Cứu sống bệnh nhi hen phế quản cơn nặng nguy kịch

Thanh Thanh |

TPHCM - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng khó thở tím tái và được chẩn đoán hen phế quản cơn nặng nguy kịch. Trẻ được điều trị cắt cơn hen tích cực với thở ôxy qua mask có túi dự trữ.

Vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) đã cấp cứu thành công bệnh nhi Đ.T.B.T (8 tuổi, nữ, Long An) bị hen phế quản cơn nặng nguy kịch. Trẻ nhập viện trong tình trạng khó thở tím tái. 2 ngày trước đó, trẻ sốt nhẹ, ho sổ mũi, khò khè, khó thở mệt. Trẻ được điều trị tại bệnh viện địa phương, sau đó được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố do các triệu chứng không giảm.

Tại đây, các bác sĩ ghi nhận trẻ tím tái, biểu hiện rối loạn tri giác lơ mơ do thiếu ôxy máu nặng, độ bão hòa ôxy trong máu (SpO2) chỉ 80% (bình thường 96 - 98%), khó thở, co kéo lồng ngực, đường thở của trẻ bị co thắt nặng.

Xét nghiệm khí máu động mạch cho thấy, tình trạng toan hô hấp nặng, ứ CO2 trong máu, chỉ số pH 6,9 (bình thường pH máu 7,35 - 7,45, PaCO2 110 mmHg (bình thường PaCO2 35-45 mmHg). X-quang phổi có tình trạng ứ khí 2 phế trường.

Trẻ được chẩn đoán hen phế quản cơn nặng nguy kịch và được điều trị cắt cơn hen tích cực với thở ôxy qua mask có túi dự trữ, khí dung thuốc giãn phế quản salbutamol, ipratropium 3 lần liên tiếp cách mỗi 20 phút, corticoid tiêm tĩnh mạch và khí dung, tiêm adrenalin dưới da để có tác dụng dãn phế quản tức thời, sau đó truyền tĩnh mạch MgSO4.

Tuy nhiên, tình trạng trẻ diễn tiến vẫn còn nặng nên được tiếp tục điều trị bằng khí dung salbutamol, ipratropium, corticoid đường toàn thân và truyền tĩnh mạch liên tục thuốc diaphyllin, dịch truyền điều chỉnh điện giải.

Sau gần 3 ngày điều trị, tình trạng trẻ cải thiện, bớt khó thở, ăn uống được và được tiếp tục theo dõi, điều trị tại khoa Hô hấp. Khai thác tiền sử bệnh, trẻ bị khò khè nhiều lần và được chẩn đoán hen phế quản từ lúc 4 tuổi nhưng không được quản lý phòng ngừa hen phế quản tại địa phương.

Qua trường hợp này, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố - đưa ra lưu ý đến phụ huynh có trẻ bị hen suyễn cần tránh tuyệt đối các yếu tố gây khởi phát cơn hen suyễn như khói thuốc lá; bụi nhà; thuốc xịt phòng, dầu thơm, thuốc xịt diệt côn trùng, mùi sơn nhà mới…; chó, mèo; thú nhồi bông; drap giường, chăn mền lông.

Cùng với đó, phụ huynh đưa trẻ tái khám theo hẹn, tuân thủ phòng ngừa cơn hen suyễn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thanh Thanh
TIN LIÊN QUAN

Cấp cứu cứu sống bệnh nhân COVID-19 chảy máu do rò đại tràng sau mổ

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa mổ cấp cứu kịp thời, cứu sống nam bệnh nhân 46 tuổi mắc COVID-19 nguy kịch, chảy máu dữ dội qua vết mổ thành bụng sau mổ đại tràng.

Sàng lọc ung thư vú miễn phí cho 1.000 phụ nữ đã sinh con tại TPHCM

Thiên Minh |

Cuối tháng 5 tới đây, chương trình “Tôn tạo và bảo vệ vòng 1 yêu thương” sẽ tổ chức sàng lọc ung thư vú miễn phí cho 1.000 phụ nữ đã sinh con tại TPHCM.

Cách phục hồi hư tổn cho làn da cháy nắng

Minh Anh |

Bị cháy nắng gây xạm, đen da, thậm chí làm bỏng rát, nám da. Tham khảo các cách phụ hồi làn da cháy nắng đơn giản và hiệu quả

Cứu sống bệnh nhi sốc phản vệ do uống Paracetamol

Hà Lê |

Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc) vừa cấp cứu thành công cứu sống kịp thời một bệnh nhi bị sốc phản vệ nặng do uống Paracetamol ở nhà.

Cấp cứu cứu sống bệnh nhân COVID-19 chảy máu do rò đại tràng sau mổ

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa mổ cấp cứu kịp thời, cứu sống nam bệnh nhân 46 tuổi mắc COVID-19 nguy kịch, chảy máu dữ dội qua vết mổ thành bụng sau mổ đại tràng.

Sàng lọc ung thư vú miễn phí cho 1.000 phụ nữ đã sinh con tại TPHCM

Thiên Minh |

Cuối tháng 5 tới đây, chương trình “Tôn tạo và bảo vệ vòng 1 yêu thương” sẽ tổ chức sàng lọc ung thư vú miễn phí cho 1.000 phụ nữ đã sinh con tại TPHCM.

Cách phục hồi hư tổn cho làn da cháy nắng

Minh Anh |

Bị cháy nắng gây xạm, đen da, thậm chí làm bỏng rát, nám da. Tham khảo các cách phụ hồi làn da cháy nắng đơn giản và hiệu quả

Cứu sống bệnh nhi sốc phản vệ do uống Paracetamol

Hà Lê |

Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc) vừa cấp cứu thành công cứu sống kịp thời một bệnh nhi bị sốc phản vệ nặng do uống Paracetamol ở nhà.