Khám phá Bali: Chiến dịch xuất hàng mỹ nghệ ra thế giới

Hoàng Văn Minh |

Theo bà Madeatia Wati- chủ một cơ sở sản xuất gỗ làng Kemenuh, những làng nghề truyền thống ở Bali như Kemenuh và Mas mặc dù có lịch sử hơn chục thế kỷ, nhưng sự phát triển chỉ bắt đầu từ năm 1999. Đó là thời điểm chính quyền Bali nhận thấy các làng nghề truyền thống có thể là một điểm nhấn trong chuỗi phát triển du lịch của hòn đảo xinh đẹp này.

Từ đó, họ đã tập trung quảng bá lịch sử làng nghề, tổ chức nhiều cuộc triển lãm giới thiệu sản phẩm được làm hoàn toàn thủ công, ra quốc tế.

 

Theo nhiều người làm du lịch ở Việt Nam thì có những hội ở chợ quốc tế, chính quyền Bali còn quảng bá cho du lịch, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ của mình còn mạnh hơn cả Indonesia.

 

Cũng chính vì điều này mà nhiều khách du lịch khi đến Bali đã “quên” mất Bali chỉ là một tỉnh của Indonesia. “Việc này có tác dụng kép” – bà Madeatia Wati nói:

“Nhờ quảng bá tốt mà khách quốc tế đến đảo Bali tham quan những khu du lịch, khu di tích của đạo Hồi, bao giờ cũng tìm đến và mua sản phẩm làng nghề - một phần vì các điểm đó nằm liền kề nhau. Khi về nước, họ lại giới thiệu cho bạn bè về sản phẩm của làng nghề cổ và thế là chúng tôi lại có thêm những khách hàng mới…”.

 

Theo bà Madeatia Wati, ngoài quảng bá ở các hội chợ quốc tế và truyền miệng từ du khách thì chính quyền Bali cũng đã có những bước đầu tư bài bản, ngiêm túc cho việc phát triển các làng nghề.

 

Ví như tập trung vào độ tinh xảo và đa dạng sản phẩm bằng cách thành lập các trung tâm đào tạo nâng cao tay nghề của những thợ thủ công đúng chuẩn với khu vực và quốc tế ngoài những bí quyết truyền thống của từng gia đình nhằm tạo ra những sản phẩm vừa độc đáo vừa đạt chuẩn (những thợ thủ công Bali được cấp chứng chỉ và được công nhận trong toàn ASEAN từ năm 2016).

 

Các nghệ nhân có tay nghề cao còn được ưu đãi và tạo điều kiện sống có thể nói là tốt nhất có thể để họ chỉ tập trung cho việc sáng tạo mẫu mã. Đặc biệt, Bali còn có chính sách cho những họa sĩ để khuyến khích họ hỗ trợ các làng nghề nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

 

Và trong khi mấy chục năm qua, tất cả các loại gỗ quý ở Việt Nam ví như gỗ sưa, huỳnh đàn… đều được khai thác, gom bán ký cho nước ngoài đến mức cạn kiệt thì từ năm 1999, Bali đã cấm xuất khẩu nguyên vật liệu thô (đặc biệt là gỗ da cá sấu) để đáp ứng nhu cầu sản xuất của ngành thủ công mỹ nghệ.

 

Ở chiều ngược lại, Bali cũng cấm nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc để đảm bảo sự thuần chủng và nguồn thu cho người dân.

 

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng áp dụng mức thuế xuất khẩu ưu đãi đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Hỗ trợ người dân những khoản vốn vay ưu đãi để mua và phát triển gỗ nguyên liệu.

 

Cuối cùng, Nyoman – một hướng dẫn viên du lịch người Bali còn thú nhận một sự thật giật mình rằng: “Cũng như các nước khác trên thế giới, chúng tôi được chiết khâu phần trăm khi dẫn khách du lịch vào các làng nghề hay khu chợ mua sắm. Nhưng chúng tôi ai cũng tâm niệm rằng, việc giới thiệu với du khách quốc tế về lịch sử lâu đời của làng nghề ở Bali là niềm tự hào chứ không phải để kiếm tiền”.

 

Xác định các làng nghề là điểm nhấn trong chuỗi để đầu tư phát triển du lịch một cách bài bản và nghiêm túc như Bali là một “nỗi đau” của nhiều nước có lịch sử phát triển tương đồng về hàng thủ công mỹ nghệ của nhiều nước trong khu vực như Việt Nam.

 

Nhưng Bali cũng là một gợi ý tuyệt vời bởi bắt đầu thì không có bao giờ muộn!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Khám phá những “đảo cò” độc đáo có 102 ở Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Nhắc đến Ninh Bình, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới các địa điểm du lịch nổi tiếng như Tràng An, Cố đô Hoa Lư hay Tam Cốc Bích Động… Cùng với những điểm tham quan du lịch nổi tiếng trên, khi đến Ninh Bình du khách còn được khám phá những “đảo cò” độc đáo tại mảnh đất Cố đô này.

Kỳ 3: Hiện thực hóa giấc mơ trên đỉnh Bà Nà

An Thượng |

Cáp treo công vụ đưa vào vận hành đã tạo nên một cú hích mạnh mẽ cho tiến độ của toàn bộ dự án. Bắt đầu từ đây, máy móc, nguyên vật liệu lần lượt được đưa thẳng tới chân các công trường.

Không thể đầu hàng với “rác quảng cáo”

Hoàng Văn Minh |

Thừa Thiên – Huế đang trở thành một “hiện tượng” đi đầu trong cả nước với việc xử lý nghiêm đối với các hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự mỹ quan đô thị, trong đó có “rác quảng cáo”…

Kỳ 2: 400 ngày đêm mở lối trên không

An Thượng |

Thực tế, ngay từ khi dự án xây dựng tuyến cáp treo số 1 mới chỉ nằm trên… giấy thì đã có rất nhiều hoài nghi được đặt ra với công trình. Thậm chí, bản thân những người trong cuộc lúc bấy giờ cũng không dám tin rằng mình có thể giải quyết khối lượng công việc khổng lồ chỉ trong vòng 1 năm.