Lễ hội truyền thống kỷ niệm 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh: Nhiều sắc màu, giàu ý nghĩa

Lục Tùng |

Trong 03 ngày 5 – 7.10 (nhằm ngày 26,27 và 28. 9 âm lịch), tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2018). Với nhiều hoạt động mới, sáng tạo, lễ hội năm nay không chỉ mang lại nhiều sắc màu văn hóa, mà còn gieo lời nhắc nhớ giàu ý nghĩa cho thế hệ hôm nay và mai sau về lòng yêu quê hương, tinh thần kiên cường bảo vệ Tổ quốc.

 
 
Các hoạt động lễ hội được tổ chức theo nghi thức cổ truyền, nhưng được đầu tư công phu và quy mô lớn hơn những năm truớc đây. Bên cạnh những hoạt động mang tính truyền thống, lễ hội năm nay có nhiều hoạt động mới, giàu ý nghĩa, như: Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 150 năm ngày hy sinh AHDT Nguyễn Trung Trực; Khánh thành Bến thả hoa đăng TP. Rạch Giá và tổ chức thả hoa đăng...
Rừng người đến chiêm bái vị Anh hùng dân tộc tại Di tích Mộ và Đình Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Lục Tùng
Rừng người đến chiêm bái vị Anh hùng dân tộc tại Di tích Mộ và Đình Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Lục Tùng

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là 3 hoạt động văn hóa, giàu ý nghĩa nhân văn nhất là: Viếng mộ cụ Lâm Quang Ky, Viếng mộ cụ Huỳnh Mẫn Đạt và khánh thành Bia tưởng niệm nơi Nguyễn Trung Trực bị giặc hành hình, Bia ghi dấu trận diệt Đồn Kiên Giang.

Ông Nguyễn Minh Hồng (hàng đầu, bìa trái) - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cùng ông Phạm Vũ Hồng (hàng đầu, giữa) Đỗ Thanh Bình (hàng đầu, bìa phải)- Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang- thắp hương Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại lễ dâng hương Lễ hội truyền thống kỷ niệm 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh. Ảnh: Lục Tùng
Ông Nguyễn Minh Hồng (hàng đầu, bìa trái) - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cùng ông Phạm Vũ Hồng (hàng đầu, giữa) Đỗ Thanh Bình (hàng đầu, bìa phải)- Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang- thắp hương Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại lễ dâng hương Lễ hội truyền thống kỷ niệm 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh. Ảnh: Lục Tùng
Theo đó sáng 5.10, đoàn công tác Quân dân chính Đảng do đồng chí Phạm Công Khâm - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang- làm trưởng đoàn đã đến xã Vĩnh Hòa Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) thắp hương lên linh vị cụ Lâm Quang Ky (1839 – 1868) được thờ tại di tích đình Vĩnh Hòa Hiệp (đình Tà Niên) và viếng mộ cụ tọa lạc bên kia Rạch Tà Niêm.
Đoàn dân quân chính đảng tỉnh Kiên Giang thắp hương lên linh vị cụ Lâm Quang Ky tại di tích đình Vĩnh Hòa Hiệp. Ảnh: Lục Tùng
Đoàn dân quân chính đảng tỉnh Kiên Giang thắp hương lên linh vị cụ Lâm Quang Ky tại di tích đình Vĩnh Hòa Hiệp. Ảnh: Lục Tùng
Cụ Lâm là phó tướng duy nhất của Nguyễn Trung Trực, người được tôn vinh là “Lê Lai Kiên Giang” khi xả thân để cứu chủ tướng mình thoát khỏi vòng vây quân thù.
và viếng mộ cụ Huỳnh Mẫn Đạt. Ảnh: Lục Tùng
và viếng mộ cụ Huỳnh Mẫn Đạt. Ảnh: Lục Tùng

Sau đó, đoàn trở về TP. Rạch Giá viếng và thắp hương mộ cụ Huỳnh Mẫn Đạt(1807 – 1883). Cụ Huỳnh là nhà thơ yêu nước thế kỷ 19 của Nam bộ, ông đã để lại bài “Điếu Nguyễn Trung Trực” với 2 câu thơ đã đi vào lòng người:

“Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa,

Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”

và viếng mộ cụ Huỳnh Mẫn Đạt. Ảnh: Lục Tùng
và viếng mộ cụ Huỳnh Mẫn Đạt. Ảnh: Lục Tùng

Dịp này, Kiên Giang đồng loạt khánh thành 2 bia lưu niệm nơi cụ Nguyễn Trung Trực đánh chiếm đồn Kiên Giang và nơi ông bị giặc hành hình khi mới 30 tuổi (1838-1868). Cả hai công trình tọa lạc gần khu vực Bưu điện TP Rạch Giá.

Khánh thành Bia tưởng niệm nơi cụ Nguyễn Trung Trực bị giặc hành hình. Ảnh: Lục Tùng
Khánh thành Bia tưởng niệm nơi cụ Nguyễn Trung Trực bị giặc hành hình. Ảnh: Lục Tùng

Cùng với phần lễ, phần hội đuợc tổ chức khá sôi nổi, với nhiều hoạt động như: Hội chợ công nghiệp - thương mại Đồng bằng sông Cửu Long - Kiên Giang năm 2018, triển lãm ảnh nghệ thuật Kiên Giang chủ đề “Kiên Giang - Đất nước - Con người”,

Người dân tham quan triển lãm ảnh nghệ thuật  “Kiên Giang - Đất nước - Con người” tại lễ hội. Ảnh: Lục Tùng
Người dân tham quan triển lãm ảnh nghệ thuật “Kiên Giang - Đất nước - Con người” tại lễ hội. Ảnh: Lục Tùng
hoạt động trình diễn thư pháp,
CLB Thư pháp Đông Hồ (TP. Rạch Giá) chữ thư pháp Việt cho người dự lễ hội. Ảnh: Lục Tùng
CLB Thư pháp Đông Hồ (TP. Rạch Giá) chữ thư pháp Việt cho người dự lễ hội. Ảnh: Lục Tùng
chợ phiên, trò chơi dân gian…Với sự chuẩn bị chu toàn và nhiều màu sắc này, lễ hội kỷ niệm 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh đã thu hút hàng nghìn lượt người dân trong và ngoài tỉnh đến viếng, tham quan, chiêm bái.
Lãnh đạo, nhân dân khắp nơi đến dự lễ kỷ niệm cụ Nguyễn Trung Trực tại Công viên tượng đài Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Lục Tùng
Lãnh đạo, nhân dân khắp nơi đến dự lễ kỷ niệm cụ Nguyễn Trung Trực tại Công viên tượng đài Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Lục Tùng
Xe hoa lễ diễu hành trên đường phố TP. Rạch Giá. Ảnh: Lục Tùng
Xe hoa lễ diễu hành trên đường phố TP. Rạch Giá. Ảnh: Lục Tùng
Và cũng như các năm trước, tất cả du khách dự lễ, có nhu cầu ăn nghỉ, đều được Ban tổ chức đãi miễn phí.
Và nằm võng miễn phí. Ảnh: Lục Tùng
Và nằm võng miễn phí. Ảnh: Lục Tùng
Đặc biệt là toàn bộ thức ăn đãi khách và cúng lên bàn thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đều là đồ chay.
Tất cả du khách dự lễ hội đều được đãi cơm chay miễn phí. Ảnh: Lục Tùng
Tất cả du khách dự lễ hội đều được đãi cơm chay miễn phí. Ảnh: Lục Tùng

Vì vậy, Lễ hội 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực không chỉ là dịp huớng lòng tuởng nhớ, tri ân công đức đánh đuổi ngoai xâm, mà còn là nhắc nhớ thế hệ hôm nay và mai sau ra sức giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Làng Sen-quê Bác, điểm đến của niềm tin yêu

HOÀNG VIỄN CHINH |

Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn ( Nghệ An ) là nơi cất khóc tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời cũng là nơi sinh sống thời niên thiếu của Bác. Nơi đây còn lưu giữ nhà tranh thân thương mộc mạc, ao sen, những ký ức thiêng liêng gắn liền với gia đình, tuổi thơ của Bác Hồ.

Có một Pù Luông hoang sơ đầy mê đắm

Quách Du |

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông với những thắng cảnh được ví như một “Sa Pa” thu nhỏ tại Thanh Hóa. Nơi đây, hoang sơ, mát lành và một khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng, làm "mê lòng" bất kể du khách nào khi tìm về đây để trải nghiệm.

Kiên Giang: 3 hoạt động mới đầy ý nghĩa trong ngày khai lễ 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh

Lục Tùng |

Ngày 5.10, Kiên Giang bước vào ngày đầu trong chuỗi sự kiện lễ kỷ niệm 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 -2018) diễn ra trong 3 ngày (5-7.10.2018). Trong đó có 3 hoạt đông hoàn toàn mới và đầy ý nghĩa. Đó là thăm viếng, dâng hương mộ cụ Lâm Quang Ky, cụ Huỳnh Mẫn Đạt và khánh thành 2 bia kỷ niệm nơi cụ Nguyễn Trung Trực đánh chiếm đồn Kiên Giang và nơi cụ bị giặc hành hình trước khi lập 2 chiến công oai hùng: đốt tàu giặc trên vàm Nhật Tảo (Long An), chiếm và làm chủ đồn Kiên Giang trong nhiều ngày liền.

Thêm đường bay quốc tế mới giữa Việt Nam - Hàn Quốc

XUÂN HẬU |

Sắp đến, hãng hàng không Vietjet sẽ mở đường bay Phú Quốc - Seoul. Đường bay mới bắt đầu khởi hành từ tháng 12 sẽ kết nối hai thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam và Hàn Quốc.

Cùng Vietravel đi cổ vũ tuyển Việt Nam tại vòng chung kết Asian Cup 2019

HOÀNG VINH |

VCK Asian Cup 2019 – sự kiện bóng đá lớn nhất châu Á diễn ra tại các nước Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) khởi tranh từ ngày 5.1 đến 1.2.2019, hứa hẹn sẽ là những trận cầu kịch tính, mãn nhãn người xem. Giới hâm mộ bóng đá Việt Nam ngay từ bây giờ đã có thể đặt lịch Vietravel cho chuyến tham quan đến xứ sở huyền thoại Trung Đông để cổ vũ đội tuyển Việt Nam tranh tài đỉnh cao tại VCK Asian Cup 2019.

Cơn sốt mang tên “hoa muồng vàng”

Phạm Ly |

Liên tiếp những tấm ảnh đầy ấn tượng đã “chớp” được khoảnh khắc hàng nghìn nhánh hoa muồng vàng căng nhựa, bắt đầu lả tả rơi cánh trong tiết trời mùa thu dễ chịu của vùng "trà" trứ danh Bàu Cạn (Gia Lai)

Chè bánh canh, món ăn dân dã gây "xiêu lòng"

TƯỜNG QUYÊN |

Cùng nằm trên một dải đất hình chữ S, ẩm thực ba miền Bắc – Trung – Nam luôn mang lại nhiều hương vị đặc trưng cùng với phong cách ẩm thực riêng mỗi vùng. Nhắc đến miền Bắc thường người ta sẽ nhớ đến thói quen ăn nhạt và thanh, miền Trung lại thường ăn mặn và cay, còn miền Nam mà đặc biệt là các tỉnh miền Tây sẽ gắn liền với thói quen ăn ngọt. Vì vậy mà đến cả bánh canh - một món mặn đặc trưng lại được người dân miền Nam biến tấu thành món chè ngọt độc lạ khó cưỡng.

Hai mươi năm xây dựng thành công đặc sản 'Đêm phố cổ' của người Hội An

XUÂN HẬU |

Ngày 2.10, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam đã tổng kết 20 năm thực hiện chương trình “Đêm phố cổ”.