Cách dự phòng hít sặc ở người cao tuổi

Thanh Thanh |

Hít sặc là nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng viêm phổi hít nặng và tử vong ở người cao tuổi. Do đó, dự phòng hít sặc trong chăm sóc nhóm đối tượng này là điều cần thiết.

Theo đó, ThS. Nguyễn Thị Tiến - Phụ trách phòng Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Thống Nhất TPHCM đã chia sẻ về cách dự phòng hít sặc và những quy tắc trong việc chăm sóc với người bệnh có rối loạn nuốt, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Dự phòng hít sặc:

Ngồi khi ăn, không được nằm khi ăn hoặc uống bất cứ loại.

Ăn miếng nhỏ, gập cổ khi nuốt, không được ngửa cổ.

Không xem tivi, đọc báo… làm mất tập trung khi đang ăn.

Không nói chuyện, nhất là không được cười nói khi nhai.

Tránh dùng các thuốc an thần, gây ngủ ngoài chỉ định.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh viêm phổi hít.

Quy tắc chăm sóc:

Chỉ ăn uống khi tỉnh táo; Ăn, uống chậm, từng muỗng, từng ngụm nhỏ.

Để thức ăn phía bên môi và lưỡi mạnh (bên yếu thức ăn bị chảy ra ngoài).

Nhắc người bệnh nuốt bằng lời nói hoặc bằng động tác sờ vào 2 bên má.

Dùng tay hỗ trợ môi, hàm, cằm của người bệnh nếu người bệnh khó mở miệng.

Không nói khi đang nhai và nuốt.

Nhắc người bệnh nuốt nước bọt hoặc nhổ ra.

Nuốt 2-3 lần cho hết trước khi ăn, uống muỗng tiếp theo.

Khi ăn canh, phở thì ăn riêng phần nước với phần cái

Đủ ánh sáng; tránh các yếu tố gây xao lãng như tivi, radio và đông người.

Cần động viên, khuyến khích, kiên nhẫn và giữ bầu không khí thoải mái, vui vẻ.

Cần vệ sinh miệng cho người bệnh sau khi ăn.

Không sử dụng mật ong vì dễ gây sâu răng và phát triển vi khuẩn.

Không dùng nước súc miệng có cồn vì sẽ làm khô miệng, dễ gây tình trạng viêm và nhiễm trùng cho người bệnh.

Thanh Thanh
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo nguy cơ hít sặc ở người cao tuổi

Thanh Chân |

Hít sặc là một tình huống khẩn cấp có thể đe dọa tính mạng khi dị vật rơi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn. Không những vậy, hít sặc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nguy hiểm hơn đối với người cao tuổi.

52 cơ sở khám, chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi tại TPHCM

THIÊN MINH |

Sở Y tế Thành phố chính thức kích hoạt lại việc khám chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính với 52 cơ sở đầu tiên.

Chăm sóc và phòng ngừa tổn thương tì đè ở người cao tuổi

Tâm An |

Người cao tuổi khi mắc các bệnh lý tai biến, liệt hoặc sau các phẫu thuật lớn như phẫu thuật gãy cổ xương đùi, đặt stent…thường phải nằm lâu, không được xoay trở nên dễ xuất hiện các vết loét tì đè. Tùy vào mức độ tổn thương cần có can thiệp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Người cao tuổi tập luyện thế nào để tăng sức đề kháng

A.N |

TS.BS Thân Hà Ngọc Thể (Trưởng Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) đã có những lời khuyên về chế độ tập luyện đối với người cao tuổi giúp tăng cường sức đề kháng, nhất là trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới.

Cảnh báo nguy cơ hít sặc ở người cao tuổi

Thanh Chân |

Hít sặc là một tình huống khẩn cấp có thể đe dọa tính mạng khi dị vật rơi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn. Không những vậy, hít sặc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nguy hiểm hơn đối với người cao tuổi.

52 cơ sở khám, chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi tại TPHCM

THIÊN MINH |

Sở Y tế Thành phố chính thức kích hoạt lại việc khám chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính với 52 cơ sở đầu tiên.

Chăm sóc và phòng ngừa tổn thương tì đè ở người cao tuổi

Tâm An |

Người cao tuổi khi mắc các bệnh lý tai biến, liệt hoặc sau các phẫu thuật lớn như phẫu thuật gãy cổ xương đùi, đặt stent…thường phải nằm lâu, không được xoay trở nên dễ xuất hiện các vết loét tì đè. Tùy vào mức độ tổn thương cần có can thiệp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Người cao tuổi tập luyện thế nào để tăng sức đề kháng

A.N |

TS.BS Thân Hà Ngọc Thể (Trưởng Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) đã có những lời khuyên về chế độ tập luyện đối với người cao tuổi giúp tăng cường sức đề kháng, nhất là trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới.