Du lịch Đà Nẵng “nhắm” khôi phục thị trường nội địa sau dịch COVID-19

THUỲ TRANG |

Mong muốn vực dậy ngành du lịch nhưng trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến nhanh và phức tạp trên thế giới, chính vì vậy, ngành du lịch Đà Nẵng xác định, trước mắt sẽ tập trung vào việc khôi phục thị trường nội địa.

Khách nội địa – đò bẩy của ngành du lịch

Bà Nguyễn Thị Hoài An - Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng nhận định, trong thời điểm này, trong bối cảnh Việt Nam đã cơ bản ngăn chặn thành công dịch COVID-19 nhưng tình hình dịch bệnh tại khu vực và thế giới vẫn phức tạp thì khách nội địa chính là đòn bẩy vực dậy ngành du lịch trong nước.

Cụ thể, khách du lịch nội địa đã dần có nhu cầu đi du lịch trở lại ở các điểm gần. Do đó, Trung tâm Xúc tiến Du lịch thành phố sẽ triển khai các chiến dịch truyền thông với các hastag, video sinh động hấp dẫn trên các kênh mạng xã hội, mời những người nổi tiếng, có tiếng nói và tầm ảnh hưởng (KOL) tham gia chương trình quảng cáo... cũng như tạo ra bài hát sôi động Đà Nẵng để các nhân viên du lịch, lưu trú làm theo nhằm quảng bá, kích cầu du lịch nội địa.

 

Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng góp ý, trong điều kiện thực tế các địa phương đều nhắm đến thị trường nội địa thì Đà Nẵng cần phải tạo ra sự khác biệt. Hiện tại, các doanh nghiệp du lịch vẫn chưa có khách nhưng vẫn phải xúc tiến các chương trình kích cầu mùa hè, sau đó là kích cầu cuối năm; các khách sạn riêng lẻ cần triển khai các chương trình giảm giá kích cầu, miễn phí visa cho tất cả thị trường, miễn phí tham quan... cũng như làm mới các sản phẩm.

Đồng tình với các quan điểm trên, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch khẳng định, ưu tiên tập trung hiện nay chính là thu hút phát triển thị trường khách nội địa, thúc đẩy tăng trưởng lượng khách ngay trong mùa cao điểm du lịch hè, trong đó chú trọng nguồn khách từ các thị trường có điểm đến gần, thuận tiện di chuyển, đặc biệt là gia tăng nguồn khách nội địa từ các thị trường trọng điểm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Du lịch thành phố sẽ cùng với các doanh nghiệp và Hiệp hội Du lịch tổ chức lại hoạt động của mình, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức lại các loại hình phục vụ theo hướng du lịch nội địa. Tập trung khai thác du lịch kết hợp với bảo tồn các di sản văn hóa, giới thiệu các tập quán, sản phẩm của địa phương tới du khách; huy động cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân khu vực và phát triển kinh tế của địa phương.

Du lịch an toàn

Được biết tại Đà Nẵng, hiện có khoảng 150/968 cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đang hoạt động, trong đó có khoảng 50 cơ sở lưu trú du lịch mới mở cửa hoạt động trở lại sau khi Chính phủ và UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội và cho phép hoạt động đón khách trở lại từ ngày 23.4.

Mặc dù khởi động lại nhưng ngành Du lịch Đà Nẵng cũng xác định, đảm bảo an toàn sức khoẻ trong mùa dịch là ưu tiên hàng đầu. Ông Huỳnh Đức Trung, Trưởng phòng Quản lý lữ hành, Sở Du lịch cho biết, hiện các khu điểm kinh doanh du lịch đã được Sở Du lịch phổ biến quy định thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID-19 và bảo đảm an toàn tại các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch.

 
Việc đảm bảo an toàn cho du khách và điểm đến được đặt lên hàng đầu. Ảnh: BTĐN

Các đơn vị chỉ tổ chức các dịch vụ du lịch khi bảo đảm đúng quy định về giãn cách, số lượng người; các khu, điểm du lịch hướng dẫn và phổ biến các quy định về phòng, chống dịch tới khách du lịch; niêm yết bảng thông tin hướng dẫn an toàn tại nơi đón tiếp, các khu vực công cộng, khu vực dịch vụ.

Để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, Sở Du lịch đã phối hợp với Sở Y tế triển khai các biện pháp chống dịch trong tình hình mới như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở; đeo khẩu trang và bảo đảm giữ khoảng cách tối thiểu khi tiếp xúc…

Đơn vị cũng sẽ thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành và điểm tham quan du lịch nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho du khách.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Nghĩa trang thái giám, một địa chỉ bị ngành du lịch "lãng quên"

Phạm Phước Châu |

Nghĩa trang thái giám ở chùa Từ Hiếu (Huế) là một điểm đến thu hút du khách nhưng đang bị ngành du lịch địa phương "lãng quên"...

Khách du lịch Đà Nẵng dịp 30.4 và 1.5 giảm 96%

THUỲ TRANG |

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm 2020 kéo dài 4 ngày (ít hơn 1 ngày so với năm 2019) nhưng tổng lượng khách tham quan, du lịch tại Đà Nẵng giảm 96,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Bắt gặp “nàng” Thàn Mát giữa lòng Đà Nẵng

THUỲ TRANG - ẢNH: LÊ TUẤN |

Đầu tháng 5, những chuỗi hoa Thàn Mát nứt ra từ kẻ lá, rũ mình trong gió đêm để hôm sau lại bật ra màu tím kiêu hãnh ngay giữa lòng Đà Nẵng.

Đà Nẵng: Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ vẫn tăng

Tường Minh |

Báo cáo của Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, từ đầu năm đến nay, dù ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhưng nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực du lịch dịch vụ vẫn tăng mạnh mẽ.

Nghĩa trang thái giám, một địa chỉ bị ngành du lịch "lãng quên"

Phạm Phước Châu |

Nghĩa trang thái giám ở chùa Từ Hiếu (Huế) là một điểm đến thu hút du khách nhưng đang bị ngành du lịch địa phương "lãng quên"...

Khách du lịch Đà Nẵng dịp 30.4 và 1.5 giảm 96%

THUỲ TRANG |

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm 2020 kéo dài 4 ngày (ít hơn 1 ngày so với năm 2019) nhưng tổng lượng khách tham quan, du lịch tại Đà Nẵng giảm 96,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Bắt gặp “nàng” Thàn Mát giữa lòng Đà Nẵng

THUỲ TRANG - ẢNH: LÊ TUẤN |

Đầu tháng 5, những chuỗi hoa Thàn Mát nứt ra từ kẻ lá, rũ mình trong gió đêm để hôm sau lại bật ra màu tím kiêu hãnh ngay giữa lòng Đà Nẵng.

Đà Nẵng: Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ vẫn tăng

Tường Minh |

Báo cáo của Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, từ đầu năm đến nay, dù ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhưng nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực du lịch dịch vụ vẫn tăng mạnh mẽ.