Đám đông lấm lem bùn, nô nức xem hội vật cầu nước ở Bắc Giang

GIANG NGỌC - LÊ TUYẾN |

Bốn năm một lần, người làng Vân (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) lại nô nức kéo nhau đi xem Lễ hội Vật cầu nước (vật cầu bùn) độc nhất vô nhị.

Lễ hội Vật cầu nước làng Vân được tổ chức từ ngày 12 – 14.4 Âm lịch (tức ngày 19 – 21.5 Dương lịch năm nay). Lễ hội là nét tín ngưỡng thờ Thần Mặt Trời của người dân làm nông nghiệp, mang tính lịch sử, kịch tính và “độc nhất vô nhị”. Các cụ già trong làng tự hào kể rằng, lễ hội Vật cầu nước tại làng Vân có tính “độc bản” mang đậm nét tâm linh của cư dân trồng lúa nước định canh.
Lễ hội Vật cầu nước làng Vân được tổ chức từ ngày 12 – 14.4 Âm lịch (tức ngày 19 – 21.5 Dương lịch năm nay). Lễ hội là nét tín ngưỡng thờ Thần Mặt Trời của người dân làm nông trong vùng. Các cụ già trong làng tự hào kể rằng, lễ hội Vật cầu nước tại làng Vân có tính “độc bản” mang đậm nét tâm linh của cư dân trồng lúa nước định canh.
Lễ hội Vật cầu nước diễn ra tại sân Đền rộng hơn 200 mét vuông được đổ đầy đất bùn. Nước đổ vào sân là nước sông Cầu do các cô gái mặc đồ truyền thống của làng quê Bắc Bộ gánh nước từ sông lên bằng quang gánh cổ truyền. Nước phải được đựng trong chum sành của làng Thổ Hà, loại chum dùng để cất rượu.
Quả cầu được làm bằng gỗ, nặng khoảng 20 kg.
Quả cầu trong lễ hội được làm bằng gỗ mít, nặng khoảng 20kg, có hình tròn là dương (tượng trưng cho mặt trời). Còn lỗ cầu tượng trưng cho âm. Âm dương hòa hợp nghĩa là người dân làm ăn phát đạt, vạn sự bình yên. Năm 2022, lễ hội vật cầu nước làng Vân được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch trao bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đội cầu gồm 16 “quân cầu” là những thanh niên trai tráng được tinh tuyển từ 5 xóm, có vẻ ngoài ưu tú, sức khoẻ tốt, được huấn luyện kỹ càng, chia làm hai giáp đấu là giáp Trên và giáp Dưới. Các quân cầu sẽ phải giữ mình chay tịnh, kiêng chuyện yêu đương trong một vài tuần theo quy định của dân làng trước khi hội được mở.
Đội cầu gồm 16 “quân cầu” là những thanh niên trai tráng được tinh tuyển từ 5 xóm, có vẻ ngoài ưu tú, sức khoẻ tốt, được huấn luyện kỹ càng, chia làm hai giáp đấu là giáp Trên và giáp Dưới. Các quân cầu sẽ phải giữ mình chay tịnh, kiêng chuyện yêu đương trong một vài tuần theo quy định của dân làng trước khi hội được mở.
Sau khi các bô lão thực hiện nghi lễ dâng hương, các quân cầu đóng khố thực hiện nghi lễ tế Đức Thánh Tam Giang, ông chủ tế sẽ gieo cầu xuống sân. Các quân cầu bắt đầu tranh cướp cầu. Hai đầu sân có hai lỗ sâu gần 1 mét, rộng hơn nửa mét. Đội nào ôm cầu đẩy được xuống lỗ cầu của đối phương là đội giành chiến thắng.
Sau khi các bô lão thực hiện nghi lễ dâng hương, các quân cầu đóng khố thực hiện nghi lễ tế Đức Thánh Tam Giang, ông chủ tế sẽ gieo cầu xuống sân. Các quân cầu bắt đầu tranh cướp cầu. Hai đầu sân có hai lỗ sâu gần 1 mét, rộng hơn nửa mét. Đội nào ôm cầu đẩy được xuống lỗ cầu của đối phương là chiến thắng.
Hành động cướp cầu trong thi đấu tượng trưng cho việc giành lấy mặt trời, ánh sáng cho cây trồng, đem vận may về cho dân làng.
Nhiệm vụ của 2 giáp là phải tranh cướp, di chuyển khối cầu về phía hố cầu của đối thủ. Mỗi khi cầu rơi xuống bãi bùn, tất cả 16 quân cầu phải làm động tác nâng cầu rồi mới hạ xuống để tranh cầu. Trận so tài “thủy chiến” với trái cầu gỗ nặng hàng chục kg diễn ra sôi động, kịch tính trong tiếng hò reo, cổ vũ của người dân cùng du khách thập phương.
Người đến xem lễ hội Vật cầu nước rất đông, đủ mọi độ tuổi. Họ hò hét, cổ vũ nhiệt tình cho đội làng mình. Đặc biệt, khán giả đi xem hội không ngại bị dính bùn bẩn.
Người đến xem lễ hội Vật cầu nước rất đông, đủ mọi độ tuổi. Họ hò hét, cổ vũ nhiệt tình cho đội làng mình. Đặc biệt, khán giả đi xem hội không ngại bị dính bùn bẩn.
Người đến xem lễ hội Vật cầu nước rất đông, đủ mọi độ tuổi. Họ hò hét, cổ vũ nhiệt tình cho đội làng mình. Đặc biệt, khán giả đi xem hội không ngại bị dính bùn bẩn. Ai cũng muốn ngồi sát sân đấu để được các quân cầu vấy bẩn bùn lên người mình. Bởi theo quan niệm, người càng dính nhiều bùn thì sẽ càng nhận được nhiều may mắn.
Ai cũng muốn ngồi sát sân đấu để được các quân cầu vấy bẩn bùn lên người mình. Bởi theo quan niệm, người càng dính nhiều bùn càng nhận được nhiều may mắn.
Trận vật cầu diễn ra quyết liệt nhưng các quân cầu vẫn phải đảm bảo không được xích mích, va chạm thái quá theo quán triệt của Ban tổ chức. Vì đây là trò chơi thể hiện mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt của cư dân trồng lúa nước. Khi đội làng mình chiến thắng, dân làng ăn mừng rất độc đáo bằng cách tràn xuống sân trét đầy bùn lên nhau.
Trận vật cầu diễn ra quyết liệt nhưng các quân cầu vẫn phải đảm bảo không được xích mích, va chạm thái quá, theo quy định của Ban tổ chức. Vì đây là trò chơi thể hiện mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt của cư dân trồng lúa nước. Khi đội làng mình chiến thắng, dân làng ăn mừng rất độc đáo bằng cách tràn xuống sân trét đầy bùn lên nhau.
Bốn năm tổ chức một lần, lễ hội Vật cầu nước làng Vân luôn được chuẩn bị công phu, mang nhiều ý nghĩa với sự tham gia của các quân cầu là những đại diện xuất sắc của làng, phải thật đủ khỏe mới có thể tranh được quả cầu trơn và nặng.
Mặc dù trận đấu chỉ có giải thưởng về mặt tinh thần nhưng lễ hội Vật cầu nước vẫn tồn tại suốt nhiều năm nay, là một trong những lễ hội người dân làng Vân vô cùng trân quý, tự hào vì mang nhiều yếu tố về phồn thực, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn nét văn hóa cổ xưa. Ngày 21.5 theo chương trình lễ hội là trận chung kết của hội Vật cầu nước năm nay.
Mặc dù trận đấu chỉ có giải thưởng về mặt tinh thần, lễ hội Vật cầu nước vẫn tồn tại suốt nhiều năm nay, là một trong những lễ hội người dân làng Vân vô cùng trân quý, tự hào vì mang nhiều yếu tố về phồn thực, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn nét văn hóa cổ xưa. Ngày 21.5, người dân làng Vân sẽ tổ chức lễ tế ở đèn Chính, tham gia các trò chơi dân gian vào buổi sáng. Từ 13h30 đến 17h sẽ diễn ra trận chung kết của Vật cầu nước trong lễ hội năm nay.
GIANG NGỌC - LÊ TUYẾN
TIN LIÊN QUAN

Ghé Bắc Giang phải thử cực phẩm bánh cuốn Đa Mai

Linh Boo |

Bánh cuốn Bắc Giang còn có tên gọi khác là bánh cuốn Đa Mai, là một trong những món ăn ngon nức tiếng khắp vùng.

Đám đông vỡ òa xem pháo đất nổ trong hội xuân ở Hải Dương

Lê Tuyến |

Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương diễn ra đã đem đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ khi về trẩy hội xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024.

Ngôi làng trăm tuổi giữ lửa nghề làm bánh đa dừa ở Bắc Giang

Ngọc Mai - Hồng Hoa |

Bánh đa vàng ruộm, giòn tan, hòa quyện vị thơm bùi của vừng, lạc, dừa... làm nên thứ đặc sản riêng có của vùng đất Thổ Hà, Bắc Giang.