Chuyên gia đề xuất Bạc Liêu làm du lịch từ muối

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Những địa điểm nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách.

Trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2023 được tổ chức từ ngày 22.12 đến 24.12, chiều ngày 23.12 tại Chùa Xiêm Cán, thành phố Bạc Liêu diễn ra Hội thảo định hướng phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Bạc Liêu tổ chức Ngày hội Du lịch nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2023 từ ngày 22.12 đến ngày 24.12. Ảnh: Nhật Hồ
Bạc Liêu tổ chức Ngày hội Du lịch nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2023 từ ngày 22.12 đến ngày 24.12. Ảnh: Nhật Hồ

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phan Thanh Duy khẳng định, Bạc Liêu đang ra sức xây dựng ngành du lịch là một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hội thảo nhằm định hướng để du lịch nông thôn của Bạc Liêu có cách làm phù hợp, đổi mới, sáng tạo, tăng tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, kinh doanh, phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh.

Ông Ngô Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu - cho biết, Bạc Liêu hiện có 49/49 xã nông thôn mới; 18 xã nông thôn mới nâng cao.

Đối với vùng Bắc Quốc lộ 1 A: Du lịch mới dọc theo Quảng lộ Phụng Hiệp loại hình sản phẩm du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp “miệt đồng quê” (khu vực huyện Hồng Dân, huyện Phước Long) gắn với các di tích lịch sử cấp quốc gia “Khu Căn cứ Tỉnh ủy” (Ninh Thạnh Lợi A); vườn chim Phước Long…

Trên cơ sở phát huy lợi thế hệ thống sông ngòi, kênh rạch có những nét độc đáo riêng về cảnh quan, môi trường sinh thái trên địa bàn huyện Hồng Dân, huyện Phước Long, để hình thành các sản phẩm du lịch sông nước hấp dẫn với điểm đến là các làng quê gắn kết với các điểm du lịch làng nghề truyền thống (đan đát, nghề rèn, dệt chiếu…), nơi tổ chức các dịch vụ tham quan, trình diễn nghề thủ công, bán hàng lưu niệm, tìm hiểu về nghề truyền thống và văn hóa truyền thống của quê hương Bạc Liêu.

Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh, Chuyên gia du lịch nông nghiệp nông thôn đề nghị Bạc Liêu làm du  lịch muối. Ảnh: Nhật Hồ
Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh, Chuyên gia du lịch nông nghiệp nông thôn đề nghị Bạc Liêu làm du lịch muối. Ảnh: Nhật Hồ

Đối với Vùng Nam Quốc lộ 1A, phát triển du lịch cộng đồng Vườn nhãn Bạc Liêu (Giồng nhãn Bạc Liêu). Bên cạnh đó phát triển du lịch gắn với các ngành nghề truyền thống là thế mạnh của Bạc Liêu, trong đó nghề sản xuất muối truyền thống thuộc địa bàn huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải có tiềm năng phát triển.

Phát triển các mô hình du lịch sinh thái biển, rừng ngập mặn kết hợp với trải nghiệm cuộc sống thường ngày của người dân (mô hình du lịch tôm - rừng; mô hình du lịch trải nghiệm trên diện tích nuôi nghêu khoảng 900ha đất bãi bồi ven biển (điển hình như HTX Đồng Tiến ở huyện Hòa Bình)… đi trên tàu ra biển tham quan cảnh đẹp của điện gió, trải nghiệm cách bắt nghêu trên bãi nghêu.

Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh - chuyên gia du lịch nông nghiệp nông thôn - cho rằng, nghề muối Bạc Liêu là một sản phẩm du lịch đặc biệt. Bà Oanh đề nghị mở bảo tàng, nhà trưng bày, bảo tồn nghề làm muối Bạc Liêu để phát triển du lịch muối.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu cũng đưa tra những hạn chế cần khắc phục để loại hình du lịch nông nghiệp Bạc Liêu phát triển như đầu tư hạ tầng, giới thiệu sản phẩm, quảng quá thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực; ưu đãi đầu từ… để du lịch nông nghiệp nông thôn phát triển.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Từng góc hình đẹp như mơ của khu nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, Bạc Liêu

Thúy Ngọc (Video: Vietravel) |

Bạc Liêu là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử Nam bộ - nghệ thuật được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại.

Ngôi chùa độc đáo có liên quan đến gia tộc Công tử Bạc Liêu

Nhật Hồ |

Chùa Giác Hoa được bà Huỳnh Thị Ngó (còn gọi cô Hai Ngó) hiến tiền, đất xây dựng vào năm 1919, tức cách đây hơn 100 năm. Có thể nói ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.

Nhiều điểm du lịch tiêu biểu, Bạc Liêu đánh thức công nghiệp không khói

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu đã xác định du lịch là một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế-xã hội, là khâu đột phá trong phát triển kinh tế.

Về xứ Công tử Bạc Liêu thưởng thức món lẩu cù lao

NHẬT HỒ |

Lẩu cù lao là một món ăn đặc trưng ở miền Tây với các nguyên liệu gồm rau củ, tim, gan... Món ăn có tên như vậy dựa vào dụng cụ nấu là loại nồi có phần nhô cao lên ở giữa để chứa than.

Từng góc hình đẹp như mơ của khu nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, Bạc Liêu

Thúy Ngọc (Video: Vietravel) |

Bạc Liêu là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử Nam bộ - nghệ thuật được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại.

Ngôi chùa độc đáo có liên quan đến gia tộc Công tử Bạc Liêu

Nhật Hồ |

Chùa Giác Hoa được bà Huỳnh Thị Ngó (còn gọi cô Hai Ngó) hiến tiền, đất xây dựng vào năm 1919, tức cách đây hơn 100 năm. Có thể nói ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.

Nhiều điểm du lịch tiêu biểu, Bạc Liêu đánh thức công nghiệp không khói

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu đã xác định du lịch là một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế-xã hội, là khâu đột phá trong phát triển kinh tế.

Về xứ Công tử Bạc Liêu thưởng thức món lẩu cù lao

NHẬT HỒ |

Lẩu cù lao là một món ăn đặc trưng ở miền Tây với các nguyên liệu gồm rau củ, tim, gan... Món ăn có tên như vậy dựa vào dụng cụ nấu là loại nồi có phần nhô cao lên ở giữa để chứa than.