4 mẹo giúp dân văn phòng không bị tê bì chân tay khi làm việc

Minh Trí (THEO HEATHLINE) |

Tê bì chân tay là triệu chứng rất phổ biến có thể ảnh hưởng tới hầu hết mọi người, đặc biệt là dân văn phòng khi phải ngồi làm việc lâu trong một tư thế nhất định.

Hầu hết các trường hợp bị tê bì chân tay đều không nghiêm trọng. Một số giải pháp đơn giản bạn có thể thực hiện giúp cải thiện triệu chứng tê bì. Từ đó làm giảm mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

Tê chân tay tuy không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng làm giảm hiệu quả và năng suất làm việc. Ảnh: Heathline
Tê chân tay tuy không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng làm giảm hiệu quả và năng suất làm việc. Ảnh: Heathline
Chườm nóng

Chườm nóng là một trong những cách chữa tê bì chân tay tại nhà rất dễ thực hiện. Đặc biệt là có khả năng mang đến hiệu quả tức thì. Giải pháp này có thể mang lại kết quả tốt nhờ vào cơ chế tăng cường tuần hoàn máu.

Bạn cần chuẩn bị 1 túi chườm ấm có nhiệt độ khoảng 60 – 70°C. Sau đó áp trực tiếp lên vùng chân tay có cảm giác tê bì. Trường hợp không có túi chườm ấm để sử dụng thì bạn có thể chuẩn bị chai nước ấm để thay thế. Chỉ cần lăn qua lăn lại lên tay chân khoảng 15 – 20 phút là cũng có thể cải thiện rất tốt triệu chứng.

Tắm nước ấm

Ngoài cách chườm nóng thì tắm nước ấm cũng có thể giúp cải thiện tình trạng tê bì chân tay khá hiệu quả. Nhiệt độ ấm từ nước tắm có tác dụng thư giãn gân cơ và cải thiện tuần hoàn máu. Bạn có thể thêm 1 chút tinh dầu thảo dược vào trong bồn nước tắm. Điều này giúp tăng tác dụng thư giãn và chăm sóc tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ.

Bạn cần điều chỉnh nhiệt độ của nước tắm cho phù hợp. Tuyệt đối không được tắm nước quá nóng bởi nhiệt độ cao có thể gây bỏng hoặc làm mất lớp màng lipid bảo vệ da. Sau khi tắm nước ấm nên sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh da bị khô ráp.

Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt là giải pháp trị tê chân tay có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Giải pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và thúc đẩy hoạt động của các tế bào hạch bạch huyết. Người bị tê bì chân tay sẽ cảm thấy thư giãn, giảm co cứng gân cơ và dây thần kinh.

Bài tập phổ biến nhất là xoa 2 lòng bàn tay vào với nhau cho nóng lên. Sau đó xoa bóp lên toàn bộ vùng tay và chân bị tê bì. Để nâng cao hiệu quả, trước khi xoa bóp hãy xoa lên da 1 chút tinh dầu. Có thể sử dụng tinh dầu tràm trà, sả, bạc hà hay oải hương đều được.

Điều chỉnh tư thế

Trong rất nhiều trường hợp, tê bì chân tay đến từ chính các tư thế xấu hằng ngày. Điển hình như ngồi xổm, bắt chéo chân hay nằm dằn lên cánh tay. Duy trì tư thế xấu có thể khiến cho mạch máu và các rễ dây thần kinh bị đè nén. Từ đó làm giảm tuần hoàn máu tới các chi, gây ra đau nhức, co cứng và tê bì. Nhiều trường hợp còn làm giảm khả năng vận động.

Cần sớm điều chỉnh tư thế và tránh thực hành các tư thế xấu trong cuộc sống thường ngày. Khi nằm cần tránh kê tay dưới đầu, trên trán hay nằm đè lên tay. Khi ngồi cần giữ cột sống lưng được thẳng. Tránh tình trạng ngồi xổm hay ngồi bắt chéo chân. Thỉnh thoảng nên thay đổi tư thế, tránh duy trì tư thế tĩnh quá lâu.

Minh Trí (THEO HEATHLINE)
TIN LIÊN QUAN

Hội chẩn trực tuyến cứu người bệnh viêm phúc mạc do vỡ ruột non

Hà Lê |

Thông qua hệ thống y tế từ xa Telemedicine, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) tiến hành hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái và tư vấn phẫu thuật cấp cứu thành công nam bệnh nhân N.X.H bị viêm phúc mạc do gặp tai nạn xe ô tô.

Nam thanh niên suýt mù vì mảnh kim loại bay vào mắt

Hà Lê |

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhân người bệnh B.X.H, sinh năm 1990 ở Đoan Hùng – Phú Thọ. Người bệnh vào viện trong tình trạng mắt trái đau nhức, nhìn mờ.

Phẫu thuật nối ghép thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn máy cuốn

HOÀNG HẢI |

Một người dân ở Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị đứt lìa cánh tay do tai nạn lao động vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh phẫu thuật nối ghép thành công.

Phẫu thuật nội soi cứu bệnh nhi thoát vị hoành bẩm sinh

Hà Lê |

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp bệnh nhi B.V.D bị thoát vị hoành bẩm sinh. Qua khai thác bệnh sử được biết, khi siêu âm trước sinh thai nhi tuần thứ 37 phát hiện ruột chui lên ngực nên thai phụ được chuyển lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương để mổ đẻ. Sau sinh, cháu được chuyển sang Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để tiến hành phẫu thuật.

Phẫu thuật cho trẻ sinh non, nhẹ cân bị thoát vị bẹn nghẹt

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi 41 ngày tuổi bị thoát bị bẹn nghẹt. Điều đáng nói là bệnh nhi này có tiền sử đẻ non 35 tuần tuổi, nhập viện lúc 41 ngày tuổi những chỉ nặng có 3,2kg.

Hội chẩn trực tuyến cứu người bệnh viêm phúc mạc do vỡ ruột non

Hà Lê |

Thông qua hệ thống y tế từ xa Telemedicine, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) tiến hành hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái và tư vấn phẫu thuật cấp cứu thành công nam bệnh nhân N.X.H bị viêm phúc mạc do gặp tai nạn xe ô tô.

Nam thanh niên suýt mù vì mảnh kim loại bay vào mắt

Hà Lê |

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhân người bệnh B.X.H, sinh năm 1990 ở Đoan Hùng – Phú Thọ. Người bệnh vào viện trong tình trạng mắt trái đau nhức, nhìn mờ.

Phẫu thuật nối ghép thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn máy cuốn

HOÀNG HẢI |

Một người dân ở Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị đứt lìa cánh tay do tai nạn lao động vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh phẫu thuật nối ghép thành công.

Phẫu thuật nội soi cứu bệnh nhi thoát vị hoành bẩm sinh

Hà Lê |

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp bệnh nhi B.V.D bị thoát vị hoành bẩm sinh. Qua khai thác bệnh sử được biết, khi siêu âm trước sinh thai nhi tuần thứ 37 phát hiện ruột chui lên ngực nên thai phụ được chuyển lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương để mổ đẻ. Sau sinh, cháu được chuyển sang Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để tiến hành phẫu thuật.

Phẫu thuật cho trẻ sinh non, nhẹ cân bị thoát vị bẹn nghẹt

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi 41 ngày tuổi bị thoát bị bẹn nghẹt. Điều đáng nói là bệnh nhi này có tiền sử đẻ non 35 tuần tuổi, nhập viện lúc 41 ngày tuổi những chỉ nặng có 3,2kg.