Gia Lai phát triển tuyến du lịch mới kết nối Chư Sê và Phú Thiện

TT |

Hai địa phương Chư Sê và Phú Thiện, huyện Gia Lai vừa tổ chức khảo sát tuyến du lịch mới nhằm liên kết phát triển du lịch.

Đầu tháng 11 vừa qua, Hội nghị ký kết chương trình phối hợp phát triển tuyến du lịch Thác Phú Cường – Hồ Ayun Hạ - Khu di tích lịch sử văn hóa Plơi Ơi giữa huyện Chư Sê và huyện Phú Thiện đã được tổ chức.

Lãnh đạo 2 địa phương đã thống nhất trình cấp trên xin chủ trương xây dựng Đề án liên kết phát triển du lịch giữa huyện Chư Sê và huyện Phú Thiện, trong đó dựa trên tiềm năng sẵn có của từng địa phương và sự tương quan về địa lý, văn hóa của 02 bên để tạo tour du lịch phù hợp.

Cụ thể, du khách sẽ tham quan thác Phú Cường của huyện Chư Sê cách thành phố Pleiku 45 km về phía Đông Nam, cách thị trấn Chư Sê khoảng 3 km. Sau khi hòa mình vào thiên nhiên với cây rừng, nước thác trong tiểu vùng sinh thái khí hậu trong lành, thoáng mát, du khách di chuyển xuống lòng hồ Ayun Hạ theo quốc lộ 25, từ Phú Cường đến xã H’Bông khoảng 12 km, rẽ vào đường xuống hồ Ayun Hạ khoảng 4 km (song song khu vực Di tích chiến thắng Plei Ring).

 
hồ Ayun Hạ

Tại khu vực lòng hồ sẽ có các hạng mục như: Cầu tàu, thuyền rồng, nhà hàng nổi, bãi đỗ xe, khu ngắm cảnh, nhà nghỉ dạng bungalow bằng gỗ hoặc mây, tre nứa, đặc biệt dự kiến xây dựng trường đua xe địa hình ở đây.

Sau khi du khách tham gia các dịch vụ sẽ được đưa về bờ đập Ayun Hạ thuộc huyện Chư Sê bằng thuyền rồng để tiếp tục tour của huyện Phú Thiện. '

Ngoài ra ở khu vực thác Phú Cường đến hồ Ayun Hạ có thể phát triển tốt loại du lịch trekking, đây là hình thức du lịch đang được ưa thích và phổ biến, nhất là các bạn trẻ thích mạo hiểm và khám phá (đã được 01 doanh nghiệp du lịch của tỉnh đăng ký khảo sát để đưa vào hoạt động trong dịp tết Nguyên đán 2020).

Tiếp theo du khách đi bộ từ bến thuyền giáp chân đập hồ Ayun Hạ thuộc huyện Phú Thiện đến chùa Quang Sơn, xã Ayun Hạ để tham quan, du khách chèo thuyền từ điểm giáp chùa Quang Sơn và kênh chính hồ Ayun Hạ đến Khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi với núi Chư Tao Yang, bến nước, khu vực nhà mồ các Vua lửa, khu vực nhà Siu Luyn (Vua lửa đời thứ XIV), khu vực ao Ơi Y, tham quan 33 ngôi nhà truyền thống làng Vua lửa; ...

 
Khu di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi. Ảnh: Đ.T

Du khách sẽ tiếp tục tham quan mênh mông hồ sen ngát hương xã Ia Peng, và di chuyển khoảng 20km về xã Ia Piar để chứng kiến Lễ rước nước và các món ăn truyền thống đặc biệt tại làng Plei Rbai.

Sau Hội nghị này, Ban Thường vụ Huyện ủy 2 huyện sẽ có văn bản trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND – UBND tỉnh cho chủ trương và bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, tu bổ, phục hồi di tích, đồng thời kêu gọi đầu tư, xã hội hóa các hoạt động văn hóa, du lịch một số hạng mục trong Đề án chung của 02 huyện.

Sở VHTTDL và Hiệp hội du lịch tỉnh tham dự với tư cách chứng kiến, tuy nhiên đã tham gia nhiều ý kiến chuyên môn sâu sắc thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước, giúp 02 địa phương có tầm nhìn tổng quan và định hướng hiệu quả trong tình hình mới khi xây dựng Đề án liên kết phát triển du lịch. Hy vọng Đề án này sớm được phê duyệt để du lịch Gia Lai từng bước hội nhập chung vào bản đồ du lịch khu vực, quốc gia và quốc tế.

TT
TIN LIÊN QUAN

Nhân dịp Trung thu đến với sắc màu văn hoá Gia Lai

M. K |

Vừa qua, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình "Trung thu 2019: Sắc màu văn hóa Gia Lai" tại Hà Nội.

Đến Gia Lai ngắm mùa cao su trút lá

Phạm Ly |

Khi mùa “nắng lạnh” về trên Pleiku cũng là lúc những rừng cao su bắt đầu chuyển đỏ và đổ lá. Gần Tết, ngang qua những đồi cao su trơ thân mốc thếch và u tịch khiến ta có cảm giác vừa chạm chân vào vùng đất đã bị lãng quên trong thước phim cũ nào đó.

Lên Gia Lai, không thể không ghé Ch'Rao

PHƯƠNG CHI |

Gia Lai không chỉ nổi tiếng về khu di tích Biển Hồ, thác Mơ, thác Phú Cường, các đồi chè thẳng tắp, xanh mướt... mà du khách cũng khó cưỡng với ẩm thực phong phú ở đây.

Khánh thành bảo tượng Quan âm tại Biển Hồ, Pleiku,Gia Lai

Huỳnh Văn Truyền – Bích Thuỷ |

Biển Hồ như một viên ngọc bích được thiên nhiên ban tặng giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là “đôi mắt” của phố núi Pleiku. Sự hiện diện của bảo tượng Quan Âm hướng về thành phố đã tạo nên một niềm tin vững chắc như mẹ hiền luôn hướng về con trong vòng tay trìu mến và che chở. Biển Hồ trên phố núi Pleiku đã tạo nên một thắng cảnh đặc biệt và nguồn tâm linh màu nhiệm, hứa hẹn là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách mọi nơi về chiêm bái.