Hãng du thuyền quốc tế đưa khách trở lại Huế sau ba năm

QUẢNG AN |

HUẾ - Du thuyền Diamond Princess đã đưa hàng trăm khách quốc tế trở lại tham quan Thừa Thiên Huế sau COVID-19.

Ngày 11.12, tin từ Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, đơn vị phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các đơn vị liên quan tổ chức chào đón đoàn khách từ Du tàu Diamond Princess cập Cảng Chân Mây sau hơn 3 năm vắng bóng bởi ảnh hưởng dịch COVID-19.

Tại cửa Ngọ Môn (Đại Nội Huế), Đại diện lãnh đạo Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chào mừng đoàn với chương trình biểu diễn Nhã nhạc cung đình, tặng hoa… Đặc biệt, giảm vé tham quan cho đoàn khách gần 300 người vào Hoàng cung Huế và một lăng Vua theo chương trình tour thăm Cố đô Huế do Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tân Hồng tổ chức khai thác.

Qua hoạt động này, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế muốn thể hiện sự mến khách, thân thiện đối với một trong những hãng tàu du lịch lớn trên thế giới đã có hành trình trở lại miền Trung Việt Nam sau hơn 3 năm vắng bóng bởi ảnh hưởng dịch COVID-19.

Đại diện ngành du lịch Thừa Thiên Huế chào đón các du khách trên du thuyền Diamond Princess đến tham quan Đại Nội Huế.
Đại diện ngành du lịch Thừa Thiên Huế chào đón các du khách trên du thuyền đến tham quan Đại Nội Huế.

Theo kế hoạch, trong tháng này, sẽ có thêm 2 chuyến tàu Diamond Princess cập Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) vào các ngày 19, 29.12.2023, mỗi chuyến, tàu sẽ vận chuyển từ 2.800 khách cùng hơn 1.000 thuyền viên phục vụ.

Đây là một trong những du thuyền 5 sao nổi tiếng trên thế giới, với những dịch vụ trải nghiệm sang trọng và khó quên cho du khách. Tàu thuộc sở hữu và điều hành bởi Hãng tàu Princess Cruise, với sức chứa hơn 2.800 khách, nhiều lần được bình chọn là tàu du lịch quốc tế tốt nhất thế giới.

Theo thông tin của Công ty Cổ phần cảng Chân Mây và các công ty lữ hành khai thác khách tàu biển cho biết, sau thời gian dịch bệnh, các hãng tàu du lịch biển quốc tế đã bắt đầu phục hồi mạnh mẽ trở lại với việc nhiều công ty du lịch đăng ký đưa khách cập cảng Chân Mây.

Trong năm 2023, Cảng Chân Mây đã có 24 chuyến tàu du lịch đăng ký cập cảng đưa khoảng 23.000 khách du lịch quốc tế đến với Thừa Thiên Huế. Theo Kế hoạch đến cuối năm nay, Cảng Chân Mây còn đón thêm 6 chuyến tàu du lịch quốc tế. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ chào đón du khách quốc tế, Cảng Chân Mây đã tích cực chuẩn bị các điều kiện về môi trường vệ sinh, bố trí điều hành các hãng lữ hành đưa đón du khách thuận lợi tham quan các điểm du lịch.

Lãnh đạo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế thông tin, trong năm 2024 và 2025 sẽ có nhiều du thuyền lớn đăng ký đến cảng Chân Mây hơn so với năm 2023. Các hãng tàu và doanh nghiệp lữ hành đang quan tâm đến những điểm dừng nghỉ ăn uống, mua sắm kết hợp trải nghiêm văn hóa tại Huế như Sống Platform và Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế.

QUẢNG AN
TIN LIÊN QUAN

Quán bánh ướt heo quay hơn 40 năm trứ danh xứ Huế

Hà Lê |

Quán bánh ướt heo quay Bà Sửu nằm ở Quốc lộ 1A, thuộc huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế từ lúc mở cửa tới lúc đóng luc nào cũng nườm nượp khách.

Huế vào top điểm đến du khách không thể bỏ lỡ năm 2024

Chí Long (Theo Travel+Leisure) |

Tạp chí du lịch Travel+Leisure đề xuất Huế là một trong những điểm đến ở châu Á du khách không nên bỏ qua trong hành trình du lịch năm 2024.

Nét kiến trúc lạ của ngôi chùa không bao giờ đóng cửa ở Huế

Lương Đình Khoa |

Chùa Huyền KhôngHuế mang phong cách kiến trúc độc đáo mới lạ, kết hợp đầy tinh tế giữa kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam.

Quán bánh ướt heo quay hơn 40 năm trứ danh xứ Huế

Hà Lê |

Quán bánh ướt heo quay Bà Sửu nằm ở Quốc lộ 1A, thuộc huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế từ lúc mở cửa tới lúc đóng luc nào cũng nườm nượp khách.

Huế vào top điểm đến du khách không thể bỏ lỡ năm 2024

Chí Long (Theo Travel+Leisure) |

Tạp chí du lịch Travel+Leisure đề xuất Huế là một trong những điểm đến ở châu Á du khách không nên bỏ qua trong hành trình du lịch năm 2024.

Nét kiến trúc lạ của ngôi chùa không bao giờ đóng cửa ở Huế

Lương Đình Khoa |

Chùa Huyền KhôngHuế mang phong cách kiến trúc độc đáo mới lạ, kết hợp đầy tinh tế giữa kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam.