Kiên Giang: 3 hoạt động mới đầy ý nghĩa trong ngày khai lễ 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh

Lục Tùng |

Ngày 5.10, Kiên Giang bước vào ngày đầu trong chuỗi sự kiện lễ kỷ niệm 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 -2018) diễn ra trong 3 ngày (5-7.10.2018). Trong đó có 3 hoạt đông hoàn toàn mới và đầy ý nghĩa. Đó là thăm viếng, dâng hương mộ cụ Lâm Quang Ky, cụ Huỳnh Mẫn Đạt và khánh thành 2 bia kỷ niệm nơi cụ Nguyễn Trung Trực đánh chiếm đồn Kiên Giang và nơi cụ bị giặc hành hình trước khi lập 2 chiến công oai hùng: đốt tàu giặc trên vàm Nhật Tảo (Long An), chiếm và làm chủ đồn Kiên Giang trong nhiều ngày liền.

Dâng lên lên bàn thờ cụ Lâm Quang Ky tại đình thần Vĩnh Hòa Hiệp. Ảnh: Lục Tùng
Dâng lên lên bàn thờ cụ Lâm Quang Ky tại đình thần Vĩnh Hòa Hiệp. Ảnh: Lục Tùng
Theo đó, đoàn công tác Quân dân chính đảng tỉnh Kiên Giang do ông Phạm Công Khâm- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang - dẫn đầu, đã đến xã Vĩnh Hòa Hiệp (huyện Châu Thành) dâng hương lên linh vị cụ Lâm Quang Ky (1839-1868) tại di tích đình Vĩnh Hòa Hiệp (còn gọi là đình Tà Niên) trước khi đến thắp hương mộ cụ cách đó không xa.
Viếng và dâng hương mộ cụ Lâm Quang Ky tại khu vực nhà mồ dòng họ Lâm. Ảnh: Lục Tùng
Viếng và dâng hương mộ cụ Lâm Quang Ky tại khu vực nhà mồ dòng họ Lâm. Ảnh: Lục Tùng
Cụ Lâm Quang Ky là Phó tướng duy nhất của Nguyễn Trung Trực, người được nhân dân tôn vinh là Lê Lai Kiên Giang” khi giả dạng là Nguyễn Trung Trực đánh lạc hướng để chủ tướng mình rút lui an toàn trước vòng vây của kẻ thù. Hành động xả thân của ông được nhân dân ca tụng là “Lê Lai Kiên Giang” và tôn kính thờ cúng tại vị trí trang trọng trong nhiều đình thần trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, do nhiều lý do lịc sử, lâu nay cụ chưa được tôn vinh xứng với công trạng. Vì vậy việc tỉnh Kiên Giang lần đầu tiên tổ chức đoàn thăm viếng, thắp hương mộ cụ trong dịp 150 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh cũng là 150 năm ngày cụ Lâm Quang Ky hy sinh, cho thấy có sự đổi mới trong cách nhìn nhận về nhân vật lịch sử này.
Đoàn công tác Quân dân chính đảng tỉnh Kiên Giang viếng di tích mộ nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt. Ảnh: Lục Tùng
Đoàn công tác Quân dân chính đảng tỉnh Kiên Giang viếng di tích mộ nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt. Ảnh: Lục Tùng

Tiếp theo đó, đoàn đã đến viếng và thắp hương mộ cụ Huỳnh Mẫn Đạt (1807 – 1883) tọa lạc trên đường Lâm Quang Ky (TP Rạch Giá). Xuất thân là quan nhà Nguyễn với chức Tuần phủ Hà Tiên (Kiên Giang), nhưng ông có tài ngâm vịnh và lòng yêu nước nên tương truyền ông sáng tác nhiều thơ thể hiện lòng yêu nước, ca ngợi anh hùng, nghĩa sĩ....

Viếng mộ cụ Huỳnh Mẫn Đạt. Ảnh: Lục Tùng
Viếng mộ cụ Huỳnh Mẫn Đạt. Ảnh: Lục Tùng
Hiện trước tác ông lưu lại không nhiều, nhưng với số lượng khiêm tốn hiện có, đủ thấy ông là nhà thơ yêu nước thế kỷ 19 của Nam bộ. Hơn thế nữa, ông là tác giả bài “Điếu Nguyễn Trung Trực” với 2 câu thơ đã đi vào lòng người:

“Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa,

Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”

Sau đó Kiên Giang đồng loạt khánh thành 2 bia lưu niệm nơi cụ Nguyễn Trung Trực đánh chiếm đồn Kiên Giang và nơi ông bị giặc hành hình, cũng chính là nơi xuất phát câu nói bất hủ về tinh thần không khuất phục trước ngoại bang: Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây”. Công trình tọa lạc tại khu vực Bưu điện TP Rạch Giá ngày nay.

Dâng hương tại bia kỷ niệm nơi cụ Nguyễn Trung Trực bị giặc hành hình. Ảnh: Lục Tùng
Dâng hương tại bia kỷ niệm nơi cụ Nguyễn Trung Trực bị giặc hành hình. Ảnh: Lục Tùng

Được biết, lễ kỷ niệm 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh diễn ra trong 3 ngày với nhiều hoạt động lễ và hội tổ chức theo cổ truyền, giàu ý nghĩa nhân văn. Dự kiến, lễ hội thu hút hàng trăm ngàn lượt khách từ nhiều địa phương cả nước cúng bái và tham quan...

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Di tích Nguyễn Trung Trực – nét đẹp của sự đa dạng văn hóa

Lục Tùng |

Đến với Di tích Mộ và đình Nguyễn Trung Trực, du khách không chỉ cảm nhận được không gian thanh tịnh, cảm giác tôn nghiêm, thành kính... mà còn được thắp lên ngọn lửa tự hào từ cuộc đời chiến đấu anh dũng của vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
 

Đà Nẵng dự kiến làm đường đi bộ, đạp xe xuyên qua các resort dài 10 km

XUÂN HẬU |

Ngày 3.10, Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng cho biết, Viện Quy hoạch Xây dựng đã đề xuất phương án xây dựng lối xuống đi bộ kết hợp xe đạp dọc bãi cát ven biển từ khách sạn Holiday Beach đến tỉnh Quảng Nam với chiều dài khoảng 10 km.

Thêm đường bay quốc tế mới giữa Việt Nam - Hàn Quốc

XUÂN HẬU |

Sắp đến, hãng hàng không Vietjet sẽ mở đường bay Phú Quốc - Seoul. Đường bay mới bắt đầu khởi hành từ tháng 12 sẽ kết nối hai thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam và Hàn Quốc.

Cùng Vietravel đi cổ vũ tuyển Việt Nam tại vòng chung kết Asian Cup 2019

HOÀNG VINH |

VCK Asian Cup 2019 – sự kiện bóng đá lớn nhất châu Á diễn ra tại các nước Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) khởi tranh từ ngày 5.1 đến 1.2.2019, hứa hẹn sẽ là những trận cầu kịch tính, mãn nhãn người xem. Giới hâm mộ bóng đá Việt Nam ngay từ bây giờ đã có thể đặt lịch Vietravel cho chuyến tham quan đến xứ sở huyền thoại Trung Đông để cổ vũ đội tuyển Việt Nam tranh tài đỉnh cao tại VCK Asian Cup 2019.

Cơn sốt mang tên “hoa muồng vàng”

Phạm Ly |

Liên tiếp những tấm ảnh đầy ấn tượng đã “chớp” được khoảnh khắc hàng nghìn nhánh hoa muồng vàng căng nhựa, bắt đầu lả tả rơi cánh trong tiết trời mùa thu dễ chịu của vùng "trà" trứ danh Bàu Cạn (Gia Lai)

Chè bánh canh, món ăn dân dã gây "xiêu lòng"

TƯỜNG QUYÊN |

Cùng nằm trên một dải đất hình chữ S, ẩm thực ba miền Bắc – Trung – Nam luôn mang lại nhiều hương vị đặc trưng cùng với phong cách ẩm thực riêng mỗi vùng. Nhắc đến miền Bắc thường người ta sẽ nhớ đến thói quen ăn nhạt và thanh, miền Trung lại thường ăn mặn và cay, còn miền Nam mà đặc biệt là các tỉnh miền Tây sẽ gắn liền với thói quen ăn ngọt. Vì vậy mà đến cả bánh canh - một món mặn đặc trưng lại được người dân miền Nam biến tấu thành món chè ngọt độc lạ khó cưỡng.

Hai mươi năm xây dựng thành công đặc sản 'Đêm phố cổ' của người Hội An

XUÂN HẬU |

Ngày 2.10, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam đã tổng kết 20 năm thực hiện chương trình “Đêm phố cổ”. 

Kỷ vật của Tố Hữu ở làng Rô

ĐỖ VẠN |

Năm 1942, khi vượt ngục Đắk Glei (tỉnh Kon Tum), nhà thơ Tố Hữu đã đến làng Rô ở xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam và được người dân nơi đây cưu mang. Đáp lại ân tình, nhà thơ đã tặng một “món quà” để làm kỷ niệm. Qua năm tháng, “tặng vật” ấy của nhà thơ Tố Hữu được dân làng Rô nâng niu và trở thành một kỷ vật.