàng năm, cứ đến đầu tháng Chạp, nhiều hộ dân phường Kim Long nhộn nhịp thu mua gừng tươi, đường kính trắng, bếp đỏ lửa để chuẩn bị cho mùa làm mứt gừng phục vụ Tết cổ truyền dân tộc. Những năm trở lại đây, mứt Kim Long không chỉ phục vụ cho người dân Huế mà còn được bán trong Nam, ngoài Bắc; siêu thị, trung tâm thương mại.
Hàng năm, cứ đến đầu tháng Chạp, nhiều hộ dân phường Kim Long nhộn nhịp thu mua gừng tươi, đường kính trắng, bếp đỏ lửa để chuẩn bị cho mùa làm mứt gừng phục vụ Tết cổ truyền. Những năm trở lại đây, mứt Kim Long không chỉ phục vụ cho người dân Huế mà còn được bán trong Nam, ngoài Bắc; siêu thị, trung tâm thương mại.
Ông Nguyễn Văn Dần (64 tuổi, đường Phạm Thị Liên, phường Kim Long, TP. Huế) cho biết, bản thân làm nghề mứt gừng truyền thống này đã được 38 năm. “Nhà tôi làm quanh năm nhưng đến Tết là cao điểm, hầu như bếp lửa đều đỏ suốt ngày đêm. Đến nay, đời sống khá giả hơn nên không còn nhiều nhà làm mứt gừng truyền thống như nhà tôi“, ông Dần nói.
Ông Nguyễn Văn Dần (64 tuổi, đường Phạm Thị Liên, phường Kim Long, TP. Huế) cho biết, bản thân làm nghề mứt gừng truyền thống đã được 38 năm. “Nhà tôi làm quanh năm nhưng đến Tết là cao điểm, hầu như bếp lửa đều đỏ suốt ngày đêm. Đến nay, đời sống khá giả hơn nên không còn nhiều nhà làm mứt như nhà tôi“, ông Dần nói.
Bà Trần Thị Bê (63 tuổi) cho biết, để có mứt gừng thành phẩm ngon phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu: Chọn mua gừng nguyên liệu ngon, về rửa, xắt lát, ngâm nước, ráo, rim đường, đảo, đợi khô,...
Bà Trần Thị Bê (63 tuổi) cho biết, để có mứt gừng thành phẩm ngon phải trải qua nhiều công đoạn công phu: Chọn mua nguyên liệu ngon, xắt lát, ngâm nước, ráo, rim đường, đảo, đợi khô,...
Theo bà Bê, muốn có mứt gừng ngon thì việc chọn nguyên liệu phải đúng, gừng để làm mứt chủ yếu trồng ở khu vực Tuần, thượng nguồn sông Hương, đặc trưng của mứt gừng Kim Long là lát mứt mỏng, cay tự nhiên và rất thơm.
Theo bà Bê, gừng để làm mứt chủ yếu trồng ở khu vực Tuần, thượng nguồn sông Hương, đặc trưng của mứt gừng Kim Long là lát mứt mỏng, cay tự nhiên và rất thơm.
Một công đoạn quan trọng là phải rim đường đúng cách để không bị cháy, đường thấm đều.
Một công đoạn quan trọng là phải rim đường đúng cách để không bị cháy, đường thấm đều.
Các công đoạn chế biến đều thực hiện bằng phương pháp thủ công, qua bàn tay khéo léo, gia truyền từ đời này sang đời khác.
Các công đoạn chế biến đều thực hiện bằng phương pháp thủ công, qua bàn tay khéo léo, gia truyền từ đời này sang đời khác.
Đặc biệt, ông Nguyễn Văn Dần chia sẻ bí quyết, ngoài công đoạn, cách làm thì một việc khá quan trọng là nguyên liệu củi để sấy các bếp rim mứt. Loại củi dùng đốt là loại củi ít khói và ông thường dùng là củi từ thân cây nhãn, vú sữa.
Đặc biệt, ông Nguyễn Văn Dần chia sẻ bí quyết, ngoài công đoạn, cách làm thì một việc khá quan trọng là nguyên liệu củi để sấy các bếp rim mứt. Loại củi dùng đốt là loại củi ít khói và ông thường dùng củi từ thân cây nhãn, vú sữa.
Sau khi ra thành phẩm thì đến công đoạn sàng mứt, đóng gói và cung cấp ra thị trường.
Sau khi ra thành phẩm thì đến công đoạn sàng mứt, đóng gói và cung cấp ra thị trường.
Ông Nguyễn Văn Dần cho biết, mỗi dịp Tết, gia đình ông xuất bán khoảng 5 -6 tấn mứt, giá mỗi kg giao động từ 50.000 - 60.000 đồng tùy theo giá đường và nguyên liệu.
Ông Nguyễn Văn Dần cho biết, mỗi dịp Tết, gia đình ông xuất bán khoảng 5 -6 tấn mứt, giá mỗi kg giao động từ 50.000 - 60.000 đồng tùy theo giá đường và nguyên liệu.
Thừa Thiên Huế đang hướng đến “Kinh đô ẩm thực“, nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng. Để tránh mai một và lưu giữ những nét ẩm thực truyền thống, văn hóa của người xưa, chính quyền sở tại cần có giải pháp hỗ trợ các làng nghề nói chung và nghề làm mứt gừng Kim Long nói riêng trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường.
Thừa Thiên Huế đang hướng đến “Kinh đô ẩm thực“, nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng. Để tránh mai một và lưu giữ những nét ẩm thực truyền thống, văn hóa của người xưa, chính quyền sở tại cần có giải pháp hỗ trợ các làng nghề nói chung và nghề làm mứt gừng Kim Long nói riêng trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường.

QUẢNG AN
TIN LIÊN QUAN

Xem người Tày làm bánh dày ngũ sắc dịp Tết

Vân Hoa |

Để tạo nên nhiều màu sắc cho bánh dày, người Tày dùng lá cẩm đỏ, cẩm tím nấu thành nước để nhuộm, màu xanh được tạo nên từ tro trộn với lá cẩm, còn màu vàng thì giã nghệ... Những màu sắc thiên nhiên đem lại sức sống tươi mới cho bản làng ngày Tết.

Bánh chưng đen của người Dao Tiền trên mâm cỗ ngày Tết

Vân Hoa |

Cứ dịp Tết đến, đồng bào dân tộc Dao Tiền ở Suối Lìn, Sơn La ai cũng làm bánh chưng đen để bày trên mâm cỗ cúng, bày tỏ sự hiếu thuận với ông bà tổ tiên. Bánh chưng màu đen thể hiện mùa màng bội thu, đời sống no ấm, được tạo màu bằng cách đốt rơm.

Làm kỳ công thế này, bảo sao mứt gừng Huế đi muôn phương ngày Tết

Vân Hoa |

Mứt gừng Kim Long được trồng ở ngã ba Tuần, Thừa Thiên Huế có một vị khác biệt rất lạ mà những người sành mới nhận ra. Nồi mứt rim được đảo đều, với lửa củi nên đượm và thơm không đâu sánh được.

Xem người Tày làm bánh dày ngũ sắc dịp Tết

Vân Hoa |

Để tạo nên nhiều màu sắc cho bánh dày, người Tày dùng lá cẩm đỏ, cẩm tím nấu thành nước để nhuộm, màu xanh được tạo nên từ tro trộn với lá cẩm, còn màu vàng thì giã nghệ... Những màu sắc thiên nhiên đem lại sức sống tươi mới cho bản làng ngày Tết.

Bánh chưng đen của người Dao Tiền trên mâm cỗ ngày Tết

Vân Hoa |

Cứ dịp Tết đến, đồng bào dân tộc Dao Tiền ở Suối Lìn, Sơn La ai cũng làm bánh chưng đen để bày trên mâm cỗ cúng, bày tỏ sự hiếu thuận với ông bà tổ tiên. Bánh chưng màu đen thể hiện mùa màng bội thu, đời sống no ấm, được tạo màu bằng cách đốt rơm.

Làm kỳ công thế này, bảo sao mứt gừng Huế đi muôn phương ngày Tết

Vân Hoa |

Mứt gừng Kim Long được trồng ở ngã ba Tuần, Thừa Thiên Huế có một vị khác biệt rất lạ mà những người sành mới nhận ra. Nồi mứt rim được đảo đều, với lửa củi nên đượm và thơm không đâu sánh được.