Thai chậm tăng trưởng và nỗi lo của nhiều sản phụ

Nguyễn Ly |

Trong quá trình mang thai, những em bé được chẩn đoán chậm tăng trưởng trong tử cung khá phổ biến. Chính vì vậy, việc khám định kì suốt quá trình mang thai rất quan trọng, đảm bảo phát triển ổn định cho em bé.

Nỗi lo về cân nặng của thai nhi đối với sản phụ

“Thai chậm tăng trưởng”, “thai suy dinh dưỡng”, “thai nhỏ”, là những cụm từ khiến nhiều sản phụ lo lắng sau khi đi khám thai định kì.

Dưới góc độ y khoa, BS.CKI Nguyễn Lệ Quyên – Bệnh viện Từ Dũ TPHCM cho biết, khi khám thai hầu hết sản phụ đều quan tâm đến cân nặng của thai nhi, trong ngôn ngữ chuyên ngành thường gọi là “thai giới hạn tăng trưởng” và “thai chậm tăng trưởng”. Hiện nay khi đi khám thai, bác sĩ sẽ siêu âm, đánh giá theo mức độ tăng trưởng cân nặng của mẹ, thay đổi kích thước vòng bụng, bề cao tử cung có tăng dần đúng với tuổi thai hay không.

Ví dụ, với trường hợp thai ở 38 tuần, khi bác sĩ tư vấn thai nhi ở bách phân vị 50 (tức là trong 100 đứa trẻ bằng tuổi thai, thì em bé 38 tuần này đang ở thứ 50 trở lên). Mốc so sánh này đang so sánh với chuẩn quốc tế, không phải chuẩn Việt Nam nên khi thấy chân hoặc đùi của thai hơn ngắn so với nước ngoài, sản phụ cảm thấy lo lắng. Nhưng có một điểm chung thống nhất là cân nặng của em bé hoặc chu vi vòng bụng của sản phụ có bách phân vị dưới 10 thì được chẩn đoán thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung, lúc này em bé phải được theo dõi sát hơn.

Cũng theo bác sĩ Lệ Quyên, hiện nay có hai chẩn đoán là thai giới hạn tăng trưởng hay thai nhỏ hơn so với tuổi thai. Lúc này các bác sĩ thăm khám rất kĩ, đánh giá những yếu tố nguy cơ của mẹ và bé xem là bé có thực sự thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung hay không.

Tình trạng thai giới hạn tăng trưởng xảy ra ở 3 tam cá nguyệt (tam cá nguyệt đầu, giữa và cuối). Đây là tốc độ tăng trưởng theo tuổi thai. Mỗi một em bé trong bụng mẹ có biểu đồ tăng trưởng cố định của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra, căn cứ vào biểu đồ đó sẽ đánh giá tốc độ tăng trưởng của em bé. Có nhiều trường hợp bách phân vị dưới 10 hoặc dưới bách phân vị thứ 3, bác sĩ sẽ đánh giá trên nhiều yếu tố khác.

Nguyên nhân dẫn đến thai nhi chậm tăng trưởng

Một tâm lý thường phổ biến của các sản phụ khi biết con chậm tăng trưởng trong thời kì mang thai, đều tự trách mình ăn uống chưa đủ chất dinh dưỡng khiến thai nhi chậm tăng trưởng. Tuy nhiên, nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nhiều yếu tố. Nguyên nhân có thể do sản phụ mắc một số bệnh lý nội khoa như tăng huyết áp, đái tháo đường, thiếu máu, suy thận mạn. Một số trường hợp mẹ quá gầy, ăn uống thiếu thốn hoặc hút thuốc lá, nghiện rượu bia hay ma tuý.

Cũng theo bác sĩ Lệ Quyên, còn xét dưới yếu tố nguy cơ từ con, với những sản phụ song thai hay tam thai, nhiễm trùng bào thai cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản phụ và cả em bé. Nguy cơ lớn nhất mà các bác sĩ lo sợ là thai mất trong bụng mẹ. Tình trạng kiệt quệ nguồn dinh dưỡng nuôi thai có thể vượt quá khả năng chịu đựng của thai và do đó bác sĩ có thể cho bạn sinh sớm hơn dự định. Những em bé quá nhỏ hay quá non tháng có thể cần phải được bác sĩ nhi sơ sinh chăm sóc tích cực và có thể gặp nhiều vấn đề như: Hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, nhiễm trùng sơ sinh, vàng da, suy hô hấp, tổn thương thần kinh…

“Siêu âm là giải pháp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát hiện sớm tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Chính vì thế, các mẹ bầu cần phải khám thai định kỳ và thường xuyên theo đúng lịch chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, để xác định chính xác tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng không chỉ cần siêu âm, mà cần đánh giá các chỉ số khác bao gồm: Siêu âm doppler động mạch rốn, doppler động mạch não giữa, động mạch tử cung,... Các chỉ số phải được đo chính xác và phân tích cụ thể, so sánh để đưa ra kết quả chuẩn nhất. Từ đó mới xác định được nguyên nhân thai nhi chậm phát triển và có hướng khắc phục đúng đắn”, bác sĩ Lệ Quyên nhấn mạnh.

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Sản phụ nặng 130kg, bị rau cài răng lược vượt cạn thành công

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã mổ lấy thai thành công cho sản phụ mang thai 37 tuần, nặng 130kg với bệnh lý phức tạp.

Những triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai

NGUYỄN LY |

Trào ngược acid là tình trạng acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Đối với phụ nữ mang thai, trào ngược acid thường biến mất sau khi đứa bé chào đời.

Thai phụ ăn gì tránh tăng cân, con vẫn khỏe?

HƯƠNG SƠN (THEO EAT THIS NOT THAT) |

Trong suốt quá trình mang thai, việc ăn uống cân đối và lành mạnh rất quan trọng để thai phụ duy trì sức khỏe, giảm nguy cơ tăng cân quá mức. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn cho thai phụ để giữ cho mình và thai nhi khỏe mạnh.

Cảnh báo về huyết khối tĩnh mạch, sát thủ thầm lặng ở thai phụ

Thanh Thanh |

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được xem là sát thủ thầm lặng, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Nhiều trường hợp thai phụ có huyết khối tĩnh mạch mà không có biểu hiện trên lâm sàng, khó phát hiện làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi trước trong và sau sinh.

Sản phụ nặng 130kg, bị rau cài răng lược vượt cạn thành công

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã mổ lấy thai thành công cho sản phụ mang thai 37 tuần, nặng 130kg với bệnh lý phức tạp.

Những triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai

NGUYỄN LY |

Trào ngược acid là tình trạng acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Đối với phụ nữ mang thai, trào ngược acid thường biến mất sau khi đứa bé chào đời.

Thai phụ ăn gì tránh tăng cân, con vẫn khỏe?

HƯƠNG SƠN (THEO EAT THIS NOT THAT) |

Trong suốt quá trình mang thai, việc ăn uống cân đối và lành mạnh rất quan trọng để thai phụ duy trì sức khỏe, giảm nguy cơ tăng cân quá mức. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn cho thai phụ để giữ cho mình và thai nhi khỏe mạnh.

Cảnh báo về huyết khối tĩnh mạch, sát thủ thầm lặng ở thai phụ

Thanh Thanh |

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được xem là sát thủ thầm lặng, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Nhiều trường hợp thai phụ có huyết khối tĩnh mạch mà không có biểu hiện trên lâm sàng, khó phát hiện làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi trước trong và sau sinh.