Vỉa hè Sài Gòn bát nháo trở lại

MINH QUÂN |

Sau khoảng 2 năm TPHCM đồng loạt ra quân “Quyết liệt xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường”, đến nay tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường lại diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn trước ở nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố.

Quán tạp hóa “mọc” ngay trên vỉa hè đường Nguyễn Huy Tự (P. Đa Kao, Q.1). Đủ thứ hàng hóa được bày trên vỉa hè và trên các kệ. Ảnh: M.Q
Quán tạp hóa “mọc” ngay trên vỉa hè đường Nguyễn Huy Tự (P. Đa Kao, Q.1). Đủ thứ hàng hóa được bày trên vỉa hè và trên các kệ. Ảnh: M.Q
Vỉa hè đường Nguyễn Huy Tự cũng bị chiếm dụng để mở sạp trái cây. Ảnh: M.Q
Vỉa hè đường Nguyễn Huy Tự cũng bị chiếm dụng để mở sạp trái cây. Ảnh: M.Q
Vỉa hè đường Nguyễn Du (Q.1) trước bệnh viện Nhi đồng 2 có hẳn một “cửa hàng” đồ chơi cho trẻ em. Ảnh: M.Q
Vỉa hè đường Nguyễn Du (Q.1) trước bệnh viện Nhi đồng 2 có hẳn một “cửa hàng” bán đồ chơi cho trẻ em. Ảnh: M.Q
Người dân mở quán nước, dựng xe máy của khách chiếm trọn vỉa hè đường Nguyễn Thị Nghĩa (Q.1). Ảnh: M.Q
Người dân mở quán nước, dựng xe máy của khách chiếm trọn vỉa hè đường Nguyễn Thị Nghĩa (Q.1). Ảnh: M.Q
Một cửa hàng bán đồ cũ bày bán từ trên vỉa hè xuống lòng đường Lê Lai (Q.1). Người mua kẻ bán rất tấp nập. Ảnh: M.Q
Một cửa hàng bán đồ cũ bày bán từ trên vỉa hè xuống lòng đường Lê Lai (Q.1). Người mua kẻ bán rất tấp nập. Ảnh: M.Q
Hai chiếc xe ô tô đậu trên vỉa hè đường Lê Lai (Q.1) khiến các em nhỏ phải đi bộ dưới lòng đường nguy hiểm. Ảnh: M.Q
Hai chiếc xe ô tô đậu trên vỉa hè đường Lê Lai (Q.1) khiến các em nhỏ phải đi bộ dưới lòng đường nguy hiểm. Ảnh: M.Q
Các hộ kinh doanh trên đường Lương Hữu Khánh (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1) chiếm trọn vỉa hè để kinh doanh. Ảnh: M.Q
Các hộ kinh doanh trên đường Lương Hữu Khánh (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1) chiếm trọn vỉa hè để kinh doanh. Ảnh: M.Q
Vỉa hè nhiều nơi ở TPHCM giờ thành chỗ đậu ô tô. Trong ảnh ô tô đậu trên vỉa đường Nguyễn Trãi, Q.1. Ảnh: M.Q
Vỉa hè nhiều nơi ở TPHCM giờ thành chỗ đậu ô tô. Trong ảnh ô tô đậu trên vỉa đường Nguyễn Trãi, Q.1. Ảnh: M.Q
Các sạp mũ bảo hiểm chiếm vỉa hè trên đường Nguyễn Trãi (P.2, Q.5). Tình trạng này diễn ra nhiều năm nhưng không được địa phương xử lý. Ảnh: M.Q
Các sạp mũ bảo hiểm chiếm vỉa hè trên đường Nguyễn Trãi (P.2, Q.5). Tình trạng này diễn ra nhiều năm nhưng không được địa phương xử lý dứt điểm. Ảnh: M.Q
Vỉa hè đường Trần Hưng Đạo (Q.5) trước bệnh viện chấn thương chỉnh hình bị chiếm dụng để mở điểm giữ xe máy. Ảnh: M.Q
Vỉa hè đường Trần Hưng Đạo (Q.5) trước bệnh viện chấn thương chỉnh hình bị chiếm dụng để mở điểm giữ xe máy. Ảnh: M.Q
Vỉa hè đường Trần Hưng Đạo trước bệnh viện chấn thương chỉnh hình trước đây là điểm giữa xe máy nhưng sau đó bị dẹp. Giờ đây trở thành điểm bán hàng ăn trông rất bát nháo. Ảnh: M.Q
Vỉa hè đường Trần Hưng Đạo trước bệnh viện chấn thương chỉnh hình trước đây là điểm giữa xe máy nhưng sau đó bị dẹp. Giờ đây trở thành điểm bán hàng ăn trông rất bát nháo. Ảnh: M.Q
Các quán ăn mọc lên trên vỉa hè đường Nguyễn Thái Bình (Q.1). Ảnh: M.Q
Các quán ăn mọc lên trên vỉa hè đường Nguyễn Thái Bình (Q.1). Ảnh: M.Q
MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Xử lý xe buýt leo vỉa hè, phóng bạt mạng ở Sài Gòn

M.Q |

Chiếc xe buýt di chuyển vào làn đường xe máy rồi leo lên vỉa hè phóng bạt mạng khiến người đi đường hốt hoảng né tránh.

Kỳ cuối: Sài Gòn bao dung

Trần Nam Luân |

Với những “người lạ” đi trên vỉa hè Sài Gòn bằng Google Map như chúng tôi đôi khi gặp những tình huống, sự việc vô cùng… “hại não”. Ngay cả với Dung, người đã qua 4 năm học, 1 năm làm việc ở Sài Gòn mà có những điều thuộc về thành phố này vẫn khiến cô bỡ ngỡ.

Chạm vào Sài Gòn (Kỳ 2): Người Sài Thành “lười biếng”

Trần Nam Luân |

Người Sài Gòn có thể siêng năng ở nhiều việc, nhiều lĩnh vực, nhưng chắc chắn là lười… đi bộ. Tôi ở Sài Gòn 3 tháng và thường xuyên cuốc bộ nên dám khẳng định điều đó. Trên vỉa hè, trong công viên và ngay trên phố đi bộ cũng chủ yếu là khách du lịch “tây” và mấy ông bà trung niên đi dưỡng sinh là chính.

Chạm vào Sài Gòn

Trần Nam Luân |

LTS: Trần Nam Luân - cộng tác viên của Lao Động, một doanh nhân sống ở Hà Nội gửi đến tòa soạn những dòng viết thú vị sau một thời gian ngắn anh sống và làm việc ở TPHCM. Những câu chuyện thực tế cùng cảm nhận dí dỏm, nhẹ nhàng như chỉ mới “chạm khẽ” vào Sài Gòn, song vẫn “nóng” chuyện thời sự của thành phố này.

Xử lý xe buýt leo vỉa hè, phóng bạt mạng ở Sài Gòn

M.Q |

Chiếc xe buýt di chuyển vào làn đường xe máy rồi leo lên vỉa hè phóng bạt mạng khiến người đi đường hốt hoảng né tránh.

Kỳ cuối: Sài Gòn bao dung

Trần Nam Luân |

Với những “người lạ” đi trên vỉa hè Sài Gòn bằng Google Map như chúng tôi đôi khi gặp những tình huống, sự việc vô cùng… “hại não”. Ngay cả với Dung, người đã qua 4 năm học, 1 năm làm việc ở Sài Gòn mà có những điều thuộc về thành phố này vẫn khiến cô bỡ ngỡ.

Chạm vào Sài Gòn (Kỳ 2): Người Sài Thành “lười biếng”

Trần Nam Luân |

Người Sài Gòn có thể siêng năng ở nhiều việc, nhiều lĩnh vực, nhưng chắc chắn là lười… đi bộ. Tôi ở Sài Gòn 3 tháng và thường xuyên cuốc bộ nên dám khẳng định điều đó. Trên vỉa hè, trong công viên và ngay trên phố đi bộ cũng chủ yếu là khách du lịch “tây” và mấy ông bà trung niên đi dưỡng sinh là chính.

Chạm vào Sài Gòn

Trần Nam Luân |

LTS: Trần Nam Luân - cộng tác viên của Lao Động, một doanh nhân sống ở Hà Nội gửi đến tòa soạn những dòng viết thú vị sau một thời gian ngắn anh sống và làm việc ở TPHCM. Những câu chuyện thực tế cùng cảm nhận dí dỏm, nhẹ nhàng như chỉ mới “chạm khẽ” vào Sài Gòn, song vẫn “nóng” chuyện thời sự của thành phố này.