Thành nhà Hồ đón lượng khách cao nhất trong 10 năm qua

Trang Ngọc |

Vùng đất Thanh Hóa có bề dày lịch sử với nhiều di sản văn hóa, và hàng trăm lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là nguồn lực để phát triển du lịch.

Thanh Hóa là vùng đất lịch sử với 1.535 di tích, thắng cảnh nổi tiếng. Trong đó, có không ít di tích mang giá trị tầm quốc gia và quốc tế như Di sản Thế giới Thành nhà Hồ, Khu di tích Lam Kinh, Hang Con Moong, Đền Bà Triệu, Đền Lê Hoàn, thắng cảnh Sầm Sơn. Ngoài ra, nơi đây còn có 9 bảo vật và 11 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia…

Với tiềm năng sẵn có, tỉnh đã và đang bảo tồn, khai thác nguồn lực này để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch gắn liền với di sản văn hóa như du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch sinh thái kết hợp với di sản... Hoạt động du lịch đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển sau thời gian chịu ảnh hưởng từ COVID-19.

Thành nhà Hồ đang là điểm du lịch được khai thác mạnh ở Thanh Hóa. Ảnh: vntrip
Thành nhà Hồ đang là điểm du lịch được khai thác mạnh ở Thanh Hóa. Ảnh: vntrip

Cụ thể, sau 6 tháng đầu năm 2022, Thanh Hóa đón tổng cộng 7.395.000 khách, tăng 151,2% (tăng gấp 2,51 lần) so với cùng kỳ năm 2021, đạt 74% so với kế hoạch năm 2022. Tổng thu du lịch đạt 12.919 tỷ đồng, tăng 191,8% (tăng gấp 2,91 lần) so với cùng kỳ 2021, đạt 72,1% kế hoạch năm 2022. Ngoài ra, các chỉ tiêu khác đều tăng cao vượt mức so với thời điểm trước dịch.

Thành nhà Hồ thuộc xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc là một trong những địa danh được tỉnh Thanh Hóa chú trọng phát triển du lịch. Hiện tại, thành vẫn đang được tiến hành khai quật, trung tu, tôn tạo để khám phá thêm nhiều tầng kiến trúc, giá trị văn hóa, lịch sử ở đây.

Mới đây nhất, Con đường Hoàng Gia được khai quật tại Thành nhà Hồ. Di tích còn khá rõ nét chất liệu và một số hoa văn, góp phần tìm hiểu cấu trúc và kiến trúc Thành nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử.

Đàn tế Nam Giao. Ảnh: Tổng cục Du lịch
Đàn tế Nam Giao. Ảnh: Tổng cục Du lịch

Để góp phần đưa Di sản thế giới Thành nhà Hồ tiếp cận công chúng và khách tham quan, khu di sản này cần phải được đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá. Các hình thức có thể sử dụng gồm truyền thông, trưng bày, triển lãm, đăng mạng xã hội, quảng bá trực tuyến.

Song song với đó, Trung tâm bảo tồn Di sản thế giới Thành nhà Hồ cũng chú trọng xây dựng hệ thống thông tin, đó tiếp du khách ghé thăm, dựng bảng biển giới thiệu, nâng cao chất lượng hướng dẫn viên. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường, vệ sinh, cây cỏ... cũng được quy hoạch, nâng cấp để tiện đó tiếp khách du lịch.

Vì Thành nhà Hồ là điểm đén yêu thích của các nhà khoa học, yêu lịch sử nên tỉnh còn triển khai các tuyến tham quan khu di tích với đền thờ, bia ký nàng Bình Khương, Hào thành phía Đông, đình Đông Môn; cổng Đông và tường thành phía Đông, Thành Nội...

Được biết, mỗi năm trung tâm đón hơn 120.000 lượt khách. Tuy nhiên riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, nơi đây đã đón 125.000 khách. Đây cũng là lượng khách cao nhất so với kỳ kể từ  khi Thành nhà Hồ được công nhận Di sản Văn hóa thế giới (2011) đến nay.

Theo dự kiến, từ nay đến cuối năm 2022, trung tâm sẽ đón được trên 200.000 lượt khách, cao gần gấp đôi so với chỉ tiêu ban đầu.

Trang Ngọc
TIN LIÊN QUAN

7 du khách bị lũ cuốn trôi khi du lịch theo tư vấn của tiktoker

Chí Long |

Thảm kịch xảy ra vào 13/8 khiến 7 du khách thiệt mạng và 8 người bị thương sau trận lũ quét tại một thung lũng ở Bàng Châu, Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Du lịch Thanh Hóa đứng trước cơ hội đón 10 triệu khách

Chí Long |

Ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa đã có một sự thay đổi ngoạn mục trong vòng 2 năm qua, bất chấp những ảnh hưởng từ dịch COVID-19.

Mùa hè này, có một bãi biển khác biệt ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Xuân Hùng |

UBND huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá) đã có thông tin hoạt động du lịch biển Hải Tiến năm 2022, một bãi biển nguyên sơ khác biệt ở tỉnh Thanh Hóa. Lãnh đạo UBND huyện Hoằng Hoá khẳng định, du lịch biển Hải Tiến năm 2022 có nhiều điểm khác biệt.