Vẻ đẹp đầy mê hoặc của những bộ lạc nơi tận cùng thế giới

Phạm Ly |

Jimmy Nelson – nhiếp ảnh gia người Anh trong suốt 30 năm đã đi qua nhiều “ngóc ngách” bị lãng quên để ghi lại những câu chuyện bằng hình ảnh cùng 48 bộ tộc với những nền văn hóa bản địa còn nguyên sơ và đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ khỏi thế giới hiện đại.
 
Jimmy Nelson trong chuyến đi tới Nam Sudan.

Jimmy Nelson sinh năm 1967. Ông bắt đầu làm nhiếp ảnh gia vào năm 1987. Trải qua 10 năm niên thiếu tại một trường nội trú ở miền Bắc nước Anh, anh tự mình đi bộ để vượt qua chiều dài đất nước Tây Tạng (1985).

Cuộc hành trình kéo dài một năm và khi anh trở về cuốn “nhật ký” độc đáo của mình, với những hình ảnh tiết lộ về một Tây Tạng chưa từng ai tiếp cận trước đây đã được xuất bản và được cả thế giới hoan nghênh.

Người ta tin rằng người Papua New Guinea (Indonesia) đầu tiên di cư đến hòn đảo này hơn 45.000 năm trước. Người Huli Wigmen thường vẽ mặt màu vàng, đỏ, trắng và nổi tiếng với truyền thống làm tóc giả trang trí từ tóc của chính họ. Chúng trông giống như những chiếc mũ màu mận, được trang trí phức tạp với lông của chim thiên đường và vẹt. Các đồ trang trí khác bao gồm vỏ sò, hạt cườm, ngà lợn, hộp sọ sừng và tán lá.
Người ta tin rằng người Papua New Guinea (Indonesia) đầu tiên di cư đến hòn đảo này hơn 45.000 năm trước. Họ thường vẽ mặt màu vàng, đỏ, trắng và nổi tiếng với truyền thống làm tóc giả trang trí từ tóc của chính họ. Chúng trông giống như những chiếc mũ màu mận, được trang trí phức tạp với lông của chim thiên đường và vẹt. Các đồ trang trí khác bao gồm vỏ sò, hạt cườm, ngà lợn, hộp sọ sừng và tán lá.

Với dân số khoảng 250.000 người ở tỉnh Hela, cộng đồng Huli là cộng đồng lớn nhất ở vùng cao. Họ nổi tiếng với phong tục độc đáo là mặc những bộ tóc giả ấn tượng được trang trí bằng lông vũ nhiệt đới.

Ước mơ của Jimmy là luôn tạo ra nhận thức về các nền văn hóa bản địa của thế giới thông qua nhiếp ảnh. Ông muốn tạo ra một tài liệu trực quan cho chúng ta và thế hệ tương lai thấy vẻ đẹp của cách họ - những bộ lạc nguyên sơ đang sống.

Từ năm 2010, Jimmy Nelson đã đi đến nhiều nơi trên thế giới để chụp ảnh các nền văn hóa bản địa. Trên hành trình của mình, anh đã nhận ra rằng, sau một cuộc đời dành cho việc đi du lịch, máy ảnh của anh ấy là "công cụ hoàn hảo để xây dựng các kết nối thân mật và độc đáo".

Thung lũng Omo, phía tây nam Ethiopia là nơi sinh sống của khoảng 45.000 người dân Banna qua nhiều thiên niên kỷ. Trong các lễ cúng, họ tự vẽ mặt bằng phấn trắng trộn với đá vàng, quặng sắt đỏ và than củi. Nghi lễ lớn nhất trong cuộc đời của một người đàn ông được gọi là Dimi – lễ để kỷ niệm khả năng sinh sản và sự sẵn sàng cho hôn nhân của con gái họ.
Thung lũng Omo, phía tây nam Ethiopia là nơi sinh sống của khoảng 45.000 người dân Banna qua nhiều thiên niên kỷ. Trong các lễ cúng, họ tự vẽ mặt bằng phấn trắng trộn với đá vàng, quặng sắt đỏ và than củi. Nghi lễ lớn nhất trong cuộc đời của một người đàn ông được gọi là Dimi – lễ để kỷ niệm khả năng sinh sản và sự sẵn sàng cho hôn nhân của con gái họ.

Jimmy Nelson không phải là nhà nhân chủng học hay “người đàn ông của khoa học”. Ông không tuyên bố có kiến ​​thức để giải quyết các câu hỏi về văn hóa bản địa và các nền văn hóa truyền thống khác. Đơn giản, ông là một người kể chuyện bằng hình ảnh.

Ở tỉnh Quý Dương miền Nam Trung Quốc, có một số ít các làng truyền thống của người Miêu. Người phụ nữ thường đeo những chiếc mũ lớn làm bằng len. Theo truyền thống, các mảnh được làm từ tóc của tổ tiên của họ để ghi nhớ và luôn giữ chúng bên mình.
Ở tỉnh Quý Dương miền Nam Trung Quốc, có một số ít các làng truyền thống của người Miêu. Người phụ nữ thường đeo những chiếc mũ lớn làm bằng len. Theo truyền thống, các sợi được làm từ tóc tổ tiên để họ luôn ghi nhớ và giữ chúng bên mình.

Đã qua ba thập kỷ, sau khi viếng thăm 35 cộng đồng bản địa, cuốn sách Before They Pass Away là một sự tôn kính đối với các nền văn hóa mà Jimmy Nelson có lẽ sẽ không bao giờ hiểu hết.

Phần 1 của cuốn sách xuất bản vào đầu năm 2014 đã nhận được nhiều giải thưởng và được cộng đồng yêu nhiếp ảnh-văn hóa trên thế giới đón nhận.

Trong ít nhất một ngàn năm, rừng mưa nhiệt đới Amazon là nơi sinh sống của người. Cho đến năm 1956, họ chưa bao giờ có bất kỳ liên hệ nào với thế giới bên ngoài. Huaorani là những thợ săn xuất sắc và những chiến binh đáng sợ. Văn hóa của họ bị đe dọa bởi hoạt động khai thác dầu và khai thác gỗ bất hợp pháp, xã hội săn bắn hái lượm của họ chuyển sang sống chủ yếu ở các khu định cư. Người Huaorani có kiến thức rộng lớn về động vật, thực vật và cây cối, bắt nguồn từ sự phụ thuộc hoàn toàn vào thế giới tự nhiên.
Trong ít nhất một ngàn năm, rừng mưa nhiệt đới Amazon là nơi sinh sống của người Huaorani. Cho đến năm 1956, họ chưa bao giờ có bất kỳ liên hệ nào với thế giới bên ngoài. Huaorani là những thợ săn xuất sắc và những chiến binh đáng sợ. Văn hóa của họ bị đe dọa bởi hoạt động khai thác dầu và khai thác gỗ bất hợp pháp, xã hội "săn bắn hái lượm" của họ chuyển sang sống chủ yếu ở các khu định cư. Người Huaorani có kiến thức rộng lớn về động vật, thực vật và cây cối, bắt nguồn từ sự phụ thuộc hoàn toàn vào thế giới tự nhiên.
Sadhus (có nghĩa là “những người đàn ông tốt”) là những người sung đạo Hindu sống khắp Ấn Độ. Họ mặc quần áo màu cam tượng trưng cho màu của ngọn lửa.
Sadhus (có nghĩa là “những người đàn ông tốt”) là những người sung đạo Hindu sống khắp Ấn Độ. Họ mặc quần áo màu cam tượng trưng cho màu của ngọn lửa.
Tsaatan (tiếng Mông Cổ: “người có tuần lộc“) xuất thân từ những người chăn tuần lộc  đã sinh sống ở vùng Taiga xa xôi hẻo lánh trong hàng ngàn năm và họ du cư từ năm đến mười lần một năm. Hiện tại, chỉ còn 44 gia đình và sự tồn tại của họ bị đe dọa bởi số lượng tuần lộc bị thuần hóa ở Mông Cổ.
Tsaatan (tiếng Mông Cổ: “người có tuần lộc“) xuất thân từ những người chăn tuần lộc đã sinh sống ở vùng Taiga xa xôi hẻo lánh trong hàng ngàn năm và họ du cư từ 5-10 lần trong một năm. Hiện tại, chỉ còn 44 gia đình và sự tồn tại của họ bị đe dọa bởi số lượng tuần lộc bị thuần hóa ở Mông Cổ.
Marken là một hòn đảo cũ ở Zuiderzee, nằm trong khu đô thị Waterland thuộc tỉnh North Holland, Hà Lan. Vì sống tách biệt trên đảo quá lâu nên trang phục của người Marken khá khác biệt so với nhiều trang phục truyền thống khác ở Hà Lan.
Marken là một hòn đảo cũ ở Zuiderzee, nằm trong khu đô thị Waterland thuộc tỉnh North Holland, Hà Lan. Vì sống tách biệt trên đảo quá lâu nên trang phục của người Marken khá khác biệt so với nhiều trang phục truyền thống khác ở Hà Lan.
Người Asaro Mudmen (Indonesia) trong huyền thoại lần đầu tiên gặp gỡ thế giới phương Tây vào giữa thế kỷ 20. Truyền thuyết kể rằng người Asaro Mudmen từng phải chạy trốn khỏi một kẻ thù xuống sông Asaro - nơi họ chờ đợi cho đến khi hoàng hôn trốn thoát. Kẻ thù nhìn thấy họ trỗi dậy từ bờ sông phủ đầy bùn và nghĩ rằng đó là linh hồn. Người Asaro vẫn bôi bùn và mặt nạ theo truyền thuyết xưa để làm kinh hoàng các nhóm bản địa khác.
Người Asaro Mudmen (Indonesia) trong huyền thoại lần đầu tiên gặp gỡ thế giới phương Tây vào giữa thế kỷ 20. Truyền thuyết kể rằng người Asaro Mudmen từng chạy trốn khỏi một kẻ thù mà phải vùi mình xuống sông Asaro - nơi họ chờ đợi cho đến khi hoàng hôn để trốn thoát. Kẻ thù nhìn thấy họ trỗi dậy từ bờ sông phủ đầy bùn và nghĩ rằng đó là linh hồn. Người Asaro vẫn bôi bùn và mặt nạ theo truyền thuyết xưa để làm kinh hoàng các nhóm dân tộc bản địa khác.

Bạn có thể xem thêm hình ảnh và câu chuyện tại đây

Phạm Ly
TIN LIÊN QUAN

Ngã tư của các nền văn minh

Thúy Hiền |

Là nơi giao thoa giữa hai châu lục Âu – Á và ba biển lớn, Thổ Nhĩ Kỳ được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại với nhiều di sản văn hóa, công trình cổ đại còn lưu giữ được cho đến hôm nay hoặc khám phá những trải nghiệm mới mẻ trên không trung với những khinh khí cầu rực rỡ sắc màu.

Luxembourg - “Cưỡi ngựa” ở Ban công đẹp nhất châu Âu...

Đỗ Doãn Hoàng |

Nằm trong danh sách những quốc gia có dân số ít nhất thế giới, diện tích lại càng bé xíu nằm trong lục địa Tây Âu, Luxembourg là một quốc gia riêng, hiện chỉ có hơn 500 nghìn dân. Đây cũng là đất nước duy nhất trên thế giới, hiện vẫn còn duy trì chế độ "cai trị" của một Đại công tước. Giáp ranh với 3 nước “mạnh” và là kinh đô ánh sáng của châu Âu, gồm: Pháp, Đức, Bỉ, “anh chàng bé hạt tiêu” Luxembourg được xếp hạng với nhiều kỷ lục thế giới.

Ngã tư của các nền văn minh

Thúy Hiền |

Là nơi giao thoa giữa hai châu lục Âu – Á và ba biển lớn, Thổ Nhĩ Kỳ được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại với nhiều di sản văn hóa, công trình cổ đại còn lưu giữ được cho đến hôm nay hoặc khám phá những trải nghiệm mới mẻ trên không trung với những khinh khí cầu rực rỡ sắc màu.

Luxembourg - “Cưỡi ngựa” ở Ban công đẹp nhất châu Âu...

Đỗ Doãn Hoàng |

Nằm trong danh sách những quốc gia có dân số ít nhất thế giới, diện tích lại càng bé xíu nằm trong lục địa Tây Âu, Luxembourg là một quốc gia riêng, hiện chỉ có hơn 500 nghìn dân. Đây cũng là đất nước duy nhất trên thế giới, hiện vẫn còn duy trì chế độ "cai trị" của một Đại công tước. Giáp ranh với 3 nước “mạnh” và là kinh đô ánh sáng của châu Âu, gồm: Pháp, Đức, Bỉ, “anh chàng bé hạt tiêu” Luxembourg được xếp hạng với nhiều kỷ lục thế giới.