Du khách Hà Nội thích thú, hào hứng trải nghiệm âm nhạc của người Khơmú

M. K |

Trong hai ngày 23 và 24.11 tại Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình âm nhạc của người Khơmú ở Nghệ An và Điện Biên với sự góp mặt của 19 nghệ nhân đến từ hai tỉnh thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Khơmú là một trong những dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me. Ở miền Bắc Việt Nam, người Khơmú tập trung tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa và Nghệ An. Trong môi trường sống đó, âm nhạc của người Khơmú đã tồn tại và phát triển tương đối đa dạng, phong phú. Trong kho tàng văn nghệ dân gian của mình, bên cạnh làn điệu dân ca tơm, người Khơmú còn sở hữu các thể loại nhạc cụ dân gian độc đáo.

Trước khi đăng quang, Linh sống cuộc sống của một cô sinh viên Ngoại thương, tìm kiếm định hướng phát triển cho tương lai của mình. Sau đăng quang, Linh không chỉ tìm được định hướng ấy mà còn ý thức sâu sắc về trách nhiệm đáng quý và những điều mà một Hoa hậu có thể làm, có thể lan tỏa. Linh trưởng thành hơn, bản lĩnh và có trách nhiệm hơn để gánh sức nặng mà ngôi vị mang lại.
Chế tác nhạc cụ đàn môi của người Khơmú ở Nghệ An. Ảnh: BTC.

Đến với chương trình lần này, du khách ngoài việc tham gia cách chế tác nhạc cụ truyền thống (sáo, đàn trống, đàn môi, ống gõ...) còn có cơ hội thực hành trình diễn với làn điệu hát tơm của nhóm Khơmú đến từ tỉnh Nghệ An, thưởng thức các điệu múa dân gian như thằm đao đao, múa sạp, múa boòng bụ (dỗ ống), múa lắc eo tự biên của nhóm Khơmú đến từ tỉnh Điện Biên.

Các bạn trẻ thích thú khi được giao lưu nhảy sạp.
Các bạn trẻ thích thú khi được giao lưu nhảy sạp.

PGS. TS.  Bùi Nhật Quang - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kiêm GĐ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho hay, chương trình tổ chức nhằm giới thiệu đến công chúng một loại hình văn hóa dân gian độc đáo.

Thông qua đó, góp phần giáo dục di sản văn hóa phi vật thể, tăng cường sự hiểu biết về văn hóa dân tộc nói chung và âm nhạc dân gian của người Khơmú nói riêng. Từ đó, giúp công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ thêm tự hào và yêu thích văn hóa truyền thống dân tộc. Hoạt động này cũng góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, duy trì và phát huy những giá trị văn hóa của cha ông trong bối cảnh hội nhập.

 

Gắn với trình diễn nhạc cụ là các hoạt động giáo dục đáng chú ý như giao lưu, tương tác với nghệ nhân để hiểu hơn về cách làm, cách chơi nhạc cụ; thực hành và trải nghiệm lắp ghép sáo bốn lỗ, thổi khèn lá; ghép thông tin với hình ảnh; các hình thức đố vui, trò chơi sử dụng thính giác, xúc giác để nhận biết âm thanh và nhạc cụ tạo ra âm thanh đó v.v...

 

Bên cạnh đó, buổi tổ chức tọa đàm về âm nhạc của người Khơmú trên thế giới do TS. Frank Porschan thuyết trình có sự tham gia của các cán bộ nghiên cứu thuộc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện Dân tộc học, Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

BTC kỳ vọng, chương trình sẽ mang đến nhiều điều mới lạ và bổ ích về dấu ấn văn hóa của người Khơmú cho người dân Thủ đô và du khách quốc tế.

M. K
TIN LIÊN QUAN

Bình Định: Sân bay Phù Cát mở các chuyến bay quốc tế từ tháng 12.2019

N.T |

Đại diện các hãng hàng không khẳng định, trong tháng 12 tới sẽ mở ngay các chuyến bay quốc tế đến Hàn Quốc, Nhật Bản...

Lễ hội Hoa Ban năm 2020 – Điểm hẹn tháng 3 với Điện Biên

TH |

Đến hẹn lại lên, vào tháng 3 hàng năm, khi hoa ban bung nở trên khắp núi đồi, bản làng Tây Bắc, Điện Biên lại tổ chức Lễ hội Hoa Ban, loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp người con gái Thái, vẻ đẹp tinh khôi, hiền dịu với một tình yêu thủy chung.

Hai nhóm nhạc và đoàn nghệ thuật múa đến từ Hàn Quốc khuấy động phố cổ

Thanh Chung |

Trong 2 ngày diễn ra sự kiện Những ngày văn hóa Hàn Quốc tại Quảng Nam, đoàn nghệ thuật múa Byeongin LEE SEUNGJU, hai nhóm nhạc J-Morning, M.B.Crew và ca sĩ JinJu trình diễn ở Hội An.