Tìm phương án bảo tồn bức tranh “Cửu Long ẩn vân” ở chùa Diệu Đế

Tường Minh |

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức khảo sát và tọa đàm về phương án bảo tồn bức bích họa Cửu Long Ẩn Vân đang bị xuống cấp, hư hại… tại điện Đại Hùng, chùa Diệu Đế.

Tham dự buổi khảo sát và tọa đàm có các thành viên Hội đồng khoa học nghệ thuật thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, đại diện Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc Huế, Hòa thượng Thích Hải Ấn- trú trì chùa Từ Đàm cùng một số thành viên của Tạp chí Liễu Quán, đại diện Sở Xây dựng và một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn.

Về bức bích họa “Cửu Long ẩn vân” hay còn gọi là “Long vân khế hội” chùa Diệu Đế. Đây là bức bích họa do họa sĩ Phan Văn Tánh, họa sĩ cung đình dưới triều Nguyễn vẽ hình 9 con rồng vờn trong mây trên trần và 4 cột giữa chính điện Đại Hùng vào những năm 1950.

Đây là bức bích họa do họa sĩ Phan Văn Tánh, họa sĩ cung đình dưới triều Nguyễn vẽ.
Đây là bức bích họa do họa sĩ Phan Văn Tánh, họa sĩ cung đình dưới triều Nguyễn vẽ.

Bức họa này từng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là bức tranh trần lớn nhất Việt Nam vào 3.2008. Mỗi con rồng một vẻ, tất cả đều oai phong lẫm liệt toát lên cái thần của con vật linh thiêng, uy quyền nhất trong 12 con giáp.

Trải qua hơn 60 năm tồn tại, công trình điện Đại Hùng đã bị xuống cấp khá nghiêm trọng, trần điện bị nứt võng một số nơi và đã được tu sửa, dặm vá. Bức "Long vân khế hội" đang đứng trước nguy cơ bị hủy hoại vì nước ngấm xuống làm một số mảng màu bị ẩm ướt, rêu đen bám khiến các con rồng màu bị biến đổi.

Bức họa này từng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là bức tranh trần lớn nhất Việt Nam vào 3.2008.
Bức họa này từng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là bức tranh trần lớn nhất Việt Nam vào 3.2008.

Kết luận sau tọa đàm, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đề nghị chùa Diệu Đế tạo điều kiện cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu tiếp tục khảo sát đánh giá về chất lượng công trình, độ bền và tuổi thọ của các loại vật liệu, nhất là khu vực trần điện và hệ khung mái, đồng thời đề nghị các thành viên tiếp tục nghiên cứu để bổ sung tài liệu và đề xuất các giải pháp phù hợp hơn.

Điện Đại Hùng
Điện Đại Hùng

Trước đó, Trung tâm đã cho scan 3D toàn bộ bức bích họa “Cửu Long ẩn vân” để đảm bảo lưu trữ dữ liệu lâu dài, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu phục hồi tác phẩm này một cách khoa học, chân xác.

Chùa Diệu Đế là một trong ba ngôi Quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên mảnh đất Huế. Vì là quốc tự nên từ thuở thành lập chùa các vua nhà Nguyễn đã sắc cử các vị thiền sư uyên thâm Phật pháp làm tăng cang và trụ trì chùa.

Chùa Diệu Đế nguyên gốc là một khu vườn đẹp nổi tiếng ở phía Đông kinh thành Huế, là nơi “cắt rốn” của Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng (sau này là vua Thiệu Trị). Sau này thành lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị.

Mặt trước chùa Diệu Đế
Mặt trước chùa Diệu Đế

Sau khi lên ngôi, năm 1844, vua Thiệu Trị đã biến đổi nơi ở của mình thành một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế Tự - vừa làm nơi bảo vệ cho kinh thành vừa trấn tĩnh những người lầm đường lạc lối trở về với điều thiện.

Khi cho dựng chùa trên nơi từng là tiềm để (nơi sinh) của vua nên kiến trúc chùa không giống với bất cứ chùa nào lúc bấy giờ. Chùa có nhiều lớp tường bao bọc, phía ngoài có nhiều trụ biểu đánh dấu chùa.

Trải qua các biến cố lịch sử như vụ kinh đô thất thủ năm 1882 và năm 1885, hầu như những kiến trúc trong chùa đều bị phá hủy. Đặc biệt một bảo tháp làm bằng ngà cao khoảng 1m đặt trước chính điện cũng bị phá hủy vào năm 1968.

Chùa Diệu Đế nhìn từ bên kia sông Đông Ba
Chùa Diệu Đế nhìn từ bên kia sông Đông Ba

Đến năm 1910, thời vua Duy Tân, chùa Diệu Đế được kiến thiết lại hoàn toàn, không còn các vách ngăn giữa các khu vực, cũng không còn các trụ biểu, nguyên xưa kia trước chùa có ba cái bến thì nay chỉ còn một…

Chùa Diệu Đế trãi qua thăng trầm của lịch sử, từng huy hoàng, cũng từng suy vong theo thời cuộc, nhưng chùa vẫn đứng vững với thời gian, vẫn là nơi lui tới cho những người con Phật…

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Thiên nhiên kỳ thú tạo nên bãi Đá Nhảy ở Quảng Bình

Nguyễn Thanh |

Bãi Đá Nhảy ở Quảng Bình, bạn đã đến đó chưa? Thật bất ngờ khi tôi có dịp ghé qua đây dù đi Quảng Bình rất nhiều lần.

Ngọn hải đăng cổ trên bán đảo Sơn Trà

HOÀNG VINH |

Ngọn hải đăng cổ Tiên Sa là một trong những địa điểm du lịch lý tưởng khi du khách đến khi đến tham quan Đà Nẵng.

Qua 172 bậc đến đất Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã thoát tục

THUỲ TRANG |

Thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi Thiền viện đầu tiên tại miền Trung. Nằm giữa ngọn Sơn Linh và hồ Truồi, cảnh sắc nơi đây khoác lên mình sự thanh bình đến thoát tục.

Kiếm tìm giấc mộng du mục trên đồng cừu An Hòa

Phạm Ly |

Đã quen mặt với những đồi cát bay, trăm nghìn gốc nho trĩu quả và các bãi biển đẹp, Ninh Thuận còn nức tiếng xa gần bởi những thảo nguyên vàng màu của cỏ và cây bụi. Trên mỗi cánh đồng khét mùi nắng là nơi nuôi dưỡng những đàn cừu trắng và hơi thở của lối sống du mục độc đáo.

Nhặt rác vì sông Hoài yêu thương

Tường Minh |

Tập thể cán bộ nhân viên của Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An vừa có một ngày rất ý nghĩa khi cùng chung tay “ra quân” dọn vệ sinh, nhặt rác hai bờ sông Hoài ở Hội An vì một môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.

Homestay Hồng Hạ, điểm du lịch cộng đồng thú vị trên vùng cao A Lưới

TƯỜNG QUYÊN (TỔNG HỢP) |

A Lưới là huyện vùng cao có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch. Cùng với du lịch sinh thái, việc đưa vào sử dụng dịch vụ lưu trú Homestay tại xã Hồng Hạ thời gian gần đây cũng đã tạo bước chuyển mới góp phần xây dựng một điểm đến du lịch miền núi hấp dẫn. Đây cũng được xem là loại hình homestay đặc biệt so với những mô hình quen thuộc ở miền xuôi.

Nhất Lâm Thủy Trang Trà, điểm đến lý tưởng không thể bỏ lỡ ở bán đảo Sơn Trà

TƯỜNG QUYÊN |

Được tặng mỹ danh  “viên ngọc xanh” của Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà là một điểm đến có sức cuốn hút và quyến rũ lớn đối với khách du lịch. Khám phá Sơn Trà, du khách sẽ chinh phục cả “rừng vàng” và “biển bạc” với rất nhiều thắng cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ. Nếu là người thích những địa điểm hấp dẫn và thú vị, trải nghiệm một cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên thì Nhất Lâm Thủy Trang Trà là điểm đến bạn không nên bỏ lỡ. 

Đã thèm với món ăn mang phong vị dân dã - bún rạm

TƯỜNG QUYÊN |

Bình Định, một điểm đến trong những năm gần đây có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Ngoài những cảnh đẹp của thiên nhiên, thì ẩm thực nơi đây cũng đã góp phần không nhỏ trong viêc giữ chân khu khách. Khi khám phá ẩm thực Bình Định, chắc chắn sẽ là một thiếu sót lớn nếu du khách chưa được thưởng thức món bún rạm dân dã gây “nghiện” bởi cái vị ngọt đậm đà tự nhiên ngon không tả xiết.