Nghi lễ tống tàu – nét văn hóa độc đáo của người dân xứ lụa Tân Châu

Cát Tiên |

Lễ tống tàu (thị trấn Tân Châu, tỉnh An Giang) là lễ cầu phúc và tống đi những điều xui rủi, diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 13 đến 16 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm.

Trong nhiều thế kỷ, người dân xứ lụa Tân Châu cứ trông đến dịp Rằm tháng Giêng mỗi năm để được tham dự Lễ cúng Ông ở Miếu Quan Đế (hay còn gọi là miếu Quan Thánh Đế Quân).

Lễ hội Tống Tàu - Quan Đế Miếu diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng Giêng ( m lịch) hằng năm. Ảnh: Thanh Bùi
Lễ hội Quan Đế Miếu (tại Tân Châu) diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm. Ảnh: Thanh Bùi

Lễ hội diễn ra thường niên và là nét đặc sắc trong cộng đồng người dân sống gần khu vực miếu Quan Đế nói riêng và thị xã Tân Châu nói chung. Sở dĩ, lễ cúng ông ở miếu Quan Đế tạo được nhiều sự chú ý bởi nơi đây sẽ diễn ra một vài phong tục đặc biệt. Một trong số điều đặc biệt ấy chính là Lễ tống tàu.

Theo thông lệ, chuẩn bị cho lễ hội được chu đáo, ban tế tự thực hiện nghi lễ “Thỉnh Ông” từ mùng 4 Tết Âm lịch. Bàn hương án sau khi được lập xong, cũng là lúc mà 4 vị chức sắc cao nhất trong ban tế tự đồng loạt thắp hương, khấn thỉnh để xin keo.

Khi ấy, cả bốn người chủ tế đồng loạt ném keo xuống nền gạch để xin keo. Nếu xin được một keo sấp, 1 keo ngửa, tức là Ông đã về. Lúc ấy, đồng loạt trống mừng được khua lên dồn dập. Các đội múa lân cũng vào sẵn tư thế chuẩn bị để bắt đầu múa Nghinh Ông.

Các “xác căn” chuẩn bị thực hiện nghi lễ tống tàu. Ảnh Thanh Bùi
Các “xác căn” chuẩn bị thực hiện nghi lễ tống tàu. Ảnh Thanh Bùi

Vào sáng ngày 16, một số người được chọn sẽ được kiệu đưa trở về Quan Đế Miếu để thực hiện nghi lễ tống tàu, xua đuổi những điều xấu xa ra khỏi địa bàn. Họ có nhiệm vụ nhảy xuống sông và tự mình đẩy những chiếc tàu ra càng xa bờ càng tốt. Những chiếc tàu ở đây là những mô hình được kết thủ công dài khoảng 5 mét, bên trên được chất đầy đồ lễ cúng: đầu heo, bánh trái, muối, gạo.

Lễ hội ở Quan Đế Miếu là một lễ hội đậm chất văn hóa để cầu những điều phúc và tống đi những điều xui rủi trong năm.

Cát Tiên
TIN LIÊN QUAN

Bánh ngọt người Chăm An Giang – “độc” từ hương vị đến tên gọi

Lục Tùng |

 An Giang – Người Chăm ở An Giang có nhiều loại bánh ngọt độc đáo từ hương vị cho đến tên gọi.

Khám phá khu du lịch ở An Giang trên những cây cầu

Lâm Điền |

An Giang – Đến với Khu du lịch sinh thái Cồn Én (Chợ Mới – An Giang), du khách như bay bổng khi trải nhiệm du lịch không chạm đất.

An Giang đẩy mạnh khai thác du lịch trekking núi Cấm

Chí Long |

Sau nửa năm khai thác, hoạt động trekking trên núi Cấm ở An Giang được nhiều người quan tâm, thu về những tín hiệu đáng kỳ vọng.

Bánh ngọt người Chăm An Giang – “độc” từ hương vị đến tên gọi

Lục Tùng |

 An Giang – Người Chăm ở An Giang có nhiều loại bánh ngọt độc đáo từ hương vị cho đến tên gọi.

Khám phá khu du lịch ở An Giang trên những cây cầu

Lâm Điền |

An Giang – Đến với Khu du lịch sinh thái Cồn Én (Chợ Mới – An Giang), du khách như bay bổng khi trải nhiệm du lịch không chạm đất.

An Giang đẩy mạnh khai thác du lịch trekking núi Cấm

Chí Long |

Sau nửa năm khai thác, hoạt động trekking trên núi Cấm ở An Giang được nhiều người quan tâm, thu về những tín hiệu đáng kỳ vọng.