Trong đó, Khoa Quốc tế xét tuyển 750 chỉ tiêu trình độ Đại học chính quy do ĐHQGHN cấp bằng hoặc đồng cấp bằng cho 7 ngành đào tạo chất lượng cao theo 04 nhóm phương thức xét tuyển.
Cụ thể: Xét tuyển theo kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (70% chỉ tiêu); Xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức (15% chỉ tiêu tuyển sinh); Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo theo quy định của Bộ GDĐT và quy định của ĐHQGHN (2% chỉ tiêu tuyển sinh); Xét tuyển theo phương thức khác (13% chỉ tiêu tuyển sinh).
Đối với phương án tuyển sinh dựa vào kết quả kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2021: Xét tuyển không giới hạn nguyện vọng.
Thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) bằng kết quả kì thi tốt nghiệp THPT được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng vào các ngành đào tạo phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Tuy nhiên, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển theo thang điểm 30 cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có), có áp dụng điều kiện phụ: Điểm môn chính nhân hệ số 2. Ngoài ra, thí sinh cần đáp ứng điều kiện phụ là điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ đạt tối thiểu 5 điểm tính theo thang điểm 10 (trừ đối tượng được miễn thi môn này).
Năm 2020, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào căn cứ trên kết quả thi THPT quốc gia của Khoa Quốc tế là 17 điểm cho ngành Kinh doanh quốc tế và 16 điểm cho các ngành còn lại (theo thang điểm 30).
Xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức, thí sinh có kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức năm 2021, đạt điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định và hướng dẫn cụ thể của ĐHQGHN. Chỉ tiêu xét tuyển cho Phương thức này chiếm 15% chỉ tiêu xét tuyển.
Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo theo quy định của Bộ GDĐT và quy định của ĐHQGHN.