Thống kê còn "ảo", ngành du lịch đang nặng số lượng

THUỲ TRANG |

Số lượng khách chưa được thống kê theo chuẩn, điều tra chi tiêu và ngày lưu trú của khách du lịch vẫn còn ước chừng chứ không cụ thể đang khiến ngành du lịch Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng còn mơ hồ. Vì vậy, Đà Nẵng muốn phát triển thì phải dịch chuyển từ số lượng qua chất lượng.

Còn đặt nặng số lượng

Đầu tháng 12 vừa qua, UBND Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo giải pháp phát triển du lịch thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Qua các báo cáo của Sở Du lịch Đà Nẵng, PGS-TS Phạm Trung Lương - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch - đánh giá, thống kê hiện nay trên cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng đang làm theo cách truyền thống và không đủ với ngành du lịch, đặc biệt là với số lượng khách quốc tế.

“Con số chúng ta công bố đang dựa trên số khách cứ vào đến Việt Nam qua biên giới đóng dấu là tính khách du lịch quốc tế. Trong khi số lượng đó có cả khách nước ngoài đến lao động, du học, con số này rất lớn, đến hàng triệu. Chưa kể, những người này một năm đến Việt Nam nhiều lần.

Như vậy, con số hiện nay vẫn còn ảo. Bên cạnh đó, vấn đề điều tra của ngành du lịch cần phải được làm thực tế chứ thống kê chung chung thì không ổn. Đơn cử như việc chi tiêu và ngày lưu trú trung bình của khách du lịch phải điều tra liên tục hằng năm. Khi có con số chưa đúng, chính sách sẽ trật" - ông Lương chia sẻ.

Cũng nói về các con số, ông Trần Chí Cường – Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND Đà Nẵng, nguyên Phó Giám đốc Sở Du lịch - cho rằng, tốc độ tăng của lượng khách và doanh số của Đà Nẵng chưa tương xứng.

“Năm 2015 đến năm 2019, khách du lịch đến Đà Nẵng tăng 17,88% với doanh thu là 25,7%. Nhưng giai đoạn sau khi tính đến năm 2025, tốc độ tăng của khách là 12-13% mà doanh số chỉ 11,5 – 13% là chưa hợp lý. Đến lúc Đà Nẵng cần xác định lại việc phát triển chất lượng hơn là số lượng” – ông Cường trao đổi.

Phải phát triển về chất lượng

Từ thực tế trên, các chuyên gia cho rằng, định hướng du lịch của Đà Nẵng phải chuyển từ lượng sang chất là điều phù hợp trong tương lai dài hạn. Đây cũng là điều mà trong Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị đã đề cập với Đà Nẵng.

“Chúng ta phải quan tâm đến chất của sự tăng trưởng, phát triển chất lượng các sản phẩm, từ đó đưa lại nguồn thu nhiều hơn, người dân sẽ được hưởng nhiều hơn. Chúng ta chạy theo bệnh thành tích, cứ thích con số lớn.

Tôi cho rằng câu chuyện đó không quan trọng. Vấn đề là địa phương thu về được bao nhiêu, đóng góp vào ngân sách nhà nước, cho sự phát triển của kinh tế xã hội chung. Đôi khi chúng ta đông khách quá lại nảy sinh áp lực hạ tầng, môi trường. Các địa phương nên chọn cách quản lý du lịch theo sức chứa. Đây là công cụ quản lý đảm bảo tính bền vững” – ông Lương góp ý.

 
Những lễ hội, sự kiện chất lượng sẽ thu hút du khách ở phân khúc cao cấp, đóng góp ngân sách thành phố hơn là nặng số lượng.

Đồng tình với quan điểm này, ông Cường nói rằng: “Chất lượng cao thì sản phẩm phải cao cấp, dịch vụ cao, nguồn nhân lực phục vụ cho sản phẩm đó cũng phải được đào tạo tương xứng và thị trường khách cũng phải chất lượng cao. Như vậy, chúng ta cần đánh giá lại thị trường, như khách Trung Quốc vẫn có phân khúc cao cấp để chúng ta hướng đến hay bản thân thị trường nội địa cũng còn tiềm năng khai thác”.

Góp ý cùng vấn đề này, ông Huỳnh Tấn Vinh – Chủ tịch danh dự Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng - cũng nhận định, ngành du lịch Đà Nẵng cần tính toán mở thị trưởng mới. “Đa dạng hoá thị trường bao gồm về địa lý như mở thêm thị trường khách Ấn Độ, Australia, quay lại Châu Âu, Bắc Mỹ… chọn du khách cao cấp.

Chúng ta không kỳ thị khách Trung Quốc nhưng phải có cách hạn chế sự phụ thuộc. Bên cạnh đó, chúng ta cần quản lý nghiêm tour giá rẻ của Trung Quốc và Hàn Quốc, điều đó làm hạ thấp điểm đến, thành phố cũng không thu được gì”.

Tiếp thu các ý kiến tại hội thảo, ông Lê Trung Chinh – Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng - nhìn nhận, việc phát triển du lịch không phải của riêng Sở Du lịch hay UBND mà là của cộng đồng doanh nghiệp, người dân cùng các sở ban ngành khác.

“Với đề án phát triển ngành tổng thể ngành du lịch đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, Sở Du lịch sẽ tập hợp các ý kiến tập trung giải quyết các vấn đề khớp nối quy hoạch chung, môi trường, nguồn nhân lực, xúc tiến du lịch, liên kết vùng và phải làm bài bản chứ không manh mún. Chỗ nào cũng du lịch chung chung là không được.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ phân công trách nhiệm các ngành như vấn đề kẹt xe thì phải làm sao, đường sông thế nào, xây dựng hạ tầng không đáp ứng được thì phải đề xuất ra sao, chứ không cấp phép thoải mái được” – ông Chính nói.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng thương hiệu Đà Nẵng - đem nợ chia đều đầu dân?

Thanh Hải |

Cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race 2015-2016 được cho là đã mang lại giá trị quảng cáo và PR cho thương hiệu Đà Nẵng gần 600 tỉ. Công cụ mà ban tổ chức "đo đếm" là qua 1.500 tin bài viết về sự kiện. Tuy vậy, con số nợ 22 tỷ đồng mà Đà Nẵng chưa thanh toán cho ban tổ chức thì rất cụ thể, rõ ràng...

Đổ xô đi “check in” vườn cúc họa mi ở Đà Nẵng

H.VINH |

Cúc họa my là loại hoa đặc hữu của miền Bắc, nhưng vài ngày vừa qua, tại trung tâm TP Đà Nẵng cũng xuất hiện một vườn hoa cúc họa mi khiến nhiều người tỏ ra thích thú. Khá nhiều nam, thanh nữ tú đã tìm đến đây để "checking", chụp ảnh selfie... đưa lên mạng xã hội, nên rất nhiều người tìm đến hầu mong chụp được bức ảnh đẹp. Tuy vậy do quá đông người, trong khi vườn cúc thử nghiệm có diện tích nhỏ, nên chưa được như kỳ vọng nhiều người.

Mở lại đường bay thẳng Đà Nẵng- Pleiku

N.T.H |

Từ ngày 7.12 tới đây, Đà Nẵng sẽ lại tiếp tục có đường bay thẳng đến thành phố Pleiku, sau một thời gian gián đoạn. Đường bay do hãng Bamboo Airways thực hiện.

Đà Nẵng chi hơn 500 tỷ cải tạo, làm mới bảo tàng

THUỲ TRANG |

UBND thành phố Đà Nẵng cho biết sẽ chi hơn 507 tỷ đồng để cải tạo trụ sở HĐND để chuyển Bảo tàng thành phố về đây.

Xây dựng thương hiệu Đà Nẵng - đem nợ chia đều đầu dân?

Thanh Hải |

Cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race 2015-2016 được cho là đã mang lại giá trị quảng cáo và PR cho thương hiệu Đà Nẵng gần 600 tỉ. Công cụ mà ban tổ chức "đo đếm" là qua 1.500 tin bài viết về sự kiện. Tuy vậy, con số nợ 22 tỷ đồng mà Đà Nẵng chưa thanh toán cho ban tổ chức thì rất cụ thể, rõ ràng...

Đổ xô đi “check in” vườn cúc họa mi ở Đà Nẵng

H.VINH |

Cúc họa my là loại hoa đặc hữu của miền Bắc, nhưng vài ngày vừa qua, tại trung tâm TP Đà Nẵng cũng xuất hiện một vườn hoa cúc họa mi khiến nhiều người tỏ ra thích thú. Khá nhiều nam, thanh nữ tú đã tìm đến đây để "checking", chụp ảnh selfie... đưa lên mạng xã hội, nên rất nhiều người tìm đến hầu mong chụp được bức ảnh đẹp. Tuy vậy do quá đông người, trong khi vườn cúc thử nghiệm có diện tích nhỏ, nên chưa được như kỳ vọng nhiều người.

Mở lại đường bay thẳng Đà Nẵng- Pleiku

N.T.H |

Từ ngày 7.12 tới đây, Đà Nẵng sẽ lại tiếp tục có đường bay thẳng đến thành phố Pleiku, sau một thời gian gián đoạn. Đường bay do hãng Bamboo Airways thực hiện.

Đà Nẵng chi hơn 500 tỷ cải tạo, làm mới bảo tàng

THUỲ TRANG |

UBND thành phố Đà Nẵng cho biết sẽ chi hơn 507 tỷ đồng để cải tạo trụ sở HĐND để chuyển Bảo tàng thành phố về đây.