Nông dân trẻ kiếm tiền tỉ nhờ nuôi trùn quế

An Nhiên |

"Nông dân xin chào" vừa mang đến câu chuyện của nông dân Nguyễn Văn Sang tại Củ Chi (Giám đốc CTCP Trùn quế Củ Chi) với diện tích nuôi trùn quế hơn 1000m2, thu về hàng tỉ đồng mỗi năm.

Tốt nghiệp loại giỏi Đại học Nông lâm TPHCM, sau một năm không tìm được việc làm, anh Sang trở về phụ gia đình chăn nuôi và tập tành khởi nghiệp với một đàn gà 200 con nuôi theo mô hình chuồng trại. Anh cho biết gia đình nuôi trùn quế nhưng không được bán.

Cũng trong thời điểm đó, công việc chăn nuôi gặp trục trặc khi đàn gà được 6 tháng chuẩn bị đem bán thì lại rơi trúng ngay đợt dịch, bắt buộc anh Sang phải đem đi tiêu hủy toàn bộ.

Không nản chí sau thất bại, ngược lại anh tiếp tục tìm kiếm đường đi mới. Anh Sang lên mạng tìm hiểu cách sử dụng sao cho hiệu quả và lợi ích của trùn quế. Tự mình góp nhặt thông tin, tài liệu của nước ngoài, rồi viết bài chia sẻ trên diễn đàn nông nghiệp, các bài viết của anh nhận được sự quan tâm, bàn luận của nhiều người.

Trước đây các thương lái thu mua trùn quế khá nhiều để bán cho hộ nuôi tôm miền tây với giá là 30.000 đồng/kg. Lúc khan hiếm có thể lên tới 150.000 đồng/kg. Các hộ chăn nuôi ồ ạt mở rộng diện tích chăn nuôi và chuồng trại dẫn đến cung lớn hơn cầu. Giá trùn quế tăng cao, nhiều người chuyển sang loại thức ăn khác làm cho giá trùn quế giảm xuống thấp chỉ còn 10.000 đồng/kg. Khi đó, anh quyết định thành lập công ty để lo đầu ra cho người dân.

Trong thời gian này, anh tích lũy rất nhiều kinh nghiệm bán hàng, đặc biệt là về marketing online. Tận dụng kênh quảng bá trực tuyến, Sang chạy thử quảng cáo, viết bài giới thiệu sản phẩm.

Sau khi suy tính, anh Sang quyết định chỉ tập trung vào phân khúc cung cấp sản phẩm cho người trồng rau sạch. “Trong trùn quế có nguồn vi sinh vật tự nhiên rất có lợi với nhiều axit amin kích thích tăng trưởng và tăng sức đề kháng, đặc biệt là cho rau sạch”, anh giải thích.

Ngoài sản phẩm từ phân trùn quế, anh còn phát triển mảng trùn giống. Hiện mỗi tháng công ty cung cấp 100 tấn phân bón cho thị trường sỉ và lẻ.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Mất tiền tỉ, chàng thạc sĩ kinh tế “trở mình” nhờ kiên trì trồng sâm

An Nhiên |

Khởi nghiệp lần đầu tiên bị thất bại, mất trắng 2 tỉ đồng, thạc sĩ kinh tế Trần Đức An đã vực dậy, ngược đường trở lại vạch xuất phát để đưa sản phẩm sâm Ngọc Linh có “chỗ đứng” trên thế giới.

Chàng trai mù màu đam mê tạo nên những chiếc túi xách độc đáo

An Nhiên |

Với niềm đam mê búp bê và thời trang, chàng trai 33 tuổi mắc bệnh mù màu bẩm sinh vẫn quyết tâm tạo nên những chiếc túi xách độc đáo, rực rỡ.

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công ở tuổi U60 nhờ vỏ bưởi

An Nhiên |

Câu chuyện “Không bao giờ là muộn để khởi nghiệp" của nữ nông dân Phạm Thị Phượng (Vĩnh Long) trong chương trình "Nông dân xin chào" gây chú ý với khán giả.

“Kỹ sư nông dân” Nguyễn Anh Dũng và kỳ tích tạo ra 5 giống lúa đặc sản

An Nhiên |

Xuất hiện trong chương trình "Nông dân xin chào" số mới phát sóng trên kênh THVL, nông dân Nguyễn Anh Dũng tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ hành trình tạo ra những giống lúa chất lượng cao.

Mất tiền tỉ, chàng thạc sĩ kinh tế “trở mình” nhờ kiên trì trồng sâm

An Nhiên |

Khởi nghiệp lần đầu tiên bị thất bại, mất trắng 2 tỉ đồng, thạc sĩ kinh tế Trần Đức An đã vực dậy, ngược đường trở lại vạch xuất phát để đưa sản phẩm sâm Ngọc Linh có “chỗ đứng” trên thế giới.

Chàng trai mù màu đam mê tạo nên những chiếc túi xách độc đáo

An Nhiên |

Với niềm đam mê búp bê và thời trang, chàng trai 33 tuổi mắc bệnh mù màu bẩm sinh vẫn quyết tâm tạo nên những chiếc túi xách độc đáo, rực rỡ.

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công ở tuổi U60 nhờ vỏ bưởi

An Nhiên |

Câu chuyện “Không bao giờ là muộn để khởi nghiệp" của nữ nông dân Phạm Thị Phượng (Vĩnh Long) trong chương trình "Nông dân xin chào" gây chú ý với khán giả.

“Kỹ sư nông dân” Nguyễn Anh Dũng và kỳ tích tạo ra 5 giống lúa đặc sản

An Nhiên |

Xuất hiện trong chương trình "Nông dân xin chào" số mới phát sóng trên kênh THVL, nông dân Nguyễn Anh Dũng tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ hành trình tạo ra những giống lúa chất lượng cao.