Trong nhiều trường hợp, chỉ số huyết áp thấp không đáng lo ngại. Tuy nhiên, huyết áp giảm rất thấp có thể khiến các cơ quan của cơ thể có nguy cơ không nhận đủ máu, dẫn đến sốc.
Huyết áp được cho là thấp khi chỉ số thu được dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.
Biểu hiện của huyết áp thấp có thể bao gồm: mệt mỏi kéo dài, chóng mặt hoặc lâng lâng; khó tập trung; suy giảm trí nhớ; ngất xỉu; buồn nôn; mất nước; mờ mắt; da nhợt nhạt, thở nhanh...
Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây ra tai biến và nhồi máu cơ tim. Khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, chức năng hệ thống thần kinh sẽ suy giảm, đồng thời cơ thể không điều chỉnh kịp thời để cung cấp dinh dưỡng đến các cơ quan như não, tim, thận,...gây tổn thương đến những cơ quan này.
Người thường xuyên bị hạ huyết áp nên khám bác sĩ để nhận tư vấn về cách điều trị cũng như thay đổi lối sống. Đồng thời, mỗi người cũng nên duy trì thói quen uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày dù không khát. Đặc biệt, hạn chế sử dụng rượu, bia. Tập luyện thể dục, thể thao hiệu quả, phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi để duy trì lưu thông máu trong cơ thể.
Nếu chẳng may bị hạ huyết áp, người bệnh có thể uống các loại nước như trà gừng, trà đặc, nước lọc... giúp kích thích nhịp tim, tạm thời nâng chỉ số huyết áp lên. Bên cạnh đó, bổ sung thêm các dưỡng chất như vitamin B12, axit Folic và sắt.