Hà Tĩnh phản hồi vụ “tranh chấp” di tích Hoành Sơn quan

TRẦN TUẤN |

Phản hồi về thông tin có “tranh chấp” trong xác định di tích Hoành Sơn quan thuộc tỉnh nào, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh khẳng định di tích này hoàn toàn trong địa giới hành chính tỉnh Hà Tĩnh và do Hà Tĩnh quản lý.

Tìm hiểu về Hoành Sơn quan, phóng viên Báo Lao Động được ông Nguyễn Tùng Lĩnh - Trưởng Phòng Quản lý văn hóa của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh cung cấp thông tin.

Theo ông Lĩnh, Hoành Sơn quan hiện nằm hoàn toàn thuộc địa giới hành chính tỉnh Hà Tĩnh, còn nằm cách đường phân giới đến gần 5m.

“Trong lịch sử di tích thuộc tỉnh Quảng Bình nhưng hiện nay thuộc địa giới hành chính tỉnh Hà Tĩnh, mà thuộc địa giới tỉnh nào thì do tỉnh đó quản lý” - ông Lĩnh nói.

Ông Nguyễn Tùng Lĩnh - cho hay, năm 2005, tỉnh Hà Tĩnh có quyết định xếp hạng di tích Hoành Sơn quan là di tích cấp tỉnh. Tỉnh Hà Tĩnh cũng từng đề nghị công nhận di tích quốc gia nhưng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa chấp thuận.

Thời gian qua, chính quyền thị xã Kỳ Anh quản lý di tích này. Trước tình trạng một số người dân viết, vẽ lên di tích, phía chính quyền thị xã Kỳ Anh cũng đã đi tuyên truyền, nhắc nhở và xóa các chữ viết, vẽ lên di tích đó.

Từ năm 2012 đến nay, Hà Tĩnh cũng đã tiến hành ít nhất 2 lần tu sửa các bậc cầu thang lên Hoành Sơn Quan và cắm biển dẫn tích. Trước năm 2005 có lần tu sửa lớn hơn.

Trưởng Phòng Quản lý văn hóa - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh cho rằng, di tích Hoàng Sơn quan có ý nghĩa lịch sử văn hóa rất đặc biệt. Di tích này nằm ở vị trí đẹp để ngắm cảnh, để khai thác du lịch.

Thế nhưng, thời gian qua chính quyền địa phương chưa đầu tư để khai thác du lịch, phát huy được giá trị của di tích.

Ông Lĩnh khẳng định không có chuyện tranh chấp di tích này giữa Hà Tĩnh với Quảng Bình. Nếu tỉnh Hà Tĩnh đầu tư khai thác du lịch ở di tích này trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh Hà Tĩnh thì tỉnh Quảng Bình cũng không thể tranh chấp.

Từ Hoành Sơn quan nhìn về phía bắc là làng mạc ở xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Tuấn.
Hoành Sơn quan nhìn về phía bắc là làng mạc ở xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Tuấn

Tuy nhiên, điều băn khoăn là khu vực di tích Hoành Sơn quan thuộc đất quốc phòng, để đầu tư, khai thác du lịch có liên quan đến hồ sơ, thủ tục còn nhiều khó khăn.

Theo tư liệu lịch sử, năm 1833, vua Minh Mạng đã cho lập Hoành Sơn quan, với mục đích kiểm soát dân chúng, phòng kẻ gian qua lại. Hoành Sơn quan được xây tường bằng đá, dài 11 trượng 8 thước, cao 5 thước. Cổng có cửa cao 4 m, hai bên có tường thành chạy dài, trên cổng là biển bằng đá đề 3 chữ Hán "Hoành Sơn quan".

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Bà Rịa - Vũng Tàu lập hồ sơ xét di tích quốc gia với Vòng thành Đá Trắng

Thành An |

Ngày 11.9, Sở Văn hóa và Thể thao Bà Rịa - Vũng Tàu cùng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ tổ chức Hội thảo "Di tích Vòng thành đá trắng".

Chơi đâu khi đến biển Thiên Cầm trứ danh của Hà Tĩnh?

AN NGUYÊN |

Biển Thiên Cầm - “khúc đàn trời” của vùng đất Hà Tĩnh sở hữu vẻ đẹp trong lành, bình yên cùng những điểm ghé đến thú vị.

Người dân bội thu trong lễ hội đánh cá Vực Rào ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Ngày 4.6, tại Vực Rào thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân diễn ra lễ hội đánh cá Vực Rào với hàng ngàn người tham gia, nhiều người may mắn bắt được những con cá lớn nặng 4kg - 5kg.

Hà Tĩnh cần giải pháp đột phá để phát triển du lịch xứng với tiềm năng

TRẦN TUẤN |

Có nhiều lợi thế và tiềm năng, ngành du lịch Hà Tĩnh vẫn chưa phát triển như kì vọng.

Trải nghiệm những món ngon Hà Tĩnh, ăn một lần là nhớ mãi

Mộc Anh |

Cháo canh, ram bánh mướt, hến xúc bánh đa,… là những món ngon đặc sản bạn nhất định phải thử khi ghé Hà Tĩnh.