Dinh thự của Công tử Bạc Liêu có gì mà ai cũng muốn ghé thăm

NHẬT HỒ - HƯNG THƠ |

Ngày nay, Công tử Bạc Liêu trở thành một thương hiệu du lịch hấp dẫn của tỉnh Bạc Liêu. Nhờ đó, khu nhà Công tử Bạc Liêu cũng hút khách, trở thành điểm đến không thể không ghé...
Được xây dựng từ lâu, nhưng thiết kế của dinh thự vẫn rất sang trọng. Ảnh: HT.
Được xây dựng từ lâu, nhưng thiết kế của dinh thự vẫn rất sang trọng. Ảnh: HT.
Khu nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc ở trung tâm tỉnh Bạc Liêu, số 13 đường Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu mang dáng dấp của lối kiến trúc Pháp được xây dựng từ năm 1919.
Mỗi ngày, rất đông du khách đến tham quan khu nhà Công tử Bạc Liêu. Trong ảnh, khách du lịch mua vé vào cổng. Ảnh: HT.
Mỗi ngày, rất đông du khách đến tham quan khu nhà Công tử Bạc Liêu. Trong ảnh, khách du lịch mua vé vào cổng. Ảnh: HT.

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, ngôi nhà được bày biện, phục tráng gần như nguyên trạng, giữ được dáng dấp sang trọng, giàu có một thời, và là điểm đến của phần lớn du khách khi đến tỉnh Bạc Liêu. Nơi này cũng được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trao giấy chứng nhận điểm du lịch tiêu biểu năm 2014 và 2017.

Chiếc xe ôtô được trưng bày ở ngay cổng vào khu nhà, nhưng không phải của Công tử Bạc Liêu, mà chỉ sản xuất cùng đời. Ảnh: HT.
Chiếc xe ôtô được trưng bày ở ngay cổng vào khu nhà, nhưng không phải của Công tử Bạc Liêu, mà chỉ sản xuất cùng đời. Ảnh: HT.

Điểm hấp dẫn, hút du khách và gây sự tò mò về khu nhà Công tử Bạc Liêu bắt nguồn từ những câu chuyện lưu truyền về người từng sống trong ngôi nhà - Công tử Bạc Liêu. Vào những năm 1930 - 1940, ở miền Nam nổi lên một công tử nổi tiếng về mức độ vung tiền tiêu xài và cách chơi sang trọng, đó là Trần Trinh Huy (SN 1900, tên thật là Trần Trinh Quy). Trần Trinh Huy là con trai ông Trần Trinh Trạch, người có đất ruộng nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu thời bấy giờ, được người danh đặt cho biệt danh "Vua lúa gạo Nam Kỳ”.

Ông Trần Trinh Đức (con trai của Công tử Bạc Liêu) hằng ngày có mặt ở khu nhà để chụp ảnh lưu niệm cùng khách du lịch. Ảnh: HT.
Ông Trần Trinh Đức (con trai của Công tử Bạc Liêu) hằng ngày có mặt ở khu nhà để chụp ảnh lưu niệm cùng khách du lịch. Ảnh: HT.
Chiếc giường sang trọng đặt trong “Phòng Công tử Bạc Liêu” khiến du khách tò mò. Ảnh: HT.
Chiếc giường sang trọng đặt trong “Phòng Công tử Bạc Liêu” khiến du khách tò mò. Ảnh: HT.
Hình của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy và vợ. Ảnh: HT.
Hình của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy và vợ. Ảnh: HT.
Đồ dùng của gia đình Công tử Bạc Liêu được bày biện trong ngăn tủ. Ảnh: HT.
Đồ dùng của gia đình Công tử Bạc Liêu được bày biện trong ngăn tủ. Ảnh: HT.
Bộ trường kỷ ngũ sơn sang trọng. Ảnh: HT.
Bộ trường kỷ ngũ sơn sang trọng. Ảnh: HT.
Vật dụng đan bằng mây tre có từ xưa. Ảnh: HT.
Vật dụng đan bằng mây tre có từ xưa. Ảnh: HT.
Dọc các hành lang, cầu thang được trang trí bằng các bức tranh cổ. Ảnh: HT.
Dọc các hành lang, cầu thang được trang trí bằng các bức tranh cổ. Ảnh: HT.
Công trình được xây dựng từ năm 1919 và được phục dựng lại khá nguyên vẹn. Ảnh: HT.
Công trình được xây dựng từ năm 1919 và được phục dựng lại khá nguyên vẹn. Ảnh: HT.
Toàn cảnh khu nhà Công Tử Bạc Liêu. Ảnh: HT.
Toàn cảnh khu nhà Công Tử Bạc Liêu. Ảnh: HT.
Ngoài khu nhà, ở trong khuôn viên đất rộng còn có nhà hàng, khách sạn lấy tên của Công Tử Bạc Liêu. Ảnh: HT.
Ngoài khu nhà, ở trong khuôn viên đất rộng còn có nhà hàng, khách sạn lấy tên của Công Tử Bạc Liêu. Ảnh: HT.
NHẬT HỒ - HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Chữ Trần 陳 ở Mỹ Sơn

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2007, trong chương trình hợp tác bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một nhóm chuyên gia trường Đại học Milan, thừa ủy quyền của Quỹ Lerici Foudation (Ý), với sự cho phép của Bộ Văn hoá Thông tin, đã tiến hành khai quật khảo cổ và tổ chức trùng tu nhóm tháp G- Mỹ Sơn. Tại đây hơn 2 ngàn hiện vật đã được tìm thấy, trong đó có giá trị là 10 hiện vật trang trí đầu gối chạm hình mặt Kala (thần Thời gian) chưa từng tìm thấy tại đây. Tuy vậy điều làm chấn động giới nghiên cứu Chămpa lúc bấy giờ là nhóm khảo cổ của tổ chức Lerici đã tìm thấy đến 3 cánh tháp trang trí trên tháp G1, có khắc chữ Trần 陳 bằng Hán tự.

Lối đi mới cho du lịch Tây Bắc

An Thượng |

Mang đậm hơi thở văn hóa bản địa nhưng lại vô cùng mới mẻ, tràn đầy nhựa sống, những sản phẩm du lịch đặc biệt như “Vũ điệu trên mây” đang thổi một luồng gió mới, tạo sức bật cho du lịch ở những miền đất giàu tiềm năng.

Hãy là "thượng đế" khiêm nhường

Thanh Hải |

Phàm cái gì mới- độc- lạ, chưa từng biết đến đều làm con người ta tò mò, muốn được tận thấy, trải nghiệm. Tuy vậy, không phải điều gì, nơi nào mới- độc- lạ đều có thể làm mọi người thích thú cả. Ví như, “cháo chửi”, “bún chửi” ở Hà Nội một thời gian ngắn đình đám, nổi lên như một thương hiệu, điểm đến của nhiều du khách tò mò. Và tôi là một trong số thực khách đó, duy nhất 1 lần.