Khám phá điểm cực Đông trên đất liền Việt Nam

ĐÌNH PHÙNG |

Có lẽ địa danh Mũi Đại Lãnh (còn gọi là Mũi Điện, thuộc xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) đã quá quen thuộc với những người con xứ Nẫu và những người yêu thích du lịch cả nước. Xa rời cái nắng khô khan của thành phố, bên bạn sẽ là những cơn gió biển mát mẻ, làn nước trong xanh quyến rũ và trải nghiệm cảm giác là người đã chinh phục điểm cực Đông trên đất liền Việt Nam. Dưới chân Mũi Điện là Bãi Môn với nét đẹp hoang sơ, quyến rũ…

Mũi Đại Lãnh được tạo ra nhờ dãy núi Đại Lãnh - một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển Đông. Mũi Đại Lãnh do một tướng người Pháp tên là Varella phát hiện ra vào cuối thế kỷ XIX. Varella đã nhận thấy vai trò quan trọng của Mũi Đại Lãnh trên hải đồ quốc tế. Chính vì vậy, trên bản đồ cũ nó được gọi là Cap Varella (Mũi Varella). Điểm đặc biệt của Mũi Đại Lãnh là trông nó như một ngọn núi, lại giống như một hòn đảo vì có một con suối nước ngọt tách nó ra khỏi đất liền nhưng thực chất nó lại là đất liền.

Mũi Đại Lãnh trông như một ngọn núi, lại giống như một hòn đảo. Ảnh: Đ.Phùng
Mũi Đại Lãnh trông như một ngọn núi, lại giống như một hòn đảo. Ảnh: Đ.Phùng
Con đường dẫn đến nơi đánh dấu điểm cực Đông trên đất liền. Ảnh: Đ.Phùng
Con đường dẫn đến nơi đánh dấu điểm cực Đông trên đất liền. Ảnh: Đ.Phùng

Phong cảnh ở núi Đại Lãnh từ xưa đã được liệt vào hàng những danh lam thắng cảnh đẹp của Việt Nam. Năm 1836, vua Minh Mạng đã cho thể hiện hình tượng núi Đại Lãnh vào Tuyên đỉnh - một trong 9 chiếc đỉnh đồng đặt tại Thế Miếu trong Đại nội Kinh thành Huế (Thừa Thiên - Huế). Năm 1853, dưới triều vua Tự Đức, Đại Lãnh có tên trong từ điển quốc gia do triều đình biên soạn.

Du khách bắt đầu hành trình chinh phục Mũi Đại Lãnh. Ảnh: Đ.Phùng
Du khách bắt đầu hành trình chinh phục Mũi Đại Lãnh. Ảnh: Đ.Phùng
Quang cảnh Mũi Đại Lãnh đẹp hút hồn du khách. Ảnh: Đ.Phùng
Quang cảnh Mũi Đại Lãnh đẹp hút hồn du khách. Ảnh: Đ.Phùng

Người dân địa phương còn gọi Mũi Đại Lãnh là Mũi Điện, vì trên đỉnh có ngọn hải đăng cao khoảng 26m, ở độ cao hơn 100m so với mặt nước biển và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý. Ngọn hải đăng có hình trụ tròn với đường kính trung bình gần 5m, bên trong trụ được lắp đặt 108 bậc cầu thang xoắn ốc bằng gỗ lên tận đỉnh. Đây là một trong 8 ngọn hải đăng có niên đại trên 100 năm trong tổng số 79 ngọn hải đăng đang hoạt động tại nước ta.

Ngọn hải đăng ở Mũi Đại Lãnh. Ảnh: Đ.Phùng
Ngọn hải đăng ở Mũi Đại Lãnh. Ảnh: Đ.Phùng
Du khách thích thú khi chinh phục ngọn hải đăng. Ảnh: Đ.Phùng
Du khách thích thú khi chinh phục ngọn hải đăng. Ảnh: Đ.Phùng

Ngọn hải đăng được người Pháp xây dựng vào năm 1890 với mục đích định hướng cho tàu thuyền hoạt động trên biển và vào vịnh Vũng Rô. Ngọn đèn biển hoạt động được 55 năm thì ngừng và đến năm 1961, nó được chính quyền Sài Gòn trước đây khôi phục hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ngọn hải đăng hoạt động chưa được bao lâu thì phải tạm dừng bởi Mũi Đại Lãnh nằm trong khu vực căn cứ Miền Đông của cách mạng, là hành lang đón các con tàu không số. Để ngăn chặn tuyến đường tiếp tế trên biển của cách mạng vào Vũng Rô, Mỹ đã ném bom dày đặc vào núi rừng khu vực vịnh Vũng Rô, phá hủy cả trạm hải đăng. Tháng 8/1996, Nhà nước đã cho sửa chữa, tu bổ và ngọn hải đăng chính thức hoạt động trở lại vào năm 1997.

Cảnh sắc thơ mộng, thân thiện ở Mũi Đại Lãnh. Ảnh: Đ.Phùng
Cảnh sắc thơ mộng, thân thiện ở Mũi Đại Lãnh. Ảnh: Đ.Phùng
Dưới chân Mũi Đại Lãnh là Bãi Môn. Ảnh: Đ.Phùng
Dưới chân Mũi Đại Lãnh là Bãi Môn. Ảnh: Đ.Phùng

Dưới chân Mũi Đại Lãnh là Bãi Môn. Đây là một bãi biển vẫn còn khá hoang sơ, có hình vầng trăng khuyết với đường bờ biển dài khoảng 400m, độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn, nước trong vắt như pha lê. Ở phía Tây của Bãi Môn có một con suối nước ngọt. Sau khi len lỏi qua nhiều vách đá và khu rừng nguyên sinh Bắc Đèo Cả, con suối này chảy ngang qua bãi tắm rồi đổ ra đại dương mênh mông.

Bãi Môn có hình vầng trăng khuyết với đường bờ biển dài khoảng 400m. Ảnh: Đ.Phùng
Bãi Môn có hình vầng trăng khuyết với đường bờ biển dài khoảng 400m. Ảnh: Đ.Phùng
Nước ở đây trong vắt như pha lê. Ảnh: Đ.Phùng
Nước ở đây trong vắt như pha lê. Ảnh: Đ.Phùng

Sự phối hợp tinh tế giữa thiên nhiên và con người tại Mũi Đại Lãnh - Bãi Môn đã tạo nên một quần thể danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp được nhiều tạp chí trong nước và quốc tế biết đến, thực sự là tài sản quý giá của tỉnh Phú Yên. Tháng 8/2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 67/2008/QĐ-BVHTTDL, xếp hạng danh lam thắng cảnh Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh là Di tích cấp Quốc gia.

Du khách dựng lều khám phá vẻ đẹp Bãi Môn. Ảnh: Đ.Phùng
Du khách dựng lều khám phá vẻ đẹp Bãi Môn. Ảnh: Đ.Phùng

Du khách đến với Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh sẽ trải nghiệm nhiều cảm giác thú vị, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng hai dòng nước mát ngọt - mặn đan xen; sự thỏa mãn khi chinh phục tầm cao của ngọn hải đăng hay xa một chút là cột đánh dấu điểm cực Đông trên đất liền; đồng thời còn được thưởng thức các món hải sản biển nơi đây như: tôm, cua, cá, mực, hàu… Ngoài ta, du khách còn hiểu thêm về lịch sử, về vùng đất anh hùng hay những khoảnh khắc khó quên với người thân, bạn bè.

ĐÌNH PHÙNG
TIN LIÊN QUAN

Những thiên đường du lịch quốc tế “xơ xác” sau động đất

Thúy Hiền (Tổng hợp) |

Những trận động đất kinh hoàng không chỉ để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản cho các quốc gia mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp, cảnh quan của các khu du lịch nổi tiếng. 

Đắk Lắk chấm dứt dịch vụ cưỡi voi ở vườn quốc gia Yok Don

XUÂN HẬU - THÙY TRANG |

Từ tháng 7.2018, du khách sẽ không được phép cưỡi voi khi đến vườn quốc gia Yok Don, Đắk Lắk. Thay vào đó, các bạn sẽ được chỉ dẫn cách chăm sóc voi, từ việc cho ăn, tắm rửa chúng để hiểu về loài động vật này – một hình thức du lịch trải nghiệm đang được thế giới khuyến khích.

Đà Nẵng đầu tư 211 tỷ đồng "cứu" bãi biển

THÙY TRANG |

Đà Nẵng vừa quyết định đầu tư 211 tỷ đồng để đầu tư tuyến cống thu gom nước thải ven biển sau nhiều năm ô nhiễm kéo dài. 

Đà Nẵng: Khai mạc Triển lãm Ký họa Kháng chiến

Thúy Hiền |

Ngày 24.7, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức khai mạc Triển lãm Ký họa Kháng chiến (phiên bản). Triển lãm kéo dài từ ngày 24.7 đến ngày 10.8.2018 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. 

Huyền thoại về "Con đường muối"

Thanh Hải |

“Con đường muối” ở miền Trung, nguyên là lối mòn lội bộ giữa đại ngàn Trường Sơn. Người xưa đã vận chuyển muối, hải sản từ vùng biển lên miền ngược, đến tận những bản làng xa xôi của người Thượng, thậm chí vượt qua cả biên giới, đến Lào, Thái Lan để đổi sản vật từ miền núi. 

Bí mật trong khu hầm của nhà thờ Mằng Lăng

ĐÌNH PHÙNG |

Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ xưa, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Sơn Trà mơ màng mùa hoa tím

THUỲ TRANG |

Mỗi độ tháng 5, Sơn Trà lại khoe sắc tím ở những mảng rừng phía bắc bán đảo. Những gia đình voọc chuyền cành, ngồi vắt vẻo giữa khung trời xanh tím là hình ảnh khiến bao nhiếp ảnh gia, du khách, đến người dân bản địa cũng phải ngỡ ngàng khi ngắm nhìn.

Khai thác đường bay Đà Nẵng đến thành phố Daegu (Hàn Quốc)

Hoàng Tỷ |

Ngày 21.7, Hãng hàng không VietJet Air cho biết, vừa tổ chức đưa vào khai thác đường bay Đà Nẵng - Daegu (Hàn Quốc).

Những thiên đường du lịch quốc tế “xơ xác” sau động đất

Thúy Hiền (Tổng hợp) |

Những trận động đất kinh hoàng không chỉ để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản cho các quốc gia mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp, cảnh quan của các khu du lịch nổi tiếng. 

Đắk Lắk chấm dứt dịch vụ cưỡi voi ở vườn quốc gia Yok Don

XUÂN HẬU - THÙY TRANG |

Từ tháng 7.2018, du khách sẽ không được phép cưỡi voi khi đến vườn quốc gia Yok Don, Đắk Lắk. Thay vào đó, các bạn sẽ được chỉ dẫn cách chăm sóc voi, từ việc cho ăn, tắm rửa chúng để hiểu về loài động vật này – một hình thức du lịch trải nghiệm đang được thế giới khuyến khích.

Đà Nẵng đầu tư 211 tỷ đồng "cứu" bãi biển

THÙY TRANG |

Đà Nẵng vừa quyết định đầu tư 211 tỷ đồng để đầu tư tuyến cống thu gom nước thải ven biển sau nhiều năm ô nhiễm kéo dài. 

Đà Nẵng: Khai mạc Triển lãm Ký họa Kháng chiến

Thúy Hiền |

Ngày 24.7, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức khai mạc Triển lãm Ký họa Kháng chiến (phiên bản). Triển lãm kéo dài từ ngày 24.7 đến ngày 10.8.2018 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. 

Huyền thoại về "Con đường muối"

Thanh Hải |

“Con đường muối” ở miền Trung, nguyên là lối mòn lội bộ giữa đại ngàn Trường Sơn. Người xưa đã vận chuyển muối, hải sản từ vùng biển lên miền ngược, đến tận những bản làng xa xôi của người Thượng, thậm chí vượt qua cả biên giới, đến Lào, Thái Lan để đổi sản vật từ miền núi. 

Bí mật trong khu hầm của nhà thờ Mằng Lăng

ĐÌNH PHÙNG |

Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ xưa, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Sơn Trà mơ màng mùa hoa tím

THUỲ TRANG |

Mỗi độ tháng 5, Sơn Trà lại khoe sắc tím ở những mảng rừng phía bắc bán đảo. Những gia đình voọc chuyền cành, ngồi vắt vẻo giữa khung trời xanh tím là hình ảnh khiến bao nhiếp ảnh gia, du khách, đến người dân bản địa cũng phải ngỡ ngàng khi ngắm nhìn.

Khai thác đường bay Đà Nẵng đến thành phố Daegu (Hàn Quốc)

Hoàng Tỷ |

Ngày 21.7, Hãng hàng không VietJet Air cho biết, vừa tổ chức đưa vào khai thác đường bay Đà Nẵng - Daegu (Hàn Quốc).